Đất đang làm thủ tục bàn giao: 12,9 ha, gồm:

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê 52 (Trang 26 - 31)

Đất ở: 7,4 ha

Đất nông nghiệp: 4,9 ha

Đất phi nông nghiệp: 0,6 ha.

3.1.1.6 Thủy văn

Trong khu vực thuộc Công ty quản lý có suối nước với lưu lượng vừa, có hồ đập vừa và nhỏ… Nhìn chung khu vực có nguồn nước dồi dào và có nước quanh năm, rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng cũng gây không ít khó khăn trong việc đi lại.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 52

Công ty 52 (trước đây là Nông trường cà phê 52) thành lập ngày 03/02/1983 trên cơ sở Trung đoàn 720B - sư đoàn 333 - Quân khu 5 do yêu cầu quân sự địa bàn luôn luôn bị bọn phun rô đánh chặn xe cướp của giết người từ km 62 đến km 52, Quốc lộ 26. Đến năm 1993, được thành lập Doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Đến tháng 10/2002, được đổi tên thành Công ty 52.

Lúc đầu là Nông trường cà phê với nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, chế biến và kinh doanh cà phê; Nông trường được giao 3340 ha đất, sau điều chỉnh lại còn 3060 ha đất trực thuộc xí nghiệp liên hợp 333. Trong những năm đầu vừa mới thành lập, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp nên một số diện tích đất trồng trên vùng đất quá xấu nên hiệu quả kinh tế không cao. Hơn nữa, đa số Cán bộ sản xuất của Công ty là dân kinh tế mới nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tổng số lao động lúc bấy giờ của Nông trường là 412 người.

Đến năm 1990, sau khi sắp xếp lại tổ chức sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nông trường đã tiến hành cùng xã Eađar, huyện Eakar xém xét lại tổng quỹ đất

và Nông trường đã giao lại cho địa phương quản lý, chỉ sử dụng 1500 ha, tập trung chuyên canh theo quy hoạch mới. Từ đó hoạt động sản xuất của Nông trường đã có những bước phát triển rất đáng kể, đời sống của hộ nông dân dần được cải thiện, song do đặc điểm của Nông trường nằm trên vùng thường xuyên bị xen canh gây khó khăn cho sự phát triển lâu dài.

Năm 1997, Nông trường tiếp tục bàn giao đất lại cho xã Eađar và đo đạc lại thực tế đất, hiện nay diện tích đất còn lại là 697 ha. Nông trường có xu hướng mở rộng các hình thức hoạt động kinh doanh như: kinh doanh xăng dầu, phân bón, nguyên vật liệu.. Do đầu tư chủ yếu vào cây cà phê, chú trọng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến cà phê và mở rộng quy mô sản xuất nên tổng số lao động trong Nông trường tăng lên (năm 1998 là 548 lao động). Hiện nay, do thực hiện chế độ 41 và cơ cấu tổ chức tinh giản, tổng số lao động của Công ty là 550 lao động với công việc chính là trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, mua bán xăng dầu, phân bón, vật tư, vật liệu.

Năm 2001, Nông trường xây dựng thêm nhà máy chế biến thức ăn gia súc Việt Thành để đáp ứng nhu cầu thức ăn gia súc phục vụ ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển trên địa bàn huyện Eakar, tỉnh ĐakLak nói riêng và cả nước nói chung.

Năm 2002, sau khi Nông trường được đổi tên thành Công ty 52, được hạch toán độc lập, thì hoạt động sản xuất kinh doanh có những bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân trong Công ty ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vì chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nên chi phí bất thường do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh khó được kiểm soát chặt chẽ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Việt Thành đạt hiệu quả không cao, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động chung của toàn Công ty. Vì vậy, tháng 09 năm 2006, Công ty đã quyết định bán Nhà máy thức ăn gia súc, đã giảm nhẹ gánh nặng về chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýTổ chức bộ máy quản lý Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý là xây dựng cơ cấu các bộ phận, các đơn vị của bộ máy; quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận đó; thiết lập các mối quan hệ công tác trong bộ máy quản lý hợp lý và có hiệu quả là công việc quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, để thực thi các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của Công ty.

Sơ đồ 4 - Tổ chức bộ máy của Công ty hiện nay

Thành phần, chức năng, nhiệm vụ:

Ban giám đốc: 02 người, trực tiếp điều hành tổ chức và hoạt động của Công ty; gồm 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, là đại diện pháp lý của Công ty. Phó Giám đốc cùng phối hợp với Giám đốc và các bộ phận chuyên môn nhằm cùng nhau điều hành hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, bên cạnh, Phó giám đốc còn có trách nhiệm điều hành và giải quyết các vấn đề của Công ty khi Giám đốc đi vắng hoặc ủy quyền (Giám đốc: Thái Văn Quế; Phó Giám đốc: Lê Hữu Tuấn).

Bộ phận tham mưu giúp việc: gồm 19 người, cụ thể:

Tổng Công ty cà phê Việt Nam Phòng kế hoạch tổnghợp Công đoàn Công ty Đảng uỷ công ty

Ban giám đốc Công ty 52 Phòng tài chính kế toán 06 Đội sản xuất Trạm Kinh doanh

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Quan hệ lãnh đạo

Phòng Kế hoạch, Tổ chức, Sản xuất kinh doanh: Gồm 07 người. Có chức năng lập và tham mưu kế hoạch quản lý sản xuất kinh doanh, phương án tiêu thụ, chăm sóc khách hàng; theo dõi và quản lý các hợp đồng kinh tế; xác định tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật; xây dựng đề án tổ chức cán bộ tinh giản, hiệu quả; tham mưu thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân; các hình thức khen thưởng, kỷ luật và một số hoạt động khác (Trưởng phòng: Nguyễn Văn Toàn).

