Bảng 8. Đánh giá cảm quan độ bóng của tóc.
Mẫu tóc Keratin thủy phân Lần 1 Lần 2 Lần 3
Duỗi ĐC (-) (---) (---) (--) Duỗi Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Duỗi Từ enzyme (--) (---) (--) Duỗi ĐC (+) (-) (-) (-) Nhuộm ĐC (-) (--) (--) (--) Nhuộm Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Nhuộm Từ enzyme (--) (---) (---) Nhuộm ĐC (+) (+) (-) (-) Uốn ĐC (-) (---) (---) (---) Uốn Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Uốn Từ enzyme (---) (--) (--) Uốn ĐC (+) (-) (-) (-) Cháy ĐC (-) (--) (--) (---) Cháy Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Cháy Từ enzyme (--) (--) (---) Cháy ĐC (+) (-) (-) (-) Bình thường ĐC (-) (+) (+) (+) Bình thường Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Bình thường Từ enzyme (-) (+) (-) Bình thường ĐC (+) (-) (+) (+)
Ghi chú: (+): Rất bóng; (-): Khá bóng; (--): Ít bóng; (---): Không bóng; ĐC (-): mẫu tóc không ngâm trong keratin thủy phân; ĐC (+): mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân thương mại
Dựa vào kết quả đánh giá cảm quan độ bóng của tóc ở bảng 9 và bảng 16 (Phụ lục 2) cho thấy:
Ở các nghiệm thức có mẫu tóc duỗi, độ bóng của tóc cải thiện rõ rệt khi ngâm tóc trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn so với đối chứng (-). Khi so sánh với đối chứng (+) thì độ bóng của mẫu tóc duỗi khi ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn không khác biệt nhiều. Khi ngâm tóc với keratin thủy phân bởi enzyme thì độ bóng của tóc có thay đổi tốt hơn nhưng rất ít so với đối chứng (-).
Độ bóng của mẫu tóc nhuộm gần như tương đương với đối chứng (+) khi ngâm mẫu tóc trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn; và độ bóng cao hơn so với đối chứng (- ). Độ bóng thấp nhất của các nghiệm thức có mẫu tóc nhuộm là khi ngâm tóc với keratin thủy phân bởi enzyme; thấp hơn không nhiều so với đối chứng (-).
Mẫu tóc uốn khi ngâm với keratin thủy phân bởi enzyme thì độ bóng của tóc không cải thiện và gần giống như độ bóng của mẫu tóc uốn đối chứng (-). Mẫu tóc uốn ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và đối chứng (+) cải thiện được độ bóng nhưng không nhiều so với đối chứng (-).
Nghiệm thức có mẫu tóc cháy ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn có độ bóng tương đương với mẫu tóc cháy đối chứng (+); và có độ bóng cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức sử dụng keratin thủy phân bởi enzyme để ngâm mẫu tóc cháy có độ bóng tương đương với đối chứng (-).
Ở mẫu tóc bình thường, độ bóng của tóc không thay đổi nhiều so với đối chứng (-) và đối chứng (+) khi ngâm tóc trong các dung dịch keratin thủy phân khác nhau.
Bảng 9. Đánh giá cảm quan màu sắc của tóc.
Mẫu tóc Keratin thủy phân Lần 1 Lần 2 Lần 3
Duỗi ĐC (-) (---) (---) (---) Duỗi Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Duỗi Từ enzyme (--) (--) (--) Duỗi ĐC (+) (-) (-) (-) Nhuộm ĐC (-) (+) (+) (+) Nhuộm Từ vi khuẩn (+) (+) (+) Nhuộm Từ enzyme (-) (-) (-) Nhuộm ĐC (+) (-) (+) (-)
Uốn ĐC (-) (---) (--) (--) Uốn Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Uốn Từ enzyme (--) (---) (--) Uốn ĐC (+) (-) (-) (-) Cháy ĐC (-) (--) (--) (--) Cháy Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Cháy Từ enzyme (--) (--) (--) Cháy ĐC (+) (-) (-) (-) Bình thường ĐC (-) (-) (+) (-) Bình thường Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Bình thường Từ enzyme (-) (-) (-) Bình thường ĐC (+) (-) (+) (-)
Ghi chú: (+): Rất đen; (-): Khá đen; (--): Hơi vàng; (---): Vàng cháy; ĐC (-): mẫu tóc không ngâm trong keratin thủy phân; ĐC (+): mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân thương mại
Từ bảng 10 và bảng 17 (Phụ lục 2), kết quả đánh giá cảm quan màu sắc của tóc cho thấy:
Màu sắc của mẫu tóc duỗi gần như tương đương nhau giữa mẫu được ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và mẫu đối chứng (+); và có màu đen hơn so với đối chứng (-) màu vàng cháy. Màu hơi vàng của mẫu tóc duỗi là khi ngâm tóc với keratin thủy phân bởi enzyme; và có màu sắc không khác nhiều so với đối chứng (-).
Nghiệm thức có mẫu tóc nhuộm ngâm trong các loại keratin thủy phân khác nhau đều có màu sắc tương đương nhau và gần giống với màu rất đen của mẫu tóc nhuộm đối chứng (-). Tuy nhiên, nghiệm thức sử dụng keratin thủy phân bởi enzyme để ngâm mẫu tóc nhuộm có màu đen nhạt hơn một ít so với màu sắc của 3 nghiệm thức còn lại.
Ở các nghiệm thức có mẫu tóc uốn, màu sắc của tóc khi ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và đối chứng (+) gần giống nhau; và có khác biệt nhưng không nhiều so với đối chứng (-). Khi ngâm tóc với keratin thủy phân bởi enzyme thì màu sắc của tóc không thay đổi so với đối chứng (-).
Mẫu tóc cháy khi ngâm với keratin thủy phân bởi enzyme thì màu hơi vàng của tóc không cải thiện và gần giống như màu sắc của mẫu tóc cháy đối chứng (-). Mẫu tóc
cháy ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và đối chứng (+) cải thiện màu sắc rõ rệt so với đối chứng (-).
Ở mẫu tóc bình thường, màu sắc của tóc không thay đổi nhiều so với đối chứng (-) khi ngâm tóc trong các dung dịch keratin thủy phân khác nhau.
Bảng 10. Đánh giá cảm quan độ suông và mềm mƣợt của tóc.
Mẫu tóc Keratin thủy phân Lần 1 Lần 2 Lần 3
Duỗi ĐC (-) (--) (--) (---) Duỗi Từ vi khuẩn (+) (-) (-) Duỗi Từ enzyme (--) (--) (--) Duỗi ĐC (+) (-) (-) (-) Nhuộm ĐC (-) (--) (--) (--) Nhuộm Từ vi khuẩn (+) (-) (-) Nhuộm Từ enzyme (---) (--) (--) Nhuộm ĐC (+) (-) (-) (-) Uốn ĐC (-) (---) (---) (---) Uốn Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Uốn Từ enzyme (---) (---) (---) Uốn ĐC (+) (-) (-) (-) Cháy ĐC (-) (---) (--) (---) Cháy Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Cháy Từ enzyme (---) (--) (--) Cháy ĐC (+) (+) (+) (-) Bình thường ĐC (-) (-) (+) (-) Bình thường Từ vi khuẩn (-) (-) (-) Bình thường Từ enzyme (-) (+) (+) Bình thường ĐC (+) (-) (-) (-)
Ghi chú: (+): Rất suông và mềm mượt; (-): Khá suông và mềm mượt; (--): Ít suông và mềm mượt; (---): Không suông và mềm mượt; ĐC (-): mẫu tóc không ngâm trong keratin thủy phân; ĐC (+): mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân thương mại
Kết quả đánh giá cảm quan độ suông và mềm mượt của tóc từ bảng 11 và bảng 18 (Phụ lục 2) cho thấy:
Ở các nghiệm thức có mẫu tóc duỗi, độ suông và mềm mượt của tóc cải thiện rõ rệt khi ngâm tóc trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn so với mẫu tóc đối chứng (-); và tương đương so với mẫu đối chứng (+). Khi ngâm tóc với keratin thủy phân bởi enzyme thì độ suông và mềm mượt của tóc không thay đổi so với đối chứng (-).
