Bảng 4.3 Tỷ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua 3 năm 2011, 2012, 2013
2011 2012 2013
1.Tổng tài sản Đồng 990.664.623 1.571.089.920 2.163.287.512 2.Vốn chủ sở hữu Đồng 200.000.000 200.000.000 200.000.000 3.Tổng doanh thu thuần Đồng 1.261.287.596 2.568.516.592 5.045.882.387 4.Lợi nhuận ròng Đồng 23.235.810 -18.232.101 34.840.348
5.Lãi gộp Đồng 187.132.270 166.321.152 450.962.714
6.ROS (4/3) % 1,8 -0,7 0,7
7.ROA (4/1) % 2,35 -1,16 1,6
8.ROE (4/2) % 11,6 -9,1 17,4
9.Lãi gộp trên doanh thu (5/3) % 14,8 6,5 8,9
Chỉ tiêu ĐVT Năm
Nguồn:bảng cân đối kế toán của DNTN Tài Toàn Phát 3 năm 2011, 2012, 2013
Bảng 4.4 Tỷ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
4.2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Từ số liệu ở bảng 4.3 cho thấy trong năm 2011 công ty có tỷ lệ ROS đạt 1,8% nhưng sang năm 2012 thì tỉ lệ này bị âm 0,7% chứng tỏ công ty hoạt động không hiệu quả, nguyên nhân là do chi phí đầu vào đều tăng, thị trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn và các hàng hóa của doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt với các hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng vì thế năm 2012 có thể nói là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2013 thì tình hình khó khăn của công ty
68
cũng giảm rõ rệt thể hiện ở tỷ lệ ROS của công ty đạt 0,7% mặc dù thấp hơn so với năm 2011 nhưng tăng lên đáng kể so với năm 2012.
Cũng từ bảng số liệu trên cho thấy ROS sáu tháng đầu năm 2014 đạt 7,97%, tăng 169% so với sáu tháng đầu năm 2013, sáu tháng đầu năm công ty hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2014 tăng rất cao. Chứng tỏ trong sáu tháng đầu năm 2014 nền kinh tế có bước phục hồi làm cho chi phí đầu vào tương đối ổn định.
4.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu ở bảng 4.3 cho thấy, giai đoạn 2011 – 2013 tỷ số ROA tương đối thấp và có xu hướng giảm, đặc biệt trong năm 2012 do tình hình hoạt động của doanh nghiệp không ổn định và gặp nhiều khó khăn nên doanh nghiệp bị thua lỗ vì thế tỷ số ROA của doanh nghiệp ở mức rất thấp và âm đến 1,16% tức là cứ 100 đồng trên tài sản có thì công ty bị lỗ 1,16 đồng. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tỷ số ROA có xu hướng tăng lên mặc dù không bằng năm 2011 nhưng lại cao hơn rất nhiều so với năm 2012 điều này cho thấy sự cố gắng vượt bật của doanh nghiệp trong năm 2013.
Sáu tháng đầu năm 2014 tỷ số ROA đạt 8,3%, tức cứ 100 đồng trên tài sản thì doanh nghiệp thu được 8,3 đồng lợi nhuận. Sáu tháng đầu năm 2013 là 2,6%. So với năm sáu tháng đầu năm 2013 thì sáu tháng đầu năm 2014 tăng rất cao. Chứng tỏ khả năng sinh lợi của tổng tài sản trong sáu tháng đầu năm đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do sự co gắng của toàn thể nhân viên trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
69
4.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ bảng 4.3 cho thấy tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp qua 3 năm biến động đáng kể và đột biến nhất là trong năm 2012 tỷ số ROE âm đến 9,1% điều này cho thấy cứ 100 đồng trên vốn tự có mà doanh nghiệp bỏ ra thì doanh nghiệp không thu được một đồng lợi nhuận mà còn lỗ đến 9,1đồng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, điều này khiến cho khả năng tích tụ vốn bị hạn chế và phải phụ thuộc lớn vào vay nợ Ngân hàng trong việc đáp ứng các nhu cầu đầu tư mới. Nhưng đến năm 2013 do khối lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp tăng và chi phí hoạt động tài chính giảm, bên cạnh đó do chi phí kinh doanh tăng nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu từ bán hàng hóa nên phần doanh thu vẫn bù đắp được các khoản chi phí. Vì vậy lợi nhuận của công ty tăng rất nhiều so với năm 2012 vì thế ROE của công ty cũng tăng lên đáng kể so với 2 năm trước tức là cứ 100 đồng bỏ ra doanh nghiệp sẽ tạo ra 17,4 đồng lợi nhuận.
Sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 22,9%. Đến sáu tháng đầu năm 2014 la 122,4 %. So với năm 2013 tỷ số lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu tăng rất cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn trong năm 2014 có hiệu quả. Cứ 100 đồng trên vốn tự có doanh nghiệp sẽ tạo ra 122,4 đồng lợi nhuận.
4.2.2.4 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Qua bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm 2012 là 6,5%. Nghĩa là lãi gộp chiếm 6,5% trong doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8,3%. Chính vì tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm 2012 chiếm tỷ trọng thấp nên không bù đắp được chi phí phát sinh trong năm 2012, dẫn đến lợi nhuận trong năm 2012 bị âm. Sang năm 2013, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu tăng lên 8,9%. Tăng 36,9% so với năm 2013. Điều này cho thấy tỷ lệ lãi gộp trong doanh thu của năm 2013 chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 giá hàng hóa mua vào tương đối ổn định. Làm giảm chi phí giá vốn. Dẫn đến lãi gộp trên doanh thu 2013 tăng cao.
Tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2013 đạt 6,4%, qua sáu tháng đầu năm 2014 tăng lên 9,1%. Điều này chứng tỏ gía hàng hóa mua vào ổn định từ đầu năm 2013 đến sáu tháng đầu năm 2014. Chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu. Vì vậy lợi nhuận gộp tăng từ năm 2013 . Và tăng dần đến sáu tháng đầu năm 2014.
70
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DNTN TÀI TOÀN PHÁT 5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán
5.1.1.1 Về thực hiện chế độ công tác kế toán
* Ưu điểm
- Hiện nay doanh nghiệp đã áp dụng chế độ kế toán đúng với Quyết định số: 48/2006 /QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Tất cả các chứng từ gốc trước khi giao cho kế toán đã được kiểm tra, đối chiếu vì vậy giúp cho kế toán tránh nhập dữ liệu sai sót các loại hóa đơn, chứng từ…
- Tất cả các chứng từ gốc, sổ kế toán đều tập trung ở bộ phận kế toán nên việc bảo quản và lưu trữ sẽ dễ dàng hơn.
- Tất cả các chứng từ gốc trước khi giao cho kế toán đã được kiểm tra, đối chiếu vì vậy giúp cho kế toán tránh nhập dữ liệu sai sót các loại hóa đơn, chứng từ…
- Về sổ sách, chứng từ trong công ty được lưu trữ khá tốt, đảm bảo cho công tác hạch toán một cách đầy đủ.
- Doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán vào hạch toán, hệ thống mẫu sổ sách, báo cáo được thiết lập sẳn, do đó số liệu được rút trích tự động, điều đó đã giảm nhẹ rất nhiều trong công tác kế toán. Trên cơ sở đó luồng thông tin giữa các pḥòng ban được cung cấp nhanh chóng, chính xác giúp các bộ phận phối hợp hoạt động, chủ doanh nghiệp ra quyết định kịp thời, tránh những tình trạng tiêu cực trong quản lý.
- Mọi hoạt động thu, chi đều phải dưạ trên chứng từ đã được ký duyệt, thể hiện sự kiểm soát tốt tình hình thu chi tiền mặt. Những hoạt động khác từ các bộ phận đều phải thông qua sự xét duyệt của chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền.
- Hệ thống tài khoản kế toán vận dụng cho công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty tương đối đầy đủ và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin kiểm tra. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh chính xác, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Chế độ chứng từ kế toán được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng quy định, chuẩn mực và Luật kế toán có đầy đủ các yếu tố qui định cho 1 chứng từ như: tên chứng từ, ngày tháng năm phát hành chứng từ, nội dung thể hiện trên chứng từ, chữ ký các bên có liên quan,.. Tất cả những chứng từ kinh
71
doanh đều được kiểm tra và lưu giữ tại phòng kế toán, thuận lợi cho việc kiểm tra.
- Sổ sách kế toán được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng quy định, chuẩn mực và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Sổ sách kế toán đầy đủ thông tin về tên đơn vị kế toán, tên sổ, số hiệu và tên tài khoản, tên người ghi sổ, ngày bắt đầu, đánh số trang,…
- Báo cáo tài chính được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng quy định, chuẩn mực và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Các báo cáo được phản ánh đầy đủ thông tin, nội dung chính xác.
* Nhược điểm
Bên cạnh những mặt đạt đươc trên thì công ty còn có những hạn chế sau cần khắc phục:
Về chứng từ:trong chu trình doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Khi bán hàng, bộ phận bán hàng lập hóa đơn GTGT, sau đó hóa đơn được chuyển ngay cho bộ phận kho và khách hàng mà hóa đơn vẫn chưa được duyệt. Vì vậy, nếu có xảy ra sai xót gì trong quá trình lập thì rất khó khắc phục.
Về nguồn cung ứng: doanh nghiệp kinh doanh theo dạng thương mại dịch vụ, không sản xuất ra sản phẩm nên nguồn hàng phải lệ thuộc vào nhà cung ứng. Từ đó gây khó khăn về thời gian và chi phí.
Doanh nghiệp chưa có những khoản chiết khấu cho khách hàng và những khoản giảm giá để thu hút được nhiều khách hàng.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp còn yếu cho nên doanh nghiệp đã vay nợ ngân hàng, làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng lên kéo theo lợi nhuận đạt được không cao.
5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán
* Ưu điểm
- Bộ máy kế toán tập trung, việc tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ thuận tiện cho công tác kiểm tra theo dõi trong quá trình hoạt động của công ty. Tất cả các công việc như kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, lập báo cáo , xử lý thông tin… được thực hiện tập trung ở phòng kế toán.
- Tiết kiệm được chi phí hoạt động nhờ sự phân công tổ chức tốt, đúng người, đúng việc. Công việc nhanh gọn, sai sót ít xảy ra và hiệu suất làm việc rất cao nhờ áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
- Trong doanh nghiệp nhân viên kế toán được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán.
- Mỗi nhân viên kế toán được phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng thuận tiện trong việc kiểm tra, đối chiếu tiết kiệm được thời gian và công việc không bị chồng chéo. Hàng tháng luôn có sự kiểm tra, đối chiếu giữa các
72
nghiệp vụ phát sinh trong kỳ với sổ sách kế toán để qua đó có sự điều chỉnh kịp thời các nghiệp vụ chưa phù hợp.
* Nhược điểm
- Trang thiết bị thông tin, tin học để phục vụ cho quy trình quản lý, báo cáo còