III. Kênh phân phối qua ngân hàng (Bancassurance).
2. Xu hướng phát triển
Để tồn tại và tiếp tục phát triển, các công ty bảo hiểm đã đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi tư duy quản trị, nâng cấp trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin... Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp đang tích cực triển khai mô hình sản phẩm Bancassurance.
Mô hình Bancassurance đã được biết đến từ rất lâu và hiện đang phát triển rất mạnh trên thế giới. Trong đó số lượng các ngân hàng có kinh doanh Bancassurance tại Mỹ chiếm 20%; Châu Âu từ 70-90% và ở Châu Á Bancassurance ngày càng trở nên phổ biến hơn. Còn ở Việt Nam, Bancassurance vẫn đang giai đoạn mới mẻ. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng kinh doanh các sản phẩm Bancassurance tuy mới chỉ bước đầu nhưng đã mang lại những giá trị rất lớn cho cả đôi bên.
Trên thị trường đã chứng kiến sự bắt tay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và Bảo Việt Nhân thọ. Sản phẩm mới này là sự kết hợp giữa sản phẩm bảo hiểm An nghiệp Thành công của Bảo Việt Nhân thọ và sản phẩm Tiết kiệm Nhân văn của
SCB. Tất cả các khách hàng khi tham gia gửi Tiết kiệm Nhân văn sẽ được SCB mua tặng bảo hiểm An nghiệp Thành công của Bảo Việt Nhân thọ. Tiếp đến là Ngân hàng Đông Á đã bắt tay với Bảo Việt. Theo đó khách hàng có thể đóng phí và nhận bồi thường hợp đồng bảo hiểm qua máy ATM. Đổi lại Bảo Việt sẽ trở thành một trong những cổ đông chiến lược của ngân hàng. Gần đây là Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Tập đoàn Bảo Việt (Bảo Việt) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và phát triển Bancassurance. Theo đó, hai bên cam kết hợp tác chiến lược để phát triển dịch vụ bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thông qua hệ thống của mình trong các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
Mặc dù vậy, Bancassurance vẫn còn chưa thực sự phổ biến trên thị trường, nguyên nhân chủ yếu là do hạ tầng công nghệ, trình độ nhận thức của cả người dân, ngân hàng và bảo hiểm còn hạn chế. Một yếu tố quan trọng khác để mô hình kinh doanh Bancassurance thành công cần phải có một nền tảng IT vững mạnh và công cụ quản lý rất tốt. Nền tảng IT được đặt tại các công ty bảo hiểm còn ngân hàng quản lý quan hệ khách hàng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm phải chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên những sản phẩm liên kết như vậy sẽ xuất hiện ngày một nhiều. Trong thời gian tới Bancassurance sẽ tăng tốc thông qua những sản phẩm như dịch vụ thanh toán thẻ qua thiết bị chấp nhận thẻ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ, thanh toán tiền mặt từ xa...
3. Quản lý của nhà nước đối với kênh Bancassurance
Kênh phân phối qua ngân hàng là một kênh phân phối mới trong thị trường Việt Nam, và cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định, hướng dẫn cho các hoạt động của kênh phân phối này. Tạm thời, các ngân hàng Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phần lớn với tư cách là đại lý của công ty bảo hiểm. Do đó, các hoạt động này sẽ phải tuân theo luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 và các nhân viên ngân hàng tham gia bán bảo hiểm phải được đào tạo bởi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hoặc các công ty bảo hiểm mà ngân hàng làm đại lý.
Việc xây dựng một hành lang pháp lý nhằm quản lý và đẩy mạnh sự phát triển bancassurance ở Việt Nam là rất cần thiết. Để tạo điều kiện cho mô hình này phát triển, Bộ Tài chính cần sớm ban hành các quy định cụ thể về việc sản phẩm bảo hiểm nào được phân phối qua kênh ngân hàng; tiêu chuẩn đại lý; cơ chế chia sẻ, bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến khách hàng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng...
