4. Phạm vi nghiên cứu
3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
kinh tế của huyện Bình Sơn.
Để nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế có rất nhiều giải pháp mang tính tổng hợp. Đề tài này nghiên cứu các giải pháp chủ yếu tác động vào các nhân tố để nâng cao chất lượng chuyển dịch, thể hiện ở các chỉ tiêu:
Cơ cấu các ngành (tỷ trọng các ngành sản xuất chuyển dịch theo hướng tiến bộ).
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thể hiện thời gian thực hiện được một số cơ cấu kinh tế tiến bộ.
Mức áp dụng khoa học công nghệ hiện đại cho sản xuất sản phẩm (cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá công nghệ sinh học)
Chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm: Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thể hiện sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phù hợp với văn minh tiêu dùng của thời đại. Chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hợp lý, thị trường chấp nhận được. Cụ thể sản phẩm có chất lượng sẽ được thị trường chấp nhận và được tiêu thụ nhiều trên thị trường.
Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải hướng tới hiệu quả kinh tế, thực hiện được mức thu nhập kinh tế/ha canh tác cao, mức thu nhập của lao động khi thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện ở năng suất lao động: Số sản phẩm sản xuất bình quân cho một lao động, thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện ở hiệu quả về mặt xã hội: Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động; xoá đói giảm nghèo cho nhân dân mà cụ thể là vùng thụ hưởng nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn thể hiện sự tiến bộ về xã hội nông nghiệp, nông thôn; xoá bỏ được lề thói manh mún, lối suy nghĩ tiểu nông; tiếp cận với sản xuất công nghiệp và làm thay đổi nếp sống lạc hậu; đô thị hoá nông thôn; giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại theo tinh thần Nghị quyết 26 của Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7, khoá X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện ở hiệu quả môi trường. Những nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho môi trường thay đổi theo hướng tích cực: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan môi trường sinh thái sạch sẽ, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của làng quê Việt Nam.
Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải thực hiện được những chỉ tiêu phát triển bền vững. Từ những yêu cầu trên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng tôi đề xuất những giải pháp sau để nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Sơn theo các nhóm giải pháp sau: