Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn

Một phần của tài liệu háp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 43)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2.Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn

Trong hầu hết các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với các nước đều qui định để việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có giá trị pháp 11 ở nước kí kết

này đối với nước kí kết kia khi đáp ứng đủ các điều kiện về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn.

2.2.2.1. về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn của các bên sẽ do pháp luật của quốc gia mà đương sự mang quốc tịch điều chỉnh, vấn đề này được thể hiện ở một số Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với một số nước sau:

+ Ở Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Điều 25 có qui định: Trong việc kết hôn giữa công dân các nước kí kết,

mỗi bên đương sự phải tuân theo điều kiện kết hôn qui định trong pháp luật của các nước kí kết mà họ là công dân.

+ Trong Hiệp định tương ừợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên Bang Nga. Tại

điều 25 có qui định: về điều kiện kết hôn, moi bên đương sự phải tuân theo pháp luật

của bên kí kết mà người đó là công dân.

+ Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Mông cổ tại điều 24 cũng ghi nhận về vấn đề này với nội dung sau: Điểu kiện kết hôn giữa công dân bên kí

kết này với công dân bên kí kết kia phải tuân theo pháp luật của bên kí kết mà người đó là công dân.

Ngoài việc tuân theo pháp luật của nước mà đương sự là công dân, khi tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, các Hiệp định tương trợ tư pháp này qui định các đương sự còn phải tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn. Cụ thể qui định này như sau:

+ Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tại khoản 1 Điều 25 có qui định: Trong trường họp kết hôn được tiến

hành tại cơ quan có thấm quyền của một nước kí kết, thì họ còn phải tuân theo pháp luật của nước kí kết đó về điều kiện kết hôn.

+ Trong Hiệp định tương ừợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên Bang Nga tại

khoản 1 Điều 24 cũng có qui định: Ngoài việc tuân theo pháp luật của nước mà họ là

công dân về điều kiện kết hôn và những trường hợp cẩm kết hôn còn phải tuân theo pháp luật của bên kí kết noi tiến hành kết hôn.

+ Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Mông cổ tại khoản 1

Điều 24 cũng có qui định: Ngoài việc tuân theo pháp luật mà họ là công dân, còn phải

tuân theo pháp luật của bên kí kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cẩm kết hôn.

Như vậy, trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với các nước qui định công dân Việt Nam muốn kết hôn với công dân nước ngoài có tham gia kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì công dân Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, còn công dân của nước kí kết kia thì tuân theo pháp luật của nước đó về điều kiện kết hôn. Ngoài ra, công dân Việt Nam không những phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn mà còn phải tuân theo pháp luật của nước kí kết kia về điều kiện kết hôn nếu việc kết hôn được tiến hành ở nước đó. Tương tự, nếu việc tiến hành kết hôn ở Việt Nam thì công dân của nước kia ngoài việc tuân theo pháp luật của nước mà mình là công dân thì cũng phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

2.2.2.2. về nghi thức kết hôn

Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp được kí kết giữa Việt Nam với các nước qui định về nghi thức kết hôn được qui định như sau: Nghi thức kết hôn sẽ được coi là

hợp pháp nếu tuân thủ pháp luật nơi tiến hành kết hôn. Theo nội dung này thì việc kết

luật nước đó mới được coi là hợp pháp. Cụ thể vấn đề này được qui định trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với một số nước như sau:

+ Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tại khoản 2 Điều 25 qui định: Nghi thức kết hôn được thực hiện theo

pháp luật của nước kí kết nơi tiến hành kết hôn. Việc kết hôn được tiến hành đúng theo pháp luật pháp luật của một nước kí kết này thì được công nhận tại nước kí kết kia, trừ trường hợp việc công nhận kết hôn đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đinh của nước công nhận.

+ Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên Bang Nga, tại

khoản 2 Điều 24 có qui định:: Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên kí kết

nơi tiến hành kết hôn.

+ Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Mông cổ, tại khoản 2

Điều 24 qui định: Hình thức kết hôn được xác định theo pháp luật của bên kí kết nơi

tiến hành kết hôn.