Ở mẫu tóc nhuộm, độ suông và mềm mượt của tóc không thay đổi nhiều và thấp hơn so với đối chứng (-) khi ngâm tóc trong keratin thủy phân bởi enzyme. Mẫu tóc nhuộm ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và mẫu đối chứng (+) cải thiện được độ suông và mềm mượt so với đối chứng (-).
Độ suông và mềm mượt của mẫu tóc uốn gần như tương đương nhau giữa mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và mẫu tóc đối chứng (+); và độ suông và mềm mượt không khác biệt nhiều so với đối chứng (-). Độ suông và mềm mượt của nghiệm thức có mẫu tóc uốn khi ngâm với keratin thủy phân bởi enzyme giống với độ suông và mềm mượt của mẫu tóc uốn đối chứng (-).
Nghiệm thức có mẫu tóc cháy ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn có độ suông và mềm mượt tương đương với mẫu tóc cháy đối chứng (+); và có độ suông và mềm mượt cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức sử dụng keratin thủy phân bởi enzyme để ngâm mẫu tóc cháy có độ suông và mềm mượt tương đương với đối chứng (-).
Mẫu tóc bình thường khi ngâm với các loại keratin thủy phân khác nhau thì độ suông và mềm mượt của tóc không cải thiện nhiều và gần giống như độ suông và mềm mượt của mẫu tóc bình thường đối chứng (-).
4.3.2. Độ ẩm của tóc
Khi tóc bị khô, lớp biểu bì của tóc sẽ bị tróc vảy, khô cứng và không bảo vệ được những lớp cấu tạo bên trong. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến các lớp tóc mất đi sự liên kết và vỡ ra, gây ra hiện tượng tóc bị chẻ ngọn, xơ rối, cháy vàng và gãy rụng. Tóc có độ ẩm tốt sẽ hấp thu được những dưỡng chất bổ sung. Độ ẩm giúp làm đầy và phủ mượt các chỗ tóc bị nứt gãy, giúp khôi phục tóc hư tổn và bảo vệ tóc khỏi tác hại của hóa chất và tia UV. Độ ẩm còn làm giảm độ thô ráp, tăng cường độ trơn, làm mềm mượt bề mặt tóc và ngăn ngừa tình trạng tóc bị khô.
Bảng 11. Độ ẩm của tóc khi ngâm các mẫu tóc vào keratin thủy phân. Keratin thủy
phân Mẫu tóc Độ ẩm (%) Keratin thủy
phân Mẫu tóc Độ ẩm (%)
ĐC (-) Duỗi 3.82fg từ enzyme Duỗi 3.58g
ĐC (-) Nhuộm 4.06fg từ enzyme Nhuộm 3.89fg
ĐC (-) Uốn 3.49g từ enzyme Uốn 3.75fg
ĐC (-) Cháy 3.90fg từ enzyme Cháy 3.74fg
ĐC (-) Bình thường 8.56ab từ enzyme Bình thường 7.78bc
từ Vi khuẩn Duỗi 6.86cd ĐC (+) Duỗi 7.65bc
từ Vi khuẩn Nhuộm 7.67bc ĐC (+) Nhuộm 7.70bc
từ Vi khuẩn Uốn 5.22ef ĐC (+) Uốn 5.55de
từ Vi khuẩn Cháy 6.53cde ĐC (+) Cháy 7.08bc
từ Vi khuẩn Bình thường 9.83a ĐC (+) Bình thường 9.97a
P-value: 0.000; %CV: 7.934
Ghi chú: các giá trị thể hiện trên bảng là trung bình của ba lần lặp lại, các giá trị mang chữ số giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Ghi chú: ĐC (-): mẫu tóc không ngâm trong keratin thủy phân; ĐC (+): mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân thương mại
Từ kết quả trình bày ở Bảng 11 cho thấy sự biến động giữa các nghiệm thức về độ ẩm. Khi ngâm mẫu tóc trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và mẫu đối chứng (+) thì độ ẩm của mẫu tóc tăng lên so với độ ẩm của mẫu tóc đối chứng (-). Độ ẩm của mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme gần như tương đương hoặc giảm xuống so với độ ẩm của mẫu tóc đối chứng (-).
