0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xương rồng dưa gang

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU THÍCH NGHI MỘT SỐ THỰC VẬT TRỒNG LÀM CẢNH THUỘC HỌ XƯƠNG RỒNG (CACTACEAE) Ở THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 34 -35 )

Tên khoa học: Chamaecereus silvestrii (Speg.) Britt. et Rose

Hình 14. Hình thái xương rồng dưa gang

3.1. Đặc điểm hình thái và kiểu dạng thực vật

Cây nhỏ, phân nhánh nhiều mọc dày đặc thành bụi. Thân hình trụ cao 30-50 cm, trải ra nhiều hoặc ít trên mặt đất, màu lục bóng, chia cạnh ít thành những múi nhỏ dọc thân và có gai như những lông tơ.

Rễ gồm 1 rễ chính đâm sâu vào lòng đất và một số rễ con mọc ra từ rễ chính. Số lượng rễ tương đối ít.

Hoa mọc thẳng, rất nhiều, có khi bao phủ gần hết cây. Mỗi hoa có đường kính khoảng 4 cm, màu hồng điều, tròn ở đỉnh, xếp nhiều vòng, nhị màu vàng. Quả nhỏ, tròn, khô, có lông đen.

Phân bố: Loài có nguồn gốc từ Achentina và sau đó được nhập trồng ở nước ta.

Sinh thái: Cây chịu được khí hậu khô nóng, ưa sáng, mọc khỏe. Nhân giống dễ dàng bằng cách giâm các nhánh. Có thể lai với xương rồng dưa (lobivia) bằng cách ghép mắt.

Hoa nở rộ vào dịp đầu xuân (tháng 2, 3) Công dụng: Cây trồng làm cảnh trong chậu

35

3.2. Phương thức dinh dưỡng

Xương rồng dưa gang dinh dưỡng theo hình thức tự dưỡng. Cây sử dụng nguồn CO2 trong không khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và nguồn nước do rễ cung cấp. Thân cây có vai trò quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ.

Như vậy, đặc điểm hình thái, kiểu dạng thực vật cũng như phương thức dinh dưỡng của xương rồng dưa gang thích nghi với lối tự dưỡng, có thể chịu được khí hậu khô nóng. Thể hiện:

Thân màu xanh lục bóng, có chứa sắc tố diệp lục là nơi thực hiện chức năng quang hợp.

Có gai vừa làm nhiệm vụ bảo vệ đồng thời chống nóng cho cây.

3.3. Cấu tạo giải phẫu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU THÍCH NGHI MỘT SỐ THỰC VẬT TRỒNG LÀM CẢNH THUỘC HỌ XƯƠNG RỒNG (CACTACEAE) Ở THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 34 -35 )

×