- Tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất bằng cách tăng vốn cổ phần lên thêm 40 tỷ để đầu tư thêm nhà máy xay lúa và xây dựng kho trữ lúa.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất là: phát huy hết công suất dây chuyên chế biến gạo của nhà máy; tăng lượng thu mua vào khi mùa vụ đến có nguyện liệu cho việc chế biến khi mùa vụ kết thúc; nâng cao lợi nhuận từ việc chứa hàng khi mùa vụ (giá thấp) và bán ra khi mùa vụ kết thúc (giá cao); chủ động được chân hàng cho việc ký kết hợp đồng bán ra.
- Đầu tư nâng cao tay nghề cho lao động, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và không ngừng nâng cao đời sống đội ngũ nhân viên trong Công ty.
- Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần, tăng thu nhập cho nhân viên cũng
như tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ để tạo sự thoải mái trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày.
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động.
- Luôn thực hiên đúng những gì đã cam kết với khách hàng.
- Công ty luôn luôn đặt quyền lợi của mình gắn liền với quyền lợi của khách hàng theo phương châm “uy tín, chất lượng, hiệu quả” và quan tâm đến quyền lợi của nhân viên trong Công ty.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG MINH NHẬT
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY (2010- 2012) 2012)
Thông qua việc phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh tại CTCP Hoàng Minh Nhật từ bảng 4.1 trang 27 thấy được sự biến động về lợi nhuận, doanh thu và chi phí qua giai đoạn 2010- 2012 trong đó:
Sự biến động về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2011 tăng 170.177 triệu đồng, về tỷ lệ là 29,02% so với năm 2010 và sang năm 2012 so với năm 2011 tăng 124.737 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 16,49%, cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu qua các năm tăng và có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tình hình lạm phát đã tác động đến giá và sản lượng bán ra của các mặt hàng gạo mặc dù giá có giảm do tác động của thị trường nhưng do sản lượng bán ra tăng trong giai đoạn 2010- 2011 làm doanh thu tăng đáng kể. Do nhờ những chính sách kinh doanh chiến lược Công ty duy trì giá bán ra ở mức ổn định và phù hợp với độ tăng của lạm phát nên có nhiều hợp đồng cung cấp gạo, do đó vẫn duy trì sản lượng bán ra ở mức khá ổn định, đặc biệt sản lượng bán ra tăng đối với một số mặt hàng như gạo 5%, gạo 15%, tấm 1 và cám điều này đã làm cho doanh thu bán hàng của Công ty tăng 29,02%. Và doanh thu giai đoạn 2011- 2012 cũng tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng, hợp đồng bán gạo trong và ngoài nước dẫn đến tăng sản lượng bán ra mặt dù giá gạo không tăng cho mấy nhưng doanh thu vẫn tăng lên 16,49%.
Bên cạnh đó, tương ứng với sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn của Công ty bỏ ra để làm nên sản phẩm bán ra thị trường cũng có xu hướng biến động tăng qua các năm. Cụ thể, giá vốn hàng bán của Công ty năm 2011 tăng 155.822 triệu đồng, về tỷ lệ là 27,08% so với năm 2010. Sang năm 2012 giá vốn tăng 130.211 triệu đồng, về tỷ lệ 17,81% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế qua các năm và thời tiết hạn hán, lũ lụt xâm nhập liên tục xảy ra làm cho giá mua đầu vào của một số nguyên liệu như gạo nguyên liệu, lúa để sản xuất ra gạo tăng lên làm cho chi phí mua vào đối với các mặt hàng này của Công ty đã đẩy chi phí giá vốn hàng bán năm 2010- 2011 tăng lên 27,08%. Sang giai đoạn năm 2011- 2012 tình hình kinh tế thế giới đã tương đối ổn định trở lại, còn thị trường trong nước thì với nỗ lực kèm chế lạm phát cùng với các biện pháp
bình ổn giá của chính phủ nhưng giá của các nguyên liệu mua vào để sản xuất các mặt hàng gạo vẫn còn tăng so với năm trước làm cho giá vốn hàng bán của Công ty tăng 17,81%
Ngoài doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động của Công ty cũng có sự biến động qua các năm. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 10.148 triệu đồng, về tỷ lệ là 115,94%, cho thấy Công ty luôn tăng cường các hoạt động bán hàng nhằm nâng cao sản lượng hàng hóa bán ra, cùng với sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ thì chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí vật tư bao bì, chi phí các khoản phí khác, chi phí hoa hồng cho các đại lý cũng tăng theo và giá cả xăng dầu cũng tăng cao trong năm 2010- 2011 đã đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao. Tuy nhiên năm 2012 so với năm 2011 giảm 8.830 triệu đồng, xét về số tương đối là giảm 46,77%, là do chính sách tiết kiệm của công ty đối với một số khoản chi phí bao bì, bốc xếp, vận chuyển và các khoản phí khác. Về chi phí quản lý doanh nghiệp thì tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 305 triệu đồng, về tỷ lệ là 52,94% so với năm 2010 và sang năm 2012 tăng 296 triệu đồng, về tỷ lệ 33,48% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chi phí nhân viên, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí sữa chữa, gia công tài sản cố định tại văn phòng quản lýtăng cao.
Tuy nhiên, do sự biến động của doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động của Công ty đã ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận trước thuế của Công ty. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 1.438 triệu đồng, về tỷ lệ 715,42% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế tăng 868 triệu đồng, về tỷ lệ 52,96% so với năm 2011. Khi đó, thấy được lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.211 triệu đồng, về tỷ lệ là 695,98% và sang năm 2012 sự biến động này tăng 696 triệu đồng, về tỷ lệ 50,25% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng lợi nhuận sau thuế là do sự biến động tăng giảm các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động đã được phân tích ở trên.
Ngoài các nguyên nhân trên ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận còn có các yếu tố ảnh hưởng như: doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính, thu nhập khác, chi phí khác, và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Do Công ty đã sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính thường bị lỗ và lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động bán hàng. Cụ thể, giai đoạn năm 2011 so với năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính tăng với mức 2.092 triệu đồng, về tỷ lệ là 364,46%, khoản tăng doanh thu này chủ yếu đến từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, một phần từ lãi tiền gởi ngân hàng. Tuy nhiên, sang giai đoạn năm 2012 so với
2011 thì khoản doanh thu hoạt động tài chính này giảm 2.427 triệu đồng, tương đương giảm 91,04%, do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, một phần từ lãi tiền gởi ngân hàng giảm đi.
Qua phân tích thấy tình hình lợi nhuận của Công ty luôn biến động tăng qua các năm. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân sự biến động này thì phải đi sâu vào phân tích và làm rõ từng nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Từ sự phân tích đó tìm ra các nguyên nhân cụ thể để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty trong thời gian sắp tới.
Trang 27
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 tại CTCP Hoàng Minh Nhật
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2011/2010 2012/2011
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 586.423 756.600 881.337 170.177 29,02 124.737 16,49
Doanh thu thuần 586.423 756.600 881.337 170.177 29,02 124.737 16,49
Giá vốn hàng bán 575.310 731.132 861.343 155.822 27,08 130.211 17,81
Lợi nhuận gộp 11.113 25.468 19.994 14.355 129,17 (5.474) (21,49)
Doanh thu hoạt động tài chính 574 2.666 239 2.092 364,46 (2.427) (91,04)
Chi phí hoạt động tài chính 2.155 6.848 7.717 4.693 217,77 869 12,69
Chi phí bán hàng 8.754 18.901 10.071 10.148 115,94 (8.830) (46,77)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 579 884 1.180 305 52,94 296 33,48
Thu nhập khác 2 686 1.242 684 34.300,00 556 81,05
Chi phí khác 1 549 0,1 548 54.800,00 (548,9) (99,98)
Lợi nhuận kế toán trước thuế 201 1.639 2.507 1.438 715,42 868 52,96
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 27 254 426 227 840,74 172 67,72
Lợi nhuận sau thuế TNDN 174 1.385 2.081 1.211 695,98 696 50,25
4.2 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.2.1 Phân tích chung tình hình tổng doanh thu thuần
4.2.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu thuần
Doanh thu thuần là toàn bộ số tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại và nó thể hiện mặt giá trị giữa tích số khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán trên đơn vị sản phẩm. Doanh thu là chỉ tiêu gắn liền với lợi nhuận, nó bù dắp các khoản chi phí phát sinh và tạo ra mức lợi nhuận cao, do đó phân tích tình hình biến động doanh thu thuần là vấn đề cần thiết phải nghiên cứu.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh tại CTCP Hoàng Minh Nhật chủ yếu hoạt động bán hàng. Qua bảng 4.2 trang 32 thể hiện tình hình biến động doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2010, 2011, 2012 như sau:
Doanh thu bán hàng thuần tại Công ty tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 170.177 triệu đồng, về tỷ lệ tăng 29,02% và năm 2012 so với năm 2011 tăng 124.737 triệu đồng, tương ướng tăng 16,5%. Nguyên nhân là do sản lượng bán ra của các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng bán ra của Công ty như: gạo 5% và cám tăng. Cụ thể qua bảng 4.3 trang 35 cho thấy sản lượng bán ra mặt hàng gạo 5% năm 2011 tăng 6.142,19 tấn, về tỷ lệ tăng 32,91% so với năm 2010 và sản lượng bán ra năm 2012 tăng 15.446,81 tấn, về tỷ lệ tăng 62,30% so với năm 2011. Qua bảng 4.6 trang 41 cho thấy sản lượng bán ra của cám năm 2011 tăng 11.353,23 tấn,về tỷ lệ tăng 78,33% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 7.330,79 tấn, về tỷ lệ tăng 28,36% so với năm 2011.
