HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC FLAVONOID 1 Vai trò của flavonoid đối với cây cỏ 39,

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bán TỔNG hợp và xác ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HOÁ của LUTEOLIN và dẫn XUẤT (Trang 25 - 27)

III.1 Vai trò của flavonoid đối với cây cỏ 39, 40

Các flavonoid đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và tự vệ của cây.

- Trong các phản ứng sinh hóa: Các nhóm phenol của flavonoid có vai trò trong sự hòa tan các chất vì di chuyển dễ dàng qua các màng sinh lý. Một số flavonoid có tác dụng như một chất chống oxy hóa, bảo vệ acid ascorbic, một thành phần quan trọng trong tế bào thực vật. Một số có tác dụng ức chế các enzyme và các chất độc của cây.

- Vai trò ức chế và kích thích sinh trưởng: Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng ức chế và kích thích sinh trưởng cây của flavonoid. Nhóm chức hydroxyl có vai trò quyết định về tác dụng này. Ví dụ: trong cây ổi, các flavonoid có nhóm −OH ở vị trí 4′ làm tăng cường hoạt tính của enzyme trong khi các flavonoid có −OH ở 3′ và 4′lại có tính ức chế. Flavonoid còn tham gia vào sự hô hấp quang hợp.

- Vai trò tạo màu sắc: Flavonoid còn đóng vai trò tạo màu sắc hấp dẫn cho cây, góp phần thúc đẩy sự sinh tồn của cây và phát triển hoa, quả. Sâu bọ, nhờ hệ thống thị giác đặc biệt, chúng rất nhạy cảm đối với màu sắc của cây cỏ. Thực nghiệm cho thấy các loài ong thích màu xanh và màu vàng, các loài bướm thích màu hồng và màu trắng, các loài ruồi thích màu trắng, còn các loài chim sâu lại thích màu đỏ. Trong việc tạo màu, các flavone, flavonol, aurone, chalcone cho màu vàng trong khi các anthocyanin cho các màu hồng, đỏ, tím hoặc xanh thẫm.

- Vai trò một chất bảo vệ cây: Một số flavonoid không màu trong lá đóng vai trò một chất bảo vệ cây, ngăn trở đối với các động vật ăn cỏ. Vị đắng và khó chịu của flavonoid làm cho động vật khi ăn phải mất cảm giác ngon và không thích ăn các loại cây cỏ này. Ngoài ra do khả năng hấp thụ mạnh tia UV mà các flavonoid giúp bảo vệ cây chống lại các tác hại của tia UV, nhiệt độ,…Chúng còn giúp cây chống lại một số vi khuẩn, nấm,…

III.2 Tính chất dược lý của flavonoid

III.2.1 Khả năng kháng oxy hóa của flavonoid 5, 21, 23, 28, 29, 33, 39

Các flavonoid là các chất kháng oxy hóa tự nhiên. Các flavonoid có khả năng bắt các gốc oxy hóa như superoxide anion, các gốc hydroxyl, peroxy. Chúng có thể dập tắt các oxy singlet. Nghiên cứu của Tournaire (1993) kết luận rằng sự có mặt của nhóm catechol ở vòng B cũng như sự hiện diện của hai nhóm hydroxyl là nhân tố chính của flavonoid trong việc dập tắt 1O2. Các nghiên cứu đã chứng tỏ flavonol, flavone cũng như các anthocyanin có hoạt tính kháng oxy hóa chủ yếu dựa trên khả năng bắt gốc oxy.

III.2.2 Tác nhân chống ung thư

Trong chương trình sàng lọc chất tác dụng với khối u đã phát hiện một số flavonoid có tác dụng với một số dạng ung thư. Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO•, ROO•. Các gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh AND thì sẽ gây ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, huỷ hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hoá. Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất Leucocyanidin, Leucopelargonidin và tác dụng kháng HIV của một số dẫn chất thuộc nhóm flavone như chrysin, acacetin 7−O−β−D−galactopyranosid.

III.2.3 Khả năng kháng viêm30, 33

Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc nhóm flavone, flavanone, dihydroflavonol, anthocyanin…đều được chứng minh bằng thực nghiệm do các chất flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostagladin.

Người ta đã sử dụng rutin, citrin, leucodelphinidin, quercetin để điều trị ban đỏ, viêm da, tổn thương da và màng nhày.

III.2.4 Vai trò trong phòng ngừa và điều trị bệnh tim 33

Các flavonoid kháng oxy hóa có mặt trong các loại quả, rau, trà và rượu vang đều có khả năng ức chế sự oxy hóa của LDL (low−density lipoprotein) do khi bị ảnh hưởng tác động LDL sẽ gây ra bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ và các loại thực phẩm giàu flavonoid làm giảm nguy cơ bệnh tim động mạch vành.

III.2.5 Flavonoid ức chế các enzyme30

Một số flavonoid thử nghiệm cho thấy khả năng ức chế các enzyme là chìa khóa cho sự hô hấp của các ty thể, ức chế NADH (Nicotiamide adenine dinucleotide−coenzyme trong cơ thể có mặt ở các phản ứng oxy hóa khử). Một số flavonoid còn có khả năng ức chế enzyme oxy hóa xanthine, là enzyme xúc tác cho quá trình oxy hóa xanthine và hypoxanthine thành acid uric.

III.2.6 Các hoạt tính khác của flavonoid33, 53

Flavonoid có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng, chống loét, và là tác nhân bảo vệ gan.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bán TỔNG hợp và xác ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HOÁ của LUTEOLIN và dẫn XUẤT (Trang 25 - 27)