Kết hôn vì những nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu háp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 49 - 63)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2.5. Kết hôn vì những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, thực tế còn tồn tại nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nguyên nhân nổi bật hiện nay đó là kết hôn để bảo lãnh ra nước ngoài hay có thể hiểu rằng việc kết hôn đó chỉ là giả tạo và mục đích chính là người Việt Nam khi kết hôn để được bảo lãnh ra nước ngoài để sinh sống. Chúng ta thường dễ bắt gặp trường hợp này trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Hoa Kì hay người Việt Nam định cư ở Hoa Kì hoặc với các quốc gia phát triển khác như Canada, úc, ... Bải 24

25 Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wiklpedia, website http://vi.wikipedia.org/wiki/Viêt kiều [ truy cập ngày 07/03/2011 ]

26 Hôn nhân xuyên quốc

gia ở châu Á, http://acm-

network.hhbro.com [ truy cập ngày 02/03/2011 ]

lẽ người Việt Nam sinh sống ở Hoa Kì là khá nhiều - khoảng 1.500.000 người25 26, chiếm hom một nửa số lượng kiều bào trên toàn thế giới. Xuất phát từ mong muốn có người thân cùng sinh sống chung thêm vào đó, Hoa Kì được xem là một cường quốc mạnh nhất nên được xem là nơi tốt nhất để phát triển sự nghiệp và làm giàu của nhiều người. Thế nhưng việc nhập cư vào Hoa Kì thật sự không hề dễ dàng và để đạt được nguyện vọng của mình nhiều người đã chọn việc kết hôn để hợp pháp hóa việc di trú của mình. Đối tượng họ kết hôn có thể là bạn bè, hoặc người quen hoặc người thân họ giới thiệu.

Ngoài ra, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài còn các nguyên nhân như kết hôn để nhập tịch nước ngoài hay kết hôn để thừa kế di sản. Các nguyên nhân này tuy không phổ biến nhưng mà thực tế là có tồn tại tình trạng kết hôn vì mục đích này.

Nhìn chung, vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh bởi các tác động muôn hình trong xã hội. Những yếu tố này làm cho vấn đề kết hôn càng trở nên phức tạp và kèm theo các hạn chế nhất định cho đời sống xã hội. Việc tìm hiểu những tác động trên sẽ giúp ta có cái nhìn rõ hơn để từ đó có những biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

3.1.3. Các tồn tại xung quanh kết hôn có yếu tố nước ngoài

Điều làm xã hội quan tâm trong kết hôn có yếu tố nước ngoài là những trường hợp kết hôn giữa nữ công dân Việt Nam với nam công dân Đài Loan, Hàn Quốc. Chúng ta có thể nhận thấy hầu hết những cuộc hôn nhân này đều có những điểm tương đồng về đặc trưng của những chủ thể kết hôn như độ tuổi, trình độ học vấn, đặc điểm thể chất, nghề nghiệp...và chính những điều này đã tạo nên sự nhức nhối cho xã hội đối với những quan hệ hôn nhân trên.

3.I.3.I. Tồn tại về mặt chủ thể

+ về đọ tuổi vả đặc điểm thể chất:

Trong quan hệ kết hôn Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam - Hàn Quốc, các cô gái Việt Nam kết hôn ở độ tuổi rất trẻ. Theo một báo cáo của mạng hôn nhân xuyên biên giới châu Á, trong các cuộc hôn nhân Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam - Hàn Quốc thì tỉ lệ độ tuổi của nữ công dân Việt Nam cao nhất là từ 20 đến 30 tuổi, chiếm khoảng 78%, ngoài ra còn có khoảng 10% nữ công dân tham gia vào quan hệ kết hôn này ở độ tuổi dưới 20. Ngược lại, nam công dân của Đài Loan và Hàn Quốc tham gia vào quan hệ kết hôn với phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi tương đối cao, ở độ tuổi 30 đến 40 chiếm trên 54%, tiếp theo đó là trên 25% ở độ tuổi 40 đến 50, và có khoảng 5,9% ở độ tuổi từ 50 đến 60, ngoài ra vẫn có khoảng 1,2% ở độ tuổi trên 60 2Ó. Từ các số liệu nêu trên ta thấy khoảng cách về sự chênh lệch tuổi của những chủ thể trong quan hệ hôn nhân này là khá cao, trung bình ở mực khoảng trên 10 tuổi.