Phòng Tài chính kế toán: Gồm 03 người. Có chức năng đại diện Nhà nước quản lý hoạt động tài chính tại Công ty. Kế toán có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh tế tài chính và phản ánh nghiệp vụ; tham mưu các chiến lượt về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước...(Trưởng phòng: Nguyễn Công Trị).

Văn phòng Đảng ủy, Công đoàn, thủ quỹ: 01 người. Có nhiệm vụ định hướng quản quản lý, tham mưu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, chế độ của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên theo luật; giúp Công ty phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đội trưởng đội sản xuất: gồm 06 người phụ trách 06 đội (đội 3, đội 4, đội 7, đội 8, đội 10 và đội 12); 02 người phụ trách trạm kinh doanh xăng dầu là các công nhân hợp đồng không thời hạn, bán hàng hưởng hoa hồng trên số lít xăng dầu bán được. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc điều hành sản xuất tại các đơn vị quản lý. Có chức năng và nhiệm vụ là điều hành sản xuất, tổ chức quản lý, phân công lao động sản xuất, thường xuyên tham mưu, báo cáo với Ban giám đốc, các phòng ban về tình hình, kế hoạch sản xuất tại cơ sở thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng.

Tình hình quản lý, sử dụng lao động của Công ty

Tổng số lao động hiện có của Công ty hiện nay: 550 người, cụ thể: Số lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội: 347 người

Số lao động không tham gia đóng BHXH: 203 người Số lao động là người dân tộc thiểu số: 03 người.

Về cơ cấu lao động

Tổng số lao động trong danh sách (hưởng BHXH): 347 người, trong đó: Lao động gián tiếp phục vụ sản xuất: 19 người

Lao động trực tiếp sản xuất: 328 người

Chi tiết hiện trạng, cơ cấu sử dụng lao động thể hiện tại bảng 3.1, cụ thể :

Bảng 3.1 - Hiện trạng, cơ cấu sử dụng lao động

STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng

1 Tổng số lao động hiện nay Người 550

1.1 Lao động hưởng BHXH

(Lao động dân tộc: Mường) #

34702 02 1.2 Lao động liên doanh, liên kết không hưởng BHXH

(Lao động dân tộc: Nùng) #

20301 01

2 Phân theo trình độ lao động # 550

2.1 Lao động có trình độ đại học # 07 2.2 Lao động có trình độ cao đẳng # 0 2.3 Lao động có trình độ trung cấp # 11 2.4 Lao động có trình độ sơ cấp # 0 2.5 Lao động có tay nghề # 16 2.6 Lao động có trình độ phổ thông # 516

3 Phân theo hợp đồng lao động # 344

4.1 Lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn # 344

3.2 Lao động từ 12 tháng đến 36 tháng # 0

4 Lao động nhận khoán theo NĐ135/2005/NĐ-CP # 502

5 Lao động tuyển dụng mới sau khi sắp xếp lại # 0

6 Tổng số lao động không cần sử dụng # 46

7 Thu nhập bình quân giai đoạn 2006 – 2010 VNĐ/ng/tháng ---

7.1 Năm 2006 # 1.150.000

7.2 Năm 2007 # 1.700.000

7.3 Năm 2008 # 2.000.000

Nguồn: Phòng Tổ chức, sản xuất kinh doanh

Đánh giá về công tác tổ chức quản lý và sử dụng lao động

Ưu điểm: Tổ chức lao động có sự thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, sự nỗ lực cố gắng trong lao động sản xuất, xây dựng đơn vị của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, lao động trong Công ty.

Công ty có hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tương đối đồng bộ, các cơ chế vận hành sản xuất kinh doanh được xác lập và tương đối phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực.

Công ty được sự giúp đỡ của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ chế chính sách đối với ngành nông nghiệp tương đối sát thực (như chính sách khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ đầu tư...).

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Công ty nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Công ty cà phê Việt Nam, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty hàng năm đều được nghiên cứu, tinh giản hiệu quả. Các qui định về chức năng nhiệm vụ của bộ máy tương đối rõ ràng, hệ thống nội qui, qui chế trong Công ty được xây dựng tương đối đầy đủ, chặt chẽ, hiệu quả quản lý điều hành ngày càng hoàn thiện và nâng cao.

Hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trong Công ty từng bước được củng cố và hoàn thiện, năng suất lao động ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày một được cải thiện và nâng cao.

Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương trong việc giữ vững sự ổn định về chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Tồn tại: Mô hình tổ chức còn nhiều bất cập, nhiều mảng, nhiều lĩnh vực kinh doanh chưa được chú trọng, phát huy.

Bộ máy quản lý chưa được cơ cấu và định biên hợp lý (có chỗ thừa, chỗ thiếu), đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ và năng lực trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Đội ngũ các bộ các phòng ban đều chủ yếu được trưởng thành từ quân đội, mặc dù có nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết nhưng do chưa được đào tạo bài bản, hệ thống, khă năng cập nhật thông tin và tiếp cận cơ chế quản lý mới của nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế.

Việc áp dụng và giao khoán theo Nghị định 01/CP không còn phù hợp, thu nhập của người lao động còn thấp.

Do đơn vị trú đóng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển nên khả năng thu hút các nguồn lực lao động và đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ cao gặp nhiều khó khăn.

Tổng diện tích đất tự nhiên được giao: 697,0 ha, gồm:

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê 52 (Trang 26 - 31)