Kết quả phân tích thống kê số liệu ở Phụ lục 3 cho thấy ảnh hưởng của các loại keratin thủy phân lên độ ẩm của tóc là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Độ ẩm của mỗi nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại; mẫu đối chứng (+) có độ ẩm trung bình đạt cao nhất (7,59%) và độ ẩm thấp nhất là tóc ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme (4,55%), thấp hơn cả mẫu tóc đối chứng (-) (4,77%) mặc dù có khác biệt không nhiều. Độ ẩm trung bình của tóc ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn (7,22%) gần như tương đương với độ ẩm trung bình của mẫu tóc đối chứng (+).
Bên cạnh đó còn có thể thấy sự thay đổi rõ rệt về độ ẩm ở các mẫu tóc khác nhau. Kết quả phân tích thống kê số liệu ở Phụ lục 3 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa của ẩm độ giữa các mẫu tóc. Mẫu tóc bình thường có ẩm độ trung bình cao nhất (9,04%) và khác biệt có ý nghĩa so với các mẫu tóc còn lại. Độ ẩm trung bình thấp nhất là ở mẫu tóc uốn (4,50%). Các mẫu tóc còn lại là mẫu tóc duỗi, mẫu tóc nhuộm và mẫu tóc cháy có phần độ ẩm trung bình gần như tương đương nhau, lần lượt là 5,48%; 5,83% và 5,31%. từ Vi khuẩn từ Enzyme ĐC (+) ĐC (-) 10 9 8 7 6 5 4 3
Keratin thủy phân
Đ ộ ẩ m c ủ a t ó c (% ) Bình thường Cháy Duỗi Nhuộm Uốn Mẫu tóc
Ảnh hưởng của tương tác giữa loại tóc và keratin thủy phân đến độ ẩm
Số liệu trung bình
Hình 8. Biểu đồ ảnh hƣởng của sự tƣơng tác giữa mẫu tóc và keratin thủy phân đến độ ẩm của tóc.
Kết quả phân tích thống kê còn cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố mẫu tóc và keratin thủy phân làm ảnh hưởng đến độ ẩm của tóc. Từ kết quả được trình bày ở Bảng 11 và Hình 8 cho thấy độ ẩm đạt cao nhất là mẫu tóc bình thường của đối chứng (+) (9,97%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với độ ẩm của mẫu tóc bình thường được ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn (9,83%) và độ ẩm của mẫu tóc bình thường đối chứng (-) (8,56%); nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với độ ẩm của các nghiệm thức còn lại. Xếp sau lần lượt là độ ẩm thấp dần của các nghiệm thức mẫu tóc bình thường được ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme (7,78%), mẫu tóc nhuộm đối chứng (+) (7,70%), mẫu tóc nhuộm được ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn (7,67%), mẫu tóc duỗi đối chứng (+) (7,65%), mẫu tóc cháy đối chứng (+) (7,08%). Các nghiệm thức này đều khác biệt không có ý nghĩa với nhau nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Tương tự, độ ẩm
của các nghiệm thức mẫu tóc nhuộm đối chứng (-), mẫu tóc cháy đối chứng (-), mẫu tóc nhuộm được ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme, mẫu tóc duỗi đối chứng (- ), mẫu tóc uốn được ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme và mẫu tóc cháy được ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme có ẩm độ lần lượt là 4,06%; 3,90%; 3,89%; 3,82%; 3,75% và 3,74%; khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại mặc dù khác biệt không có ý nghĩa với nhau. Nghiệm thức có độ ẩm thấp nhất là mẫu tóc uốn đối chứng (-) (3,49%) và mẫu tóc duỗi được ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme (3,58%). Kết quả của Bảng 11 và Hình 8 còn cho thấy sự thay đổi rõ rệt ở độ ẩm giữa các loại keratin thủy phân khác nhau so với đối chứng (-) khi ngâm các mẫu tóc duỗi, tóc nhuộm, tóc cháy. Khi ngâm mẫu tóc bình thường ở các loại keratin thủy phân khác nhau thì độ ẩm của tóc ít thay đổi so với đối chứng (-).
4.3.3. Cấu trúc của tóc
A B
D C
Hình 9. Cấu trúc của tóc chụp SEM
(A: mẫu tóc duỗi đối chứng; B: mẫu tóc đối chứng (Villa et al., 2013); C: mẫu tóc duỗi ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn; D: mẫu tóc duỗi ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme; E: mẫu tóc ngâm trong keratin thủy phân (Villa et al., 2013); F: mẫu tóc duỗi ngâm trong keratin thủy phân thương mại; Vòng tròn màu đỏ khoanh vùng có keratin thủy phân gắn vào)
Kết quả từ Hình 9 cho thấy mẫu tóc duỗi ngâm trong keratin thủy phân bởi vi khuẩn và mẫu tóc duỗi ngâm trong keratin thủy phân thương mại có những mảnh keratin thủy phân nhỏ gắn vào lớp vảy của tóc, giúp tóc hồi phục. Mẫu tóc duỗi ngâm trong keratin thủy phân bởi enzyme không có những mảnh keratin thủy phân gắn vào lớp vảy của tóc. Điều này có thể là do keratin thủy phân bởi enzyme chứa các peptide và acid amin có trọng lượng phân tử cao (Gousterova et al., 2005) nên khó gắn vào lớp vảy hay lớp biểu bì của tóc.
F E
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong thời gian 7 ngày, dòng vi khuẩn Bacillus megaterium VL2 phân hủy được 71,85% bột lông gia cầm và tạo ra lượng keratin thủy phân cao nhất (112,404 mg), trong khi dòng vi khuẩn Bacillus cereus K13 phân hủy được 64,68% bột lông heo và tạo ra lượng keratin thủy phân cao nhất (99,228 mg). Bromelain thủy phân bột lông gia cầm thành keratin thủy phân với khả năng phân hủy và hàm lượng keratin thủy phân tạo ra là (46,76%; 71,485 mg). Việc sử dụng vi khuẩn phân hủy keratin được chọn vì phương pháp này tạo ra được nhiều keratin thủy phân và thân thiện hơn với môi trường mặc dù thời gian thủy phân bột lông gia cầm của 2 dòng vi khuẩn có dài hơn so với enzyme bromelain.
Keratin thủy phân bởi vi khuẩn phân giải keratin giúp cho các dạng tóc hư tổn được hồi phục, còn keratin thủy phân bởi enzyme bromelain không ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của tóc. Các mẫu tóc hư tổn do duỗi, nhuộm, cháy nắng đều có khả năng hồi phục tốt. Mẫu tóc uốn không có khả năng hồi phục cao. Mẫu tóc bình thường không có ảnh hưởng nhiều khi ngâm trong keratin thủy phân.
5.2. Đề nghị
Nghiên cứu qui trình tinh sạch keratin thủy phân.
Khảo sát ảnh hưởng của keratin thủy phân lên tóc của những người khác nhau như tóc sợi to, sợi nhỏ hoặc tóc người châu á, người châu âu, người châu phi,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Đinh Thị Bé Hiền, 2011. Phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn phân hủy keratin từ lò giết mổ gia súc. Viện NC & PT Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Cần Thơ
Dương Trọng Tín, 2013. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng phân hủy lông gia cầm của vi khuẩn Bacillus cereus K13. Viện NC & PT Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Cần Thơ
Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, 2010. Phân lập dòng vi khuẩn có khả năng phân giải lông vũ tạo nguồn thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ
Nguyễn Quang Vinh, Bùi Phương Thuận, Phan Tuấn Nghĩa, 2007. Thực tập hóa sinh học. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Trần Hồng Thảo, 2014. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng phân hủy lông gia cầm của vi khuẩn Bacillus megaterium VL2. Viện NC & PT Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Cần Thơ
Tiếng Anh
Abouheif, M. A., Basmaeil, S., Metwally, H., & Masoud, S. (1985). Chemical preparation of NaOH–Keratin hydrolysate for improving the nutritive value of