Không những vậy, thực tế còn có những trường hợp gây nên sự bức xúc cho xã hội khi những cô gái Việt Nam đều là những thiếu nữ mới lớn, khỏe mạnh, ngoại hình dễ nhìn nhưng lại kết hôn với những ngưòi nước ngoài khiếm khuyết về thể chất hoặc sức khỏe tâm thần hoặc đã từng trục trặc trong hôn nhân. Có thể nêu hoàn cảnh của cô dâu Kim Liên, 27 tuổi, hiện đang lưu trú tại trung tâm Asia, huyện Jeonjju tỉnh Choenbuk làm ví dụ, cô kết hôn với một người đàn ông 40 tuổi thông qua môi giới,

27 Hoàng Điệp, Báo Thể thao văn hóa, Xã hội Hàn quốc và mói quan tâm “Cô dâu ngoại”, http://thethaovanhoa.vn/132N2008102910592093T0/xa-hoi-han-quoc-va-moi-quan-tam-co-dau-

ngoai.htm [ truy

cập ngày 7/03/2011 ]

28 Thiện Tâm, Báo Pháp

luật, Chạy hộ khẩu để lấy

chồng ngoại, 29 Theo ViệtBáo.vn, Tình hình kết hôn có yếu tố nuớc ngoài tại TP. Hồ Chí Minh, http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Tinh-hinh-ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-tai- TpHcm/68204317/279 [ truy cập ngày 12/03/2011 ]

30 Theo website Bộ Lao động - Thuơng binh và xã hội,

nhưng mãi đến khi cô sang Hàn Quốc thì mới biết người này bị bệnh tâm thần27. Khó ai có thế nói, vì tình yêu các cô gái Việt Nam chấp nhận mối quan hệ hôn nhân này khi mà chưa thế biết rõ về nhau.

+ về trình độ văn hóa và nghề nghiệp:

Kể từ khi “phong trào” kết hôn với nam công dân Đài Loan, Hàn Quốc thì điều làm cho xã hội lo ngại đó chính là “mục đích” của việc kết hôn này. Bởi lẽ các cô gái Việt Nam và gia đình họ khi kết hôn với đối tượng là nam công dân Đài Loan, Hàn Quốc đa phần họ đều mong muốn được “đổi đời” hay cải thiện cuộc sống hiện tại. Do các cô gái Việt Nam thường xuất thân từ các vùng nông thôn, những vùng kinh tế khó khăn và cuộc sống kinh tế khá nghèo khó. Đồng thời trình độ học vấn của họ cũng thường là ở mức thấp nên khó có thế lo cho bản thân, gia đình bằng công việc ổn định. Chúng ta thường thấy báo chí đăng tải về các phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam công dân Đài Loan, Hàn Quốc đa phần có gia đình nghèo, vất vả quanh năm mà cũng không đủ cái ăn., lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Đây cũng là một trong những lí đo khiến các cô gái nước ta lựa chọn việc kết hôn với người nước ngoài để san sẻ gánh nặng kinh tế gia đình. Tại Đồng Tháp, qua phỏng vấn cho thấy có hơn 85% phụ nữ tham gia vào quan hệ kết hôn có trình độ cấp I và cấp II, nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, nội trợ và không nghề nghiệp (chiếm 98%)28.

Đối với nam công dân Đài Loan, Hàn Quốc đa số là nông dân, công nhân, làm thuê (83%), kinh doanh (11%) không có công chức29. Đa phần họ xuất thân ở các vùng nông thôn, có hoàn cảnh nghèo khó, học vấn thấp, khó có khả năng lấy được vợ bản xứ do phụ nữ nông thôn Hàn Quốc muốn lấy được chồng giàu có, ở thành thị - nơi có cuộc sống khá hơn để đảm bảo cuộc sống và dẫn đến hệ quả tất yếu là những người nam giới ở nông thôn Đài Loan, Hàn Quốc phải kiếm vợ từ nơi khác 30.

Ngày nay, xuất phát từ gia đình nghèo khó, họ không được học hành tử tế, thiếu sự hiểu biết về cuộc sống, cùng với ước mơ có cuộc sống giàu sang phú quí, nên đã có nhiều cô gái Việt trẻ người non dạ đánh đổi cuộc đòi mình để lấy chồng ngoại quốc, cuộc hôn nhân của họ vô tình đã trở thành một cuộc mua bán bởi những giá trị vật chất.

3.I.3.2. Tồn tại về mặt rào cản ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hằng ngày, là cách thể hiện tâm tư, tình cảm của mỗi người. Mặc dù vậy, đây là vấn đề khó khăn trong nhiều trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Đối với các trường hợp kết hôn với công dân phương Tây, người Việt Nam thường được trang bị ngôn ngữ của các nước đó hoặc ít ra thì cũng có khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh. Sau một thời gian, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ bản xứ sẽ được nâng lên. Riêng các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam định

http://phapluattp.vn/252399pl015cl074/chav-ho-khau-de-lav-chong-

ngoai.html. [ truy cập ngày

12/03/2011]

http://www.molisa.gov.vn/new/detail/tabid/75/newsid/37494/seo/Dan-ong-Han- Ouoc-lav-vo-nuoc-

ngoai-thuong-la-ngheo-va- gia/vi-VN/Default. aspx, [ truy cập ngày 12/03/2011 ]

cư ở nước ngoài thì thường vấn đề ngôn ngữ ít khi là rào cản. Bởi lẽ, các bên có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong gia đình.

Tuy nhiên, ngôn ngữ lại là rào cản trong các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc... Đa số người Việt Nam không biết tiếng nước ngoài, mà người nước ngoài cũng ít biết tiếng Việt, giao tiếp giữa họ với nhau thường phải thông qua người thứ ba hoặc phải dùng kí hiệu. Có khi các bên nam nữ đến cơ quan Nhà nước đăng kí kết hôn nhưng người Việt Nam không thể nói được tên của người mà mình định kết hôn và ngược lại. Chính vì vậy mà cuộc sống gia đình của các bên thường gặp khó khăn do bất đồng ngôn ngữ. Nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc không biết ngôn ngữ bản địa nhưng gia đình chồng cố tình không tạo điều kiện hoặc không cho phép học. Người vợ không có khả năng thể hiện suy nghĩ , tình cảm của mình bằng ngôn ngữ nên không thể hòa nhập được với gia đình chồng. Thậm chí, khi gặp khó khăn, người phụ nữ không có khả năng trình bày trước cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, việc các bên không biết ngôn ngữ của nhau thường dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng khác, không để đảm bảo hạnh phúc gia đình và đó cũng là lí do của nhiều trường hợp li hôn.

3.I.3.3. Tồn tại trong việc bảo vệ quyền lọi của ngưòi phụ nữ Việt Nam sau khi

kết hôn

Sau khi kết hôn, quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam nhìn chung là được đảm bảo. Đối với trường hợp kết hôn với công dân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ở phương Tây, người phụ nữ thường được bảo vệ, vì các nước này rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, đối với các trường hợp kết hợp với công dân các nước láng giềng như Đài Loan, Hàn Quốc, vẫn còn tồn tại trường hợp mà quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam có khi bị xâm phạm như:

Do bất đồng ngôn ngữ dẫn đến hiểu nhằm, xích mích nên bị gia đình chồng đánh đập, xúc phạm. Nhiều phụ nữ sang nhà chồng phải làm công việc nặng nhọc, hết làm việc đồng án thì phải làm công cho ngưòi khác, họ phải phục vụ cho cả gia đình nhà chồng, thay cho người giúp việc và bị đối xử như người hầu; có những người không được phép đi đâu, không được học tiếng bản xứ và không được phép giao tiếp với bất cứ ai, tất cả giấy tờ tùy thân đều bị gia đình chồng cất giữ.

