Mô hình kế toán áp dụng tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê 52 (Trang 37 - 40)

9 Chi phí quản lý doanh

3.2.1 Mô hình kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty 52 là Công ty được chuyển đổi từ Nông trường Quốc doanh sang doanh nghiệp, là một thành viên của Tổng Công ty cà phê Việt Nam, được hạch toán độc lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là trồng sản xuất kinh doanh cà phê và nông sản. Đơn vị có quy mô vừa, là một doanh nghiệp hạng 3, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là huyện Eakar, nên tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty là mô hình kế toán tập trung (sơ đồ 5).

Phòng Tài chính kế toán được đặt tại trụ sở Công ty, gồm 03 phòng làm việc, được bố trị gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.

Chức năng cơ bản của phòng Tài chính kế toán là thực hiện công tác kế toán tại Công ty. Bên cạnh đấy, phòng còn thực hiện nhiệm vụ là tham mưu với Ban giám đốc trong việc soạn thảo, ký kết, xử lý các hợp đồng kinh tế của Công ty, và thực hiện công tác Văn phòng của Công ty.

Nhiệm vụ chủ yếu của các thành viên trong phòng Tài chính kế toán, thùy theo chức năng nhiệm vụ của mình mà thực hiện các công việc được phân công, cụ thể:

Kế toán trưởng: Giám đốc tình hình tài chính tại đơn vị, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về tổ chức bộ và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, cụ thể:

Tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán phù hợp với tình hình, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty; tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản và sự vận động tài sản của Công ty; tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản ngân sách nhà nước, các khoản nộp cấp trên, các quỹ để lại cho Công ty và thanh toán đúng hạn các khỏan vay, các khoản nợ phải trả; xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kế toán, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt hư hỏng tài sản, các vụ tham ô xâm phạm tài sản của đơn vị, các thủ tục khiếu kiện, tố cáo, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý; lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê theo chế độ quy định; tổ chức kiểm tra nội bộ kế toán Công ty; tổ chức thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán nhà nước và các quy định cấp trên; tổ chức bảo

quản, lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Ban Giám đốc; thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán đơn vị.

Kế toán tổng hợp: theo dõi các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty; lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê tổng hợp theo yêu cầu của Nhà nước, nhà quản lý Công ty theo đúng thời hạn quy định; trợ lý tham mưu, giúp việc kế toán trưởng; giúp đỡ các bộ phận kế toán khi cần thiết.

Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền một cách đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp lệ; các khoản nợ vay; các khỏan phải trả; thường xuyên tham mưu, báo cáo cho Kế toán trưởng về tình hình tồn quỹ và các khoản tiền bị ứ đọng, các khoản cần phải thanh toán để kế toán trưởng có kế hoạch quản lý và biện pháp xử lý; theo dõi công nợ qua tài khoản và thanh toán các khoản phải trả, phải nộp (các khoản về lương, BHYT, BHXH, KPCĐ, tạm ứng và các khoản phát sinh bằng tiền khác).

Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán. Ngăn ngừa tình trạng vi phạm kỷ luật thanh toán, thu nộp ngân sách Nhà nước, chiếm dung vốn, hoặc chiếm dụng vốn không hợp lý.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chế độ bảo quản, luân chyển, tiêu thụ hàng hóa, tránh hiện tượng vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho công ty.

Mở sổ kế toán tiền mặt để chi chép hàng ngày, liên tục theo tình tự phát sinh các khoản thu chi quỹ tiền mặt, ngoại tệ; tính ra số tiền mặt ở mọi thời điểm.

Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại; giá trị và thời gian cung cấp; theo dõi tình hình đầu tư trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê, điều của Công ty; theo dõi tình hình thu mua cà phê; nhập, xuất bán xăng dầu của Công ty; hướng dẫn kiểm tra các đội sản xuất, các kho, các phòng ban thực hiện chứng từ ghi chép ban đầu về vật liệu, mở sổ cần thiết và hạch toán vật liệu đúng chế độ, phương pháp; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, có kế hoạch đề xuất dự trữ, đặc biệt là dự trữ xăng dầu.

Kế toán TSCĐ và vật tư: ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết về tài sản vật tư; lập báo cáo nội bộ về tài sản, vật tư; theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ ở tất cả các bộ phận đang sử dụng trong Công ty; tham gia kiểm kê, đánh giá tài sản cố định hiện có theo quy định của Nhà nước, lập báo cáo về tài sản cố định, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cap hiệu quả kinh tế tài chính.

Kế toán chi phí và giá thành sản xuất: tính toán và ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết giá vốn hàng bán; thống kê các chỉ tiêu có liên quan.

Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa dịch vụ: theo dõi kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết về doanh thu tiệu thụ thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo hóa đơn, doanh thu thuần, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Kế toán thuế: theo dõi hóa đơn và lập tờ khai thuế GTGT; lập tờ khai các loại thuế như: nhà đất; tài nguyên, các khoản nộp Ngân sách và các loại phí, lệ phí…

Dựa vào hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra để tính số thuế phải nộp:

Thủ quỹ: quản lý trực tiếp tiền mặt và các loại tín phiếu có giá trị tại đơn vị. Có trách hiệm thu, chi theo đúng chứng từ hợp lệ của kế toán lập, vào sổ, rút số dư và báo cáo đúng định kỳ theo chế độ quy định; thường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tại quỹ phải bằng số dư trên sổ quỹ; sau khi thu chi tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày lập báo cáo quỹ nộp cho báo cáo tổng hợp.

Sơ đồ 5 - Tổ chức bộ máy kế toán Công ty 52

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán nguyên liệu Kế toán tiêu thụ TP, HH, DV Kế toán TSCĐ và vật tư Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Kế toán GT và CP sản xuất Kế toán thuế Thủ quỹ Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Với đội ngũ kế toán tương đối đồng đều về trình độ, có kinh nghiệm, việc tổ chức hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” sẽ giảm áp lực công vịêc, tạo điều kiện để kế toán viên phát huy tối đa năng lực của mình, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Mặc khác, với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, thì việc áp dụng hình thức kế toán này, giúp cho đội ngũ kế toán tiện theo dõi, đối chiếu theo từng phần ngành của mình.

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê 52 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w