Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 40 - 42)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.2.5.Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu quan trọng đó là khoa học – công nghệ.

- Đối với ngành trồng trọt thực hiện áp dụng giống mới trên 90% đảm bảo sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt (không có dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu trong sản phẩm rau, củ, quả).

- Giảm sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học thân thiện với môi trường để nâng cao chất lượng sản phẩm ngành trồng trọt.

- Thực hiện cơ giới hoá ngành trồng trọt ở những khâu lao động nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức người và độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người để nâng cao năng suất lao động. Từ quy hoạch đất đai có thể bố trí được địa bàn cơ giới thực hiện 100% cơ giới hoá khâu làm đất.

- Để nâng cao chất lượng chuyển dịch sản phẩm sản xuất đạt hiệu quả cao phải xuất phát từ giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới. Những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu phải được tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến.

- Đối với ngành chăn nuôi phải đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô công nghiệp, chăn nuôi gia cầm theo quy mô công nghiệp.phát triển nuôi tôm các vùng ngập mặn Từng bước áp dụng tự động hoá trong chăn nuôi, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Cũng như các địa phương có điều kiện sản xuất tương tự như huyện Bình Sơn, giải pháp có tính chất mở đầu cho các giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bình Sơn đó là giải pháp quy hoạch. Đây là giải pháp mở đường cho việc xoá bỏ lề lối làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, tiểu nông để tiến lên sản xuất ở quy mô hàng hoá tập trung. Thực hiện đồn điền đổi thửa,tăng trưởng phát triển mạnh các khu công nghệp xác định ngay diện tích cần chuyển đổi để nâng cao hiệu quả. Đây là cơ sở để áp dụng các giải pháp cơ giới hoá và công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp cũng như các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn huyện.

Giải pháp tiếp theo đó là sự thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở huyện Bình Sơn, đối với trồng trọt, thâm canh tăng vụ, mở rộng sản xuất cây thâm canh có hiệu quả kinh tế cao đó là cơ sở để nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các ngành chăn nuôi phải thực hiện ngay hình thức chăn nuôi trang trại theo quy mô công nghiệp, tập trung. Đó là điều kiện nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi.

Các ngành khác như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ cần chú ý những sản phẩm có tính chất mũi nhọn tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng chuyển dịch trong nội bộ những ngành này.

Giải pháp tiếp theo có tính chất quyết định cho nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bình Sơn đó là nguồn nhân lực. Nhân lực, lực lượng lao động trực tiếp, lực lượng lao động là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật cần phải có kế hoạch đào tạo dài hạn tập trung kết hợp với đào tạo ngắn hạn, tại chức hoặc tập huấn ngắn ngày trước khi triển khai các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nếu các giải pháp trên được thực hiện thì năng suất lúa cả năm của xã sẽ tăng gấp 1,2 lần hiện nay và đạt mức năng suất 15 tấn/ha. Mức thu nhập

bình quân đầu người gấp 1,5 lần so với năm 2010. Cơ cấu của toàn xã theo các ngành sản xuất đạt được: - Nông nghiệp: 40,07%

- CN – TTCN: 30,24% - TM – DV: 29,69%

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 40 - 42)