Một nhiệm vụ chính của người vợ khi được cưới về nhà chồng phải sinh con, nếu chưa sinh được con có khi bị đánh đâp, hành hạ. Họ không được hưởng thừa kế của chồng hoặc sau khi li hôn thì bị gia đình chồng không cho nuôi con. Ngoài ra còn có không ít trường hợp bị ép buộc quan hệ với em chồng, anh chồng, thậm chí là cha chồng. Thực tế này rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật và đã xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm người phụ nữ.

Những người bị các cá nhân, tổ chức môi giới lừa gạt kết hôn với mục đích lừa đảo thường bị bắt buộc phục vụ dong các quán karaoke, massage, và cả những trường hợp bị ép hành nghề mại dâm.

Đối với những phụ nữ may mắn hơn được kết hôn với người có điều kiện kinh tế khá giả thì họ còn phải đối mặt với những định kiến và sự phân biệt đối xử của những người xung quanh, coi họ là người “lấy chồng vì tiền”, “hôn nhân gian dối”, hay “những kẻ bỏ xứ”.

Tóm lại, sự bảo hộ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn còn gặp nhiều khó khăn. Sự bảo hộ đó có được đảm bảo hay không chủ yếu xuất phát từ gia đình nhà chồng. Các cơ quan chức năng của Việt Nam chưa thiết lập được cơ chế thích hợp nhằm điều chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích của những người phụ nữ đã kết hôn và

hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Khi gặp khó khăn, người Việt Nam thường liên lạc với cơ quan chức năng của nước sở tại yêu cầu được giúp đỡ hoặc tìm cách uốn về nước. Như vậy, bên cạnh các trường họp được bảo vệ quyền lợi sau khi kết hôn, vẫn còn nhiều phụ nữ bị xúc phạm, lợi dụng, ngược đãi. Tuy các trường hợp này không quá phổ biến nhưng vẫn cần được quan tâm giải quyết kịp thời.

3.I.3.4. Tồn tại về các qui định của pháp luật

Ket hôn có yếu tố nước ngoài là một quan hệ pháp luật phức tạp. Sự phức tạp này bắt nguồn từ “yếu tố nước ngoài”, hay nói khác hom là quan hệ này rất khó điều chỉnh bởi nỏ không phải chỉ phụ thuộc vào một hệ thống pháp luật mà có thể nhiều hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh, nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam, chế định kết hôn có yếu tố nước ngoài có một lịch sử hình thành và phát triển tương đối ngắn. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này đương nhiên sẽ còn tồn tại những bất cập. Trong phạm vi của đề tài này, người viết xin nêu một số điếm còn hạn chế của quan hệ pháp luật kết hôn cỏ yếu tố nước ngoài ở Việt Nam:

Thủ nhất, về qui định phỏng vấn trực tiếp đối với hai bên nam, nữ tham gia vào

quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài với các yêu cầu hai bên phải có thời gian tìm hiểu lẫn nhau... qua đó nhằm loại bỏ những quan hệ hôn nhân không lành mạnh, mang tính chất vụ lợi có thể bị “lách luật”. Đe né tránh qui định này, thời gian qua, các đối tượng công dân Việt Nam tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhất là thông qua môi giới, thường gửi hồ sơ sang Hàn Quốc để đăng kí kết hôn, sau đó để gửi về Việt Nam để công nhận quan hệ hôn nhân này (vì Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không có qui định cấm). Lợi dụng sơ hở này, các đối tượng môi giới kết hôn bất họp pháp trong nước đã kết họp với các đối tượng môi giới kết hôn ở nước ngoài đưa nhiều phụ nữ Việt Nam sang các nước ngoài với nhiều mục đích khác, không phải mục đích kết hôn.

Thứ hai, bộ luật hình sự nước ta chưa có qui định xử phạt đối với hành vi “môi

giới kết hôn trái phép” mà chỉ mới dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính. Việc nghiêm cấm dịch vụ môi giới kết hôn hoặc lợi dụng dịch vụ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được đề câp đến trong Nghị đỊnh số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 125/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp làm dịch vụ môi giới hôn nhân vẫn tiếp tục hoạt động với các hình thức trá hình để lẫn tránh pháp luật vẫn còn tồn tại, thậm chí là rất nhiều.

Trước những tiêu cực của tình hình môi giới kết hôn trái pháp luật đang diễn ra,

Một phần của tài liệu háp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w