0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đặc điểm thích nghi về giải phẫu 1 Đặc điểm thích nghi của rễ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU THÍCH NGHI MỘT SỐ THỰC VẬT TRỒNG LÀM CẢNH THUỘC HỌ XƯƠNG RỒNG (CACTACEAE) Ở THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 58 -63 )

2.1 Đặc điểm thích nghi của rễ

Lớp biểu bì dày có chức năng bảo vệ và cách nhiệt, hạn chế ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao đến cơ thể cây khi cây sống trong mùa khô hạn, nắng nóng.

Phần vỏ dày, có nhiều khoảng trống gian bào là nơi chứa nước cung cấp cho cây.

Số lượng mạch gỗ ít, kích thước nhỏ tăng áp suất dẫn truyền để hút nước.. Phần vỏ và phần trụ có nhiều tế bào mô cứng giúp rễ vững chắc.

2.2 Đặc điểm thích nghi của thân

Biểu bì dày, thân có màu xanh là nơi thực hiện chức năng quang hợp. Mô cứng xếp thành vòng ở trong thân, nằm rải rác ở mô mềm vỏ và mô

59

mềm ruột tăng thêm độ bền cơ học, giúp cho xương rồng luôn luôn vững chắc. Mô mềm vỏ chừa ra những khoảng trống gian bào lớn chứa nước, mô mềm ruột dự trữ tinh bột cho cây.

Số lượng mạch gỗ ít, kích thước nhỏ tăng khả năng hút nước.

3. Phương thức dinh dưỡng

Có phương thức dinh dưỡng đặc trưng

Khác với các loài thực vật khác, các loài trong họ Xương rồng cơ quan thực hiện chức năng quang hợp là thân. Thân có màu xanh, chứa nhiều diệp lục. Ngoài ra, do đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn nên hình thức quang hợp của xương rồng cũng đặc biệt. Chúng quang hợp theo chu trình CAM thích nghi với thực vật sống trong điều kiện khô hạn, nắng nóng[23].

4. Khả năng tái sinh

Các loài nghiên cứu có khả năng tái sinh hạt lớn. Phần lớn chúng có rất nhiều hạt. Khi chín, rơi xuống đất, gặp điều kiện thuận lợi là có thể nảy mầm mọc ra cây con. Đôi khi hạt còn nảy mầm ngay trong quả. Tuy nhiên, cây mọc từ hạt thường phát triển chậm.

Khả năng tái sinh chồi mạnh, đặc biệt là các loài xương rồng có nhiều nhánh. Còn các loài có thân hình cầu thì cây mẹ chỉ đẻ nhánh khi đã già hoặc ngọn cây bị hư.

Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

60

trồng làm cảnh ở thành phố Huế, chúng tôi rút ra các kết luận như sau: - Các loài nghiên cứu có khả năng ưa sáng, chịu nóng và chịu hạn. Ở rễ và thân có lớp biểu bì dày có tác dụng cách nhiệt với môi trường bên ngoài.

Rễ chính phát triển đâm sâu, rễ bên phân nhánh lan rộng. Hệ dẫn phát triển, số lượng mạch gỗ nhiều, kích thước lòng mạch nhỏ, áp suất lòng mạch lớn tăng khả năng hút và vận chuyển nước cho cây.

- Các loài thực vật nghiên cứu dự trữ nước tốt và sử giảm sự mất nước Thân mọng nước dự trữ nước cho cây. Trong thân, mô mềm vỏ có kích thước lớn gồm các tế bào hình tròn hoặc hình bầu dục có chức năng dự trữ nước.

Lá biến thành gai hoặc tiêu giảm. Gai ngoài chức năng bảo vệ còn có vai trò giảm sự thoát hơi nước. Gai nhiều còn có tác dụng giữ ẩm cho cây ví dụ như giữ lại nước mưa hay sương đêm.

- Khả năng tái sinh tốt

Khả năng tái sinh chồi mạnh tạo thành bụi xương rồng. Vì vậy người ta có thể tách các nhánh để trồng.

