Kinh tế xanh – cơ sở khoa học đểphát triển bềnvững cho thành phố Hạ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu cơ sở KHOA học và đề XUẤT bộ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN bền VỮNG CHO THÀNH PHỐ hạ LONG, TỈNH QUẢNG NINH TRONG bối CẢNH BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 67 - 87)

Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trong nhiều năm, kinh tế thành phố Hạ Long luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - du lịch và dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng : 54,7%, ngành dịch vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến năm 2010, duy trì với tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây dựng chiếm 54,8%, dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1%. Đưa tỷ trọng bình quân giai đoạn (2006 - 2010) là ngành công nghiệp và xây dựng: 55,14%, ngành dịch vụ và dụ lịch: 43,7%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,16%.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thành phố Hạ Long đang phải đối mặt với những khó khăn nội tại của mình mà nếu không giải quyết về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thành phố, đó là:

- Xuất phát điểm của nền kinh tế chưa cao, tích luỹ thấp, dây chuyền công nghệ trong các ngành công nghiệp còn nhiều mặt lạc hậu, chưa đổi mới dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng chênh

lệch về thu nhập giữa người giầu và người nghèo trên địa bàn thành phố. Nếu năm 2010 mức độ chênh lệch giàu nghèo là khoảng 3,7 lần, liên tục tăng trong các năm và đến năm 2010 tỉ lệ này là khoảng 8,2 lần [5]. Sự cách biệt giàu nghèo luôn là nguyên nhân dẫn đến các hành vi và hoạt động làm suy thoái môi trường, vì theo tính toán thì mức tiêu dùng cao của những người giàu tỷ lệ thuận với mức phá hoại môi trường. Còn đối với người nghèo thì phải tìm mọi cách để khai thác tài nguyên phục vụ cho sinh kế.

56

- Tỉ trọng ngành công nghiệp tương đối cao. Tuy nhiên, cơ cấu của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản với các nguồn tài nguyên không tái tạo được như than đá, đá vôi, cao lanh, đất sét... là chủ yếu. Trong quá trình khai thác các khoáng sản không tái tạo được đã làm biến dạng địa hình và ô nhiễm môi trường tại một số khu vực thuộc thành phố Hạ Long như phường Hà Tu, Hà Lầm, Hà Khánh. Về lâu dài, khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt, các mỏ buộc phải đóng cửa sẽ đẩy một số lượng lớn các công nhân vào tình trạng thất nghiệp gây áp lực lớn trong việc bố trí việc làm.

- Thành phố Hạ Long có di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hoá, song các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, hệ số ngày lưu giữ du khách đến Hạ Long còn thấp chưa tương xứng với trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế

- Hạ Long có khu vực nước sâu là Cái Lân tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đóng tàu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này phát sinh dầu mỡ, chất thải rắn có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường nước biển của vịnh Hạ Long.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven bờ thành phố Hạ Long có tác dụng duy trì và nuôi sống các động thực vật nước mặn ven biển, điều hòa khí hậu, bảo vệ chống xói mòn bờ biển và làm sạch nước biển. Cùng với sự phát triển đô thị hóa, tình trạng đổ thải, xây dựng cảng bến vận chuyển than và phong trào làm đầm nuôi thủy sản ở khu vực ven bờ vịnh Hạ Long nên thảm thực vật ngập mặn ở đây đã suy giảm đáng kể. Tại các phường Cao Xanh, Hà Khánh, Hồng Hải, Tuần Châu (Tp. Hạ Long) diện tích rừng ngập mặn gần như đã bị mất hoàn toàn. Khu vực phường Tuần Châu, có 30 ha rừng ngập mặn được trồng mới vào năm 2001 từ dự án trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm hoạ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức nhưng đến nay đã bị tàn phá nghiêm trọng. Tại phường Hà Phong (Tp. Hạ Long), diện tích RNM trồng mới là 20ha nhưng hiện nay cũng chỉ còn 5ha. Ở xã Đại Yên, tổng số rừng trồng mới là 45ha nhưng diện tích hiện còn lại là 15 ha. Khu vực Tuần Châu hiện nay do hoạt động xây dựng không theo quy hoạch bảo tồn nên thảm thực vật ngập mặn ở đây còn rất ít thay thế vào đó là bãi san lấp để xây dựng. Khu vực Hoành Bồ

57

do hoạt động xây dựng nhà máy xi măng cùng hoạt động vận chuyển xi măng ở khu vực Vịnh Cái Lân nên hiện nay diện tích thảm thực vật ngập mặn ở đây bị thu hẹp đáng kể. Thảm thực vật ở đây chỉ còn lại quần xã Đước vòi phân bố ven bờ phía Hoành Bồ và trên gồ đất cao trên bãi triều với diện tích khoảng 60 ha. Hệ quả kéo theo của việc mất rừng ngập mặn là giảm đa dạng và năng suất sinh học. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, cứ mỗi ha rừng ngập mặn mất đi thì sản lượng cá giảm 180 kg/năm, còn theo tính toán của các nhà khoa học nước ngoài thì con số ấy lớn hơn nhiều, chỉ tính tác dụng lọc chất thải, nước thải thì mỗi 1ha rừng ngập mặn mất đi, tương đương với giá trị khoảng 30.000 USD. Sự suy giảm về rừng ngập mặn diễn ra đồng thời với việc môi trường biển của Vịnh Hạ Long ngày càng bị đe dọa [13].

- Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố phát triển có tác dụng tăng cường lưu thông nhưng đồng thời cũng làm phát sinh bụi ảnh hưởng tới các khu dân cư ven đường. Ngoài ra, việc phát triển giao thông đường biển cũng làm gia tăng ô nhiễm dầu tại khu vực biển vịnh Hạ Long.

- Là thành phố có nguồn nước mặt rất hạn chế, không có hệ thống sông lớn nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100m3/s, không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về mùa khô nên nguồn vốn đầu tư vào ngành nước hàng năm để phục vụ nước sạch cho các hộ trong địa bàn thành phố là khá lớn; trong 5 năm giai đoạn (2006-2010) là 182.727 triệu đồng. Việc này tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước sạch cho người dân khi thành phố không đủ kinh phí để đầu tư cho cung cấp nước sạch.

- Mặc dù đã được đầu tư hệ thống xử lý và thoát nước thải nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện nay các nhà máy xử lý nước thải hầu hết đã quá tải, nước thải không được xử lý xả thẳng ra biển làm ô nhiễm môi trường nước vịnh Hạ Long.

- Hệ thống thu gom chất thải rắn chưa đáp ứng được nhu cầu vẫn còn một khối lượng khá lớn rác thải không được thu gom, mà được đốt hay chôn lấp trong khu dân cư hay đổ xuống biển và kênh rạch gây ô nhiễm môi trường. Đối với chất thải độc hại của các cơ sở y tế: 3 trong số 4 bệnh viện cấp tỉnh có lò đốt rác, một bệnh

58

viện không có lò đốt rác đúng quy cách; các trạm xá và các cơ sở y tế tư nhân không có là đốt.

Ngoài ra, do là thành phố ven biển nên Hạ Long cũng đồng thời chịu tác động của những thách thức mang tính chất toàn cầu, cụ thể như sau:

- Biến đổi khí hậu toàn cầu:

+ Những nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu có ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Theo dự báo của IPCC nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 sẽ tăng khoảng 1 - 3,5oC và năm 2100 sẽ là năm nóng nhất trong 10.000 năm qua. Mực nước biển sẽ tăng khoảng 70 -100 cm/100 năm, sẽ dẫn đến việc biến mất hoàn toàn các khu vực rừng ngập mặn tại khu vực Đại Yên và Hoành Bồ.

+ Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến các sông và hồ của thành phố qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước dẫn tới những thay đổi lớn của thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El Nino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho việc phát triển kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh học và số lượng các động thực vật trong hệ sinh thái nước ngọt, làm tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền nhiễm (IPCC, 2001, 2007).

- Biến dạng địa hình: Dải ven biển Nam cầu trắng các bến bãi xuất than, dải ven biển là nơi chứa đựng các mỏ than, bãi thải đất đá với bề mặt địa hình bị thay đổi biến dạng liên tục, nơi đào khoét thành hồ, nơi đổ thải đất đá thành "núi thải" (bãi thải bãi thải Lộ Phong, bãi thải 917)

- Biến động mạng thủy văn: đất đá trôi vùi lấp các dòng chảy, thay đổi bình diện thuỷ văn, lòng suối nâng cao gây ứ tắc, nơi nấp đầy bùn, vùi dập và huỷ diệt thảm thực vật. làm thu nhỏ hệ thống bồn thu nước gây lụt lội vào mùa mưa như ở Hà Tu, Hà Khánh. Độ sâu khai thác lớn làm hạ thấp mực nước thuỷ văn gây ra tình trạng khô cạn nguồn nước ở một số nơi như sông Diễn Vọng, hồ Hà Tu, Hà Lầm…

59

- Mất rừng: do khai trường khai thác bao gồm moong khai thác, của lò, sân công nghiệp, bãi thải mỏ, bãi sàng tuyển than, cảng, bến bãi sản xuất than, đường giao thông vận chuyển đất đá và than và khai thác rừng bừa bãi.

- Biến động quá trình ngoại sinh: Khai thác mỏ làm gia tăng quá trình ngoại sinh xâm thực, bóc mòn đổ lở, trượt và bồi tụ lấp biển. Từ năm 1969 đến năm 1985 có nơi đường bờ biển lấn ra 300 - 400m có nơi đến 700m.

