PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 49)

PHÁT TRIỂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG

Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương về quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước nói riêng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc điều hành và quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước ở từng địa phương.

Tăng ường phân cấp ngân sách là một hướng đi tất yếu để nâng cao tính năng động, tự chủ và linh hoạt trong quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước nói riêng của các cấp chính quyền địa phương nhằm đáp ứng có hiệu quả của yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Quan điểm chỉ đạo trong phân cấp ở nước ta hiện nay là ngân sách Trung ương luôn giữ vai trò chủ đạo, đồng thời từng bước tăng cường phân cấp ngân sách cho địa phương, phân giao ngân sách cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương thể hiện ở chỗ chính phủ trung ương nắm giữ các nguồn thu quan trọng nhất và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi trọng yếu của quốc gia, đối với lĩnh vực chi, chính phủ quyết định các chế độ, định mức phân bổ và

chi tiêu quan trọng, có ảnh hưởng tới cân đối vĩ mô và công bằng xã hội. Tính tự chủ của ngân sách địa phương được củng cố và tăng cường nhằm đáp ứng một cách chủ động và có hiệu quả các nhiệm vụ của chính quyền địa phương trên cơ sở không ngừng tăng cường năng lực quản lý, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình về tài chính của chính quyền địa phương.

Trên cơ sở phân cấp của chính quyền trung ương cho địa phương, chính quyền cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể thể của địa phương cần phải có định hướng đẩy mạnh phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương.

Trao quyền nhiều hơn cho cấp huyện và cấp xã, vì đây là cấp cơ sở gần dân, sát với dân nhất, trực tiếp cung cấp cho người dân nhiều loại dịch vụ công thiết yếu. Thực tế hiện nay ở nhiều địa phương chưa phân cấp mạnh cho cấp huyện và cấp xã, tỉnh chỉ phân cấp lĩnh vực nào mà luật đưa ra cụ thể, còn những lĩnh vực nào chung chung thì hầu như nhiều địa phương chưa mạnh dạn phân cấp cho cấp huyện và cấp xã.

Thực hiện sự phân tách rõ ràng về nhiệm vụ, thẩm quyền giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tạo sự chủ động , tính độc lập tương đối của ngân sách cấp huyện và cấp xã.

Để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cần trao quyền cho cấp huyện và cấp xã tự chủ quyết định và quản lý nguồn thu. Việc tăng quyền tự chủ về nguồn thu là đòi hỏi khách quan phù hợp với yêu cầu về phân cấp quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng tạo ra nguồn thu tương xứng với nhiệm vụ chi đầu tư rất lớn của các cấp chính quyền địa phương hiện nay. Việc phân cấp chi đầu tư ngân sách phải đi đôi với việc trao cho địa phương quyền kiểm soát cần thiết đối với nguồn thu. Quyền tự chủ về nguồn thu của các cấp địa phương được tăng cường bằng cách cho phép các cấp chính quyền địa phương có quyền nhiều hơn trong việc quyết định và thu các loại phí và lệ phí trong phạm vi của địa phương. Những khoản thu này thường không lớn trong tổng thu ngân sách nên không làm ảnh hưởng đến thu ngân sách của quốc gia nói chung.

Gắn trách nhiệm chi đầu tư ngân sách nhà nước của chính quyền địa phương với quyền hạn trong việc kiểm soát và quản lý chi tiêu của mình, cũng như đảm bảo cho các

địa phương quyền chủ động trong việc quyết định và giám sát quá trình cung cấp các dịch vụ có chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu của địa phương.

Mở rộng quyền tự chủ đối với cấp huyện và cấp xã trong quyết định chi đầu tư, cho phép tự chủ ở một mức độ thích hợp. Việc đưa ra những quyền cho cấp huyện và cấp xã phải phù hợp với chiến lược, chính sách của tỉnh nói riêng và phát triển quốc gia nói chung. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong các quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu thực hiện ở cấp nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả cao nhất. Tránh hiện tượng cùng một nhiệm vụ chi đầu tư được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không rõ ràng về trách nhiệm giải trình và chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền.

Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính các cấp ngân sách ở địa phương. Việc đẩy mạnh phân cấp ngân sách nói chung, phân cấp quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước nói riêng chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn nếu gắn liền với tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp mình. Cần có cơ chế thích hợp để tăng cường tính minh bạch, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo hiệu quả của quản lý chi đầu tư ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò của cơ quan dân cử và kiểm toán nhà nước. Tăng cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên mà trước hết là với Hội đồng nhân dân và nhân dân địa phương. Việc tăng cường trách nhiệm giải trình trong chi đầu tư ngân sách nhà nước là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý chi đầu tư ngân sách ở tất cả các cấp.

Khắc phục tình trạng quản lý ngân sách tùy tiện, kém hiệu quả, tạo sự chênh lệch bất hợp lý giữa các vùng hoặc không phù hợp với các mục tiêu chung của đất nước, chính quyền cấp huyện và cấp xã phải có trách nhiệm giải trình trước chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp tỉnh phải có trách nhiệm giải trình trước Trung ương về việc đã sử dụng nguồn lực tài chính được phân cấp cho những nhiệm vụ chi tiêu nào và hiệu quả ra sao. Điều này được thực hiện thông qua hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương và sự giải trình của địa phương trước trung ương.

Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân cấp. Năng lực quản lý là yếu tố quan trọng để quyết định xem phân cấp đến đâu. Do đó khi quyết định mức độ phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương cần đánh giá năng lực quản lý. Tuy nhiên năng lực được nâng cao từ thực tiễn. Vì vậy chính quyền cấp tỉnh phải đóng vai trò trong việc nâng cao năng lực cán bộ cấp huyện và cấp xã.

Giảm thiểu sự bất bình đẳng tài chính giữa các địa phương trong một tỉnh. Việc giải quyết vấn đề này không thể trong thời gian ngắn vì đó là thực tế khách quan thể hiện qua việc huy động nguồn thu ở các cấp huyện và xã ở trên địa bàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mức sống, khả năng tài chính. Chính vì vậy phân cấp quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước phải từng bước giảm thiểu bất bình đẳng giữa các cấp ở địa phương.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w