Tóm lại doanh thu bán hàng luôn tăng trong 3 năm, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng tiêu thụ, giá bán từng mặt hàng của Công ty. Do đó trong thời gian tới, Công ty cần có những chính sách bán hàng thích hợp nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ góp phần nâng cao doanh thu và tăng lợi nhuận của Công ty.
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất và mở đầu cho một chu kỳ tiếp. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, vốn của doanh nghiệp mới được quay vòng và sinh lời. Tiêu thụ là quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển, được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu. Việc
đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp Công ty xác định được mức độ tăng trưởng và phát triển của đơn vị mình thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến kết cấu doanh thu bán hàng vì đây là một trong những yếu tố góp phần tăng doanh thu, nguồn vốn quan trọng để Công ty tái sản xuất, trang trãi các khoản chi phí. Để làm được điều đó cần phân tích tình hình biến động của doanh thu theo cơ cấu mặt hàng, từ đó biết được tình hình doanh thu của Công ty để các nhà quản lý có cái nhìn tốt hơn, biết được mặt hàng nào chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu, mặt hàng nào đang được ưa chuộng và có nhu cầu lớn trên thị trường, mặt hàng nào có doanh số thấp để từ đó đưa ra giải pháp và kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Hoạt động kinh doanh của CTCP Hoàng Minh Nhật chủ yếu các mặt hàng gạo 5%, gạo thơm, gạo 10%, gạo 15%, gạo 20%, gạo 25%, tấm 1, tấm 2, cám. Tình hình doanh thu theo cơ cấu từng mặt hàng của Công ty trong năm 2010, 2011, 2012 được thể hiện qua bảng 4.2 trang 32 cho thấy tỷ trọng doanh thu của các mặt hàng gạo 5%, gạo 15%, gạo 25%, tấm 1, cám luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh thu của Công ty. Sản lượng bán ra của các mặt hàng này có ý nghĩa quyết định đến lợi nhuận của Công ty. Sự biến động cụ thể doanh thu của từng mặt hàng như sau:
Mặt hàng gạo 5%:
Đây là mặt hàng chủ lực chiếm phần lớn doanh thu của Công ty và sự biến động về sản lượng bán ra hay giá của mặt hàng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Doanh thu của gạo 5% năm 2010 là 181.791 triệu đồng chiếm 31,0% trong tổng doanh thu theo cơ cấu các mặt hàng của Công ty.
Sang năm 2011 doanh thu của gạo 5% là 211.848 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,0% trong tổng cơ cấu các mặt hàng, tăng 30.057 triệu đồng, về tỷ lệ là 16,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu của gạo 5% là 334.908 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,0%, tăng 123.060 triệu đồng, về tỷ lệ là 58,09% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng qua các năm là do có nhiều đơn đặt hàng, sản lượng bán ra tăng.
Mặt hàng gạo 15%:
Gạo 15% cũng là mặt hàng có tỷ trọng cao trong những mặt hàng chủ lực của Công ty. Cụ thể, doanh thu năm 2010 là 140.742 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,00% trong tổng các mặt hàng, năm 2011 có doanh thu là 245.895 triệuđồng, chiếm tỷ trọng 32,50%, tăng hơn so với năm 2010 là 105.153 triệu đồng, về tỷ lệ là 74,71%. Nguyên nhân là do sản lượng của năm 2011 tăng
được thể hiện qua bảng 4.4 trang 37. Sang năm 2012 doanh thu của mặt hàng gạo 15% là 172.742 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,60%, giảm 73.153 triệu đồng, về tỷ lệ là 29,75% so với năm 2011. Nguyên nhân là do giảm bớt hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này và tình hình tiêu thụ trong nước cung không ổn định trong năm 2012.
Mặt hàng cám:
Cám cũng là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao của Công ty. Doanh thu của mặt hàng này năm 2011 tăng 48.604 triệu đồng, về tỷ lệ là 63,76% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh thu tăng 18.819 triệu đồng, về tỷ lệ là 15,07% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh thu mặt hàng cám tăng qua các năm là do Công ty có nhiều hợp đồng cung cấp cám cho cơ sở chân nuôi một lượng không nhỏ.
Mặt hàng tấm 1:
Tấm cũng là mặt hàng có doanh thu tương đối cao trong cơ cấu doanh thu của Công ty. Doanh thu của mặt hàng này năm 2011 tăng 3.397 triệu đồng, về tỷ lệ là 4,14% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh thu mặt hàng tấm 1