Trong thực tiễn giải quyết một số vấn đề trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã xảy ra trường hợp có xung đột giữa nguyên tắc của hiệp định tương trợ tư pháp với các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật thông thường thì sẽ ưu tiên áp dụng các nguyên tắc để giải quyết của Hiệp định tương trợ tư pháp. Bởi vì, Hiệp định tương trợ tư pháp là do các nước kí kết trực tiếp với nhau dựa hên sự thống nhất chung giữa các nước kí kết. Hầu hết các Hiệp định tương trợ Tư pháp đều thiết lập các qui phạm xung đột thống nhất. Dựa vào các qui phạm xung đột thống nhất này, các cơ quan tư pháp sẽ giải quyết một cách triệt để hơn những vấn đề phát sinh trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Điều này có nghĩa là các nguyên tắc giải quyết xung đột được qui định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp sẽ có giá trị ưu tiên hơn qui định của văn bản pháp luật trong nước.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHŨNG TÒN TẠI TRONG KÉT HÔN CÓ YÉU TỐ NỮỚC NGOÀI

3.1. Thực trạng về kết hôn có yếu tố nước ngoài.3.1.1. Tác động của kết hôn có yếu tố nước ngoài 3.1.1. Tác động của kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến ở các nước trên thế giới. Bởi vì, khi quá trình toàn cầu hóa phát triển thì tất yếu các quá trình giao lưu dân sự, hội nhập kinh tế.. .cũng theo đó phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài phổ biến vì mối quan hệ này không nằm ngoài xu thế tất yếu chung của thế giới ngày nay. Nó là một nhân tố của quá trình hòa nhập vào thế giới, bởi thông qua việc xác lập quan hệ hôn nhân - tức là kết hôn, đã ghóp phần quan trọng để giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người, truyền thống văn hóa, bản sắc mỗi dân tộc với đến với thế giới.

Tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng có những nét tưomg đồng với các nước. Bằng chứng cụ thể là hôn nhân có yếu tố nước ngoài phát triển song hành cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do mỗi nước có những đặc thù về tình hình kinh tế xã hội, đường lối chính trị, hệ thống pháp luật mà quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài lại là một vấn đề khá phức tạp, nên ở Việt Nam mối quan hệ này sẽ mang những nét riêng. Một trong những nét riêng đó là tác động của quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài lên xã hội. Cụ thể là bên cạnh những yếu tố tích cực mà mối quan hệ này mang lại thì cũng có những bất cập tồn tại khiến dư luận xã hội quan tâm. Có thể phân tích cụ thể hai tác động đó như sau:

Thứ nhất, những tác động tích cực. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam vói

người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã góp phần mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực tư pháp, hộ tịch, phát sinh các giao dịch dân sự mới, đồng thời đẩy nhanh quá trình hội nhập. Đây là một trong những con đường đưa hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè khắp noi trên thế giới, góp phần phổ biến nền văn hóa và phong tục tập quán của đất nước. Từ đó, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, chính trị giữa Việt Nam với các nước ngày càng ổn định và phát triển hom.

Đánh giá một cách khách quan, phần lớn các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài là thành công, xây dựng được gia đình hạnh phúc. Đặt biệt là các trường hợp kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thường mang lại tình yêu và hanh phúc vì các bên đều là người Việt Nam, có sự tưomg đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Tình cảm có thể phát sinh trước hay sau kết hôn đều có thể dẫn đến gia đình hanh phúc do các bên có thiện ý xây dựng gia đình. Mặc dù các trường hợp li hôn vẫn xảy ra nhưng đó cũng chỉ là những hiện tượng bình thường trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Trên thực tế, sau khi kết hôn, phần lớn người Việt Nam và gia đình họ có đòi sống kinh tế khá giả hom, do có được khoản tiền lễ cưới và các khoản tiền mà người Việt Nam sau khi kết hôn đã gửi về nước. Nhiều gia đình nhờ khoản thu nhập này đã giải quyết được những khó khăn về kinh tế và có thể có vốn đầu tư sản xuất. Những trường hợp kết hôn không vì mục đích kinh tế thì có thể được chung sống với ngưòi mình yêu thưomg hoặc có thể ra nước ngoài học tập, nghiên cứu và thực hiện những công việc mà tại Việt Nam họ chưa có điều kiện thực hiện được.

Thứ hai, những tác động tiêu cực. Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài,

địa phương. Nhiều gia đình luôn mong ngóng cho con mình kết hôn với người nước ngoài, không chấp nhận kết hôn với người trong nước. Hầu hết phụ nữ Việt Nam không có quyền lựa chọn người nam mà mình sẽ kết hôn, bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, không có thòi gian tìm hiểu,... nên sau khi kết hôn đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình. Thực tế là có nhiều người, sau một thời gian đi làm dâu ở nước ngoài, do không do không chịu được sự xâm phạm về danh dự, nhân phẩm hoặc không đạt được mục đích hôn nhân nên đã li hôn hoặc bỏ trốn về Việt Nam.

Nhiều gia đình cho con em kết hôn vì mục đích kinh tế. Họ đã nuôi dưỡng ý thức chờ con em họ gửi tiền từ nước ngoài về tiêu xài, coi đó như là nguồn thu nhập chính. Từ đó, họ ngại làm việc vất vả, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào khoản tiền sẽ được nhận, không tha thiết với việc lao động, sản xuất. Mặt khác, do có được những đồng tiền không do lao động sản xuất nên các thành viên của các gia đình này thường không biết tiết kiệm, tiêu xài hoang phí, thậm chí đua đòi ăn chơi, gây ra những tệ nạn xã hội ở địa phương. Neu không may, người thân họ bên nước ngoài không tiếp tục gửi tiền về được, các gia đình này không tạo ra được khoản thu nhập và sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội.

Nhiều trường hợp, do tâm lí nôn nóng cho con em mình kết hôn nên nhiều gia đình đã có những việc làm hái với truyền thống, thuần phong mỹ tục. Có nhiều ngưòi chấp nhận cho con mình kết hôn với những người lớn tuổi hơn cả mình. Hơn thế nữa, khi có đối tượng người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu kết hôn, nhiều gia đình đã vội vàng cho con em mình chung sống với họ như vợ chồng, cho tổ chức lễ cưới trước khi hoàn thành thủ tục kết hôn. Không ít phụ nữ đã có thai hoặc có con nhưng sau đó không thể kết hôn vì vì cơ quan chức năng từ chối đăng kí kết hôn hoặc người nam đã lừa gạt, bỏ trốn. Đó là những trường hợp mà danh dự và quyền lợi của người phụ nữ bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.

Một vấn đề tiêu cực rất được dư luận xã hội quan tâm là hoạt động môi giới bất hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức. Các đối tượng này tìm kiếm, lựa chọn phụ nữ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài cần tìm vợ. Hoạt động môi giói này chỉ mang tính chất kinh doanh thuần túy, có khi là ăn chặn, bóc lột trên các cuộc hôn nhân. Đặc biệt là các trường hợp lừa gạt phụ nữ bán ra nước ngoài làm gái ngoại dâm, trở thành hàng hóa để chúng mua bán, sang tay. Có thể nói, tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài bị buông lỏng quản lí là cơ hội để các đối tượng phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3.1.2. Các yếu tố tác động đến việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

Tình trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài với những diễn biến khá phức tạp trong xã hội đã đặt ra đòi hỏi chúng ta cần tìm hiểu kĩ về những tác động, yếu tố thúc đẩy đến vấn đề này. Qua nghiên cứu báo chí, cùng với những điều được nghe, được thấy ừong đời sống hàng ngày về vấn đề kết hôn có yếu tố nươc ngoài, người viết nhận thấy có thể đưa ra những tác động mang tính khái quát và chủ yếu nhất đến tình hình trên như sau:

3.1.2.1. Kết hôn vì tình yêu chân chính

Trong kết hôn nói chung, cũng như kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, chúng ta không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ tình yêu thật sự của hai bên. Trong cuộc sống, con người thường đi đến hôn nhân với nhau vì tình yêu mà cả hai dành cho nhau. Đối tượng mà họ muốn tiến đến hôn nhân không nhất thiết là người ở gần họ, ở cùng một quốc gia, mà đơn thuần, có thể là bất cứ ai, đến từ bất cứ nơi nào. Vì vậy trong kết hôn có yếu tố nước ngoài chắc chắn có các trường hợp đến với nhau bằng tình yều.

Chẳng hạn một số trường hợp của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mặc dù sinh sống ở một quốc gia khác quê hương nhưng lối sống, tư tưởng, tình cảm của những người này vẫn mang bản chất là một người Việt. Họ đã quen với tâm tính, hình ảnh của những con người Việt Nam, cảm nhận cái đẹp của người Việt và điều đó làm cho họ định hướng trong cả tình yêu. Những người này thường có xu hướng tìm cho mình người bạn đời là những người cùng quê hương nguồn cội để có thể hiểu nhau, phù hợp với nhau về lối sống, quan điểm hôn nhân. Bởi thế trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài tìm về quê hương, gặp gỡ được những người đồng tâm hợp ý rồi tiến đến kết hôn với nhau vì tình yêu là khá phổ biến.

Tuy nhiên tình yêu nam nữ là một điều rất khó xác định, vẫn có những trường hợp người Việt Nam thông qua các mối quan hệ trong cuộc sống, họ tìm hiểu, gặp gỡ yêu thương những người nước ngoài, mong muốn xây dựng gia đình và tiến đến kết hôn với họ. Nhưng có thế khắng định một điều, kết hôn vì tình yêu chân chính luôn là

Một phần của tài liệu háp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 43)