4. Một số kiến nghị cho việc hoàn thiện các kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)tại Việt Nam ngân hàng (Bancassurance)tại Việt Nam
Đề xuất 1: Bổ sung quy định về các kênh phân phối mới trong đó có kênh Bancassurance.
Hiện nay kênh phân phối được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ là kênh phân phối qua đại lý và môi giới bảo hiểm. Thực tế triển khai hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã hình thành và phát triển các kênh phân phối mới, trong đó có Bancassurance. Sự lựa chọn mô hình Bancassurance phụ thuộc vào điều kiện và môi trường pháp lý tại nước triển khai. Không có mô hình thuần nhất nào phù hợp cho tất cả các quốc gia. Mô hình thoả thuận hợp tác kinh doanh - coi ngân hàng là kênh phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là phù hợp với Việt Nam ở thời điểm hiện tại vì Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 có quy định ngân hàng được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm. Về phía các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn cho phép ngân hàng làm đại lý tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Đề xuất 2: Bổ sung quy định về cách thức bán và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của kênh Bancassurance.
Quy định này nhằm phân định rõ cách thức bán và giới thiệu sản phẩm của từng kênh phân phối: đại lý, môi giới, Bancassurance, bán hàng tại điểm, bán hàng trực tiếp … vì đặc điểm và trình độ lực lượng bán hàng của mỗi kênh phân phối là rất khác nhau. Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất lực lượng bán hàng của kênh phân phối Bancassurance ở Việt Nam chỉ là đội ngũ nhân viên ngân hàng và chỉ bán qua các hệ thống các chi nhánh của
ngân hàng. Quy định này nhằm đảm bảo sự không phân tán về lực lượng bán hàng của kênh phân phối này; thuận tiện trong công tác quản lý; đơn giản trong cơ chế chi trả hoa hồng... Dần dần, sau khoảng 3-5 năm, khi kênh phân phối Bancassurance ở Việt Nam trở nên quen thuộc và phát triển hơn thì việc bổ sung quy định về lực lượng bán hàng (các chuyên gia tài chính, các đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, cộng tác viên của ngân hàng...) là cần thiết nhằm tăng cường lực lượng bán hàng, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của Bancassurance.
Đề xuất 3: Quy định cụ thể về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm mà một ngân hàng được liên kết.
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp bảo hiểm thì ngân hàng là đại lý tổ chức, vì vậy theo quy định hiện hành về kinh doanh bảo thì đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý tại hai doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau trừ trường hợp được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm nơi đại lý đang làm việc. Vì vậy, nếu như tại bản thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý thì ngân hàng mới được ký bản thỏa thuận hợp tác để làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật thông tin, cũng như để đảm bảo ngân hàng quan tâm đến hoạt động Bancassurance hơn, tác giả đề xuất trong thời gian đầu ngân hàng chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm, không cho phép trường hợp ngân hàng cùng một lúc làm đại lý cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như tình trạng hiện nay (như VCB hiện đang làm đại lý bảo hiểm cho Prudential, AIG; Vietinbank làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt nhân thọ và AIG, Habubank làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt nhân thọ và Prevoir...). Sau 3-5 năm kể từ khi ban hành quy định, có thể nghiên cứu quy định cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm được tự do liên kết trong hoạt động này.
Đề xuất 4: Bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho đại lý bảo hiểm tổ chức.
Cần phải bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho hoạt động Bancassurance, chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm
nhóm mà quy định pháp luật cho phép triển khai của kênh phân phối này. Tỷ lệ hoa hồng của kênh phân phối này cần hấp dẫn hơn so với tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm hiện tại quy định đối với đội ngũ đại lý và môi giới bảo hiểm.
Đề xuất 5: quy định cụ thể về sự chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài ra, các nhà làm luật cũng cần quan tâm đến các quy định về cơ chế chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chế độ báo cáo... nhằm bảo vệ thông tin của khách hàng tham gia bảo hiểm và kịp thời có biện pháp quản lý giám sát hiệu quả đối với hoạt động này.
Phu luc 1: ̣ ̣
So sanh cac ú ́ ư điểm và nhược điểm