- Biến động tài nguyên đất: Công tác khai thác mỏ ảnh hưởng đến tài nguyên đất do thải tan rã đem lại cho đất chủ yếu chất Fe, NH4, SO4, dễ tạo ra vón Laterit làm mất độ màu mỡ của đất, cây trồng phát triển chậm gây khó khăn cho việc trồng rừng và khôi phục rừng.

- Biến động môi trường nước: Mực nước thuỷ tĩnh bị hạ thấp do do khai thác xuống sâu, bơm thoát nước ngầm. Đất cát bùn ở các bãi thải làm lấp các dòng suối phá vỡ mạng thuỷ văn tự nhiên, không chỉ làm mất nguồn cung cấp nước mà còn gây tai biến lũ lụt, lũ đá xói mòn địa hình, làm bạc mầu đất, làm sập lò, moong khai thác, (10-1994) lũ làm gãy cầu Hà Tu. Quá trình khai thác để lại nhiều moong khai thác cũ thành Hồ chúa nước như Hồ Hà Tu với diện tích mặt nước 20ha có cột nước cao 45m. Về mặt cơ học nước trên mặt trong vùng khai thác mỏ đã gây sụt nở, úng lụt, sập lò, lũ đất đá, phá đất mầu, cầu đường là nguồn gây nhiễm bẩn các tầng nước dưới đất, làm đất yếu về kết cấu đất đá, nhất là nước rò thấm theo mặt lớp và mặt khe nứt.

- Ô nhiễm và suy thoái tài nguyên biển:

+ Hệ sinh thái ở các vùng ven biển từ Đại Yên tới khu vực Nam Cầu Trắng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm và suy thoái do san lấp mặt bằng xây dựng khu đô thị, các hoạt động vận chuyển than bằng đường biển.

+ Nước ở vùng ven biển bị ô nhiễm bởi các nguồn từ đất liền, đặc biệt là nước thải từ các nhà hàng khách sạn khu vực Bãi Cháy, Hòn Gai có thể gây ra hiện tượng phù dưỡng. Ngoài ra, nước biển còn có nguy cơ bị ô nhiễm do rò rỉ hoặc tràn dầu từ các tầu thuyền ra vào cảng Cái Lân, các tàu thuyền du lịch vận chuyển khách trên vịnh Hạ Long.

60

Như vậy, đòi hỏi bức thiết lúc này là thành phố phải chuyển đổi mô hình phát triển nếu không muốn tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm và bất ổn xã hội ngày càng ra tăng.

Những khó khăn, thách thức mà thành phố Hạ Long đang gặp phải cũng đồng thời là những vấn đề mà trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam đang phải đối mặt. Vì vậy, từ lâu trên thế giới đã có những thay đổi trong mô hình phát triển và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia để đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, mặc dù đã có các chiến lược, mô hình và chương trình PTBV, qua 20 năm thực hiện, mô hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Trong khoảng 50 năm trở lại đây con người đã thay đổi, phá hủy các hệ sinh thái với tốc độ và mức độ mở rộng nhanh hơn rất nhiều so với những thời kỳ trước đó để đáp ứng nhu cầu về thức ăn nước sạch, gỗ, vải, và năng lượng [15]. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu, lại liên tiếp xảy ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI [21]. Cuộc chiến chống BĐKH còn rất khó khăn diễn ra từ COP17 năm 2007 đến COP18 năm 2011, cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được những cam kết pháp lý để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị định thư Kyoto (KP) đã hết hiệu lực vào năm 2012 (COP18 gia hạn KP đến năm 2020).

Trong bối cảnh đó, ở các nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các dạng thức kinh tế của thế giới cũng đang có xu hướng chuyển dần từ kinh tế “nâu” sang kinh tế xanh. Thuật ngữ “kinh tế xanh”, “tang trưởng xanh”, đã và đang được thừa nhận và phát triển kinh tế xanh đang trở thành mô hình phát triển tiên tiến, được nhiều nước trên thế giới hướng tới tạo thành một trào lưu phát triển vừa để ứng phó với BĐKH vừa PTBV và tạo ra công bằng xã hội.

61

Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển của mình, nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, Tổ chức hợp và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp Châu Âu, Ngân hang thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…, và các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đã triển khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện nay.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), định nghĩa “Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải khí nhà kính (KNK) thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.

Kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế dựa trên PTBV và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Các hoạt động trong nền kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người ( đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất). Ba yêu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.

Trong kinh tế xanh, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng, đổi mới nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Khi mà sinh kế của một bộ phân người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ, phụ thuộc nhiều vào tự nhên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như BĐKH, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp hần cải thiện sự công bằng xã hội và có thể được xem như là một hướng đi đúng đắn để phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh còn là định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu cơ sở KHOA học và đề XUẤT bộ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN bền VỮNG CHO THÀNH PHỐ hạ LONG, TỈNH QUẢNG NINH TRONG bối CẢNH BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 67 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w