Tái sinh hạt nhiều nhưng cây mọc từ hạt phát triển chậm nên trong thực tế người ta thường sử dụng hình thức tái sinh chồi.

2. Đề nghị

Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi có một số đề nghị sau:

Nghiên cứu đặc điểm thích nghi cơ quan sinh sản của xương rồng để hoàn chỉnh về đặc điểm thích nghi của xương rồng.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi kết hợp nghiên cứu sinh lý, sinh hóa, di truyền để giải thích rõ hơn các quá trình thích nghi của xương rồng.

Tìm hiểu cách nhân giống, lai tạo, chăm sóc để tạo ra nhiều loài xương rồng đẹp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

61 rồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá, (1962), Hướng dẫn thực tập thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Võ Văn Chi, Trần Hợp, (2002), Cây cỏ có ích Việt Nam, NXB Giáo dục.

3. Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật, (1978), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

62

Kiểng xương rồng, Xương rồng Bát tiên, Sứ Thái Lan, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Squire David và Crowth Margaret, (2006), Chăm sóc cây cảnh trong nhà, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Tiến biên dịch.

6. Hoàng Kiến Dân, Trường Phong, (2000), Chuyện hay về thực vật, NXB Trẻ, Võ Mai Lý biên dịch.

7. Hoàng Thị Dung, Nguyễn Vũ, (2002), Vườn nhà, NXB Phụ nữ.

8. Nguyễn Như Đối, Nguyễn Khoa Lân, (2005), Giáo trình giải phẫu hình thái thực vật, Trung tâm đào tạo từ xa Huế.

9. Jang Qing Hai, (2002), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh, Tập II, NXB Nông nghiệp, Trần Văn Mão biên dịch.

10. Dương Ngọc Hiệp, (2007), Xương rồng và cây mọng nước, NXB Văn hóa Thông tin.

11. Dương Ngọc Hiệp, (2008), Cây xương rồng, NXB Văn hóa Thông tin.

12. Phạm Hoàng Hộ, (1999), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ.

13. Katherine Esau, (1979), Giải phẫu thực vật, Tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

14. Katherine Esau, (1980), Giải phẫu thực vật, Tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

15. Trần Công Khánh, (1980), Kỹ thuật hiển vi trong nghiên cứu thực vật và dược liệu, NXB Y học, Hà Nội.

16. Phạm Văn Kiều, (1996), Lý thuyết xác suất thống kê toán học, Đại học sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Khoa Lân, (1996), Giáo trình Giải phẫu hình thái thích nghi thực vật, Trung tâm đào tạo từ xa Huế.

18. Hoàng Minh, (2005), Khám phá thế giới thực vật, NXB Phụ nữ 19. Tôn Thất Pháp, Mai Văn Phô, Ngô Anh, Nguyễn Việt Thắng, (2007), Giáo trình thực vật học, NXB Đại học Huế.

63

20. Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh, (1990),

Hình thái và giải phẫu thực vật, NXB Giáo dục.

21. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Tề Chỉnh, (1984), Thực hành hình thái và giải phẫu thực vật, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Nghĩa Thìn, (2004), Hệ thực vật và đa dạng loài, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Vũ Văn Vụ, (1998), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục.

NHIỀU KHÓA LUẬN, BÁO CÁO KHÁC VỀ CÁC NGÀNH KINH TẾ, XÂY DỰNG, SƯ PHẠM. KHOA HOC. KINH TẾ, XÂY DỰNG, SƯ PHẠM. KHOA HOC.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NGÀNH.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MẪU TẠI PHOTO HẢO HẢO, 60 TRẦN VĂN ƠN, TDM, BÌNH DƯƠNG.

http://www.violet.vn/vinhhienbio


Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU THÍCH NGHI MỘT SỐ THỰC VẬT TRỒNG LÀM CẢNH THUỘC HỌ XƯƠNG RỒNG (CACTACEAE) Ở THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 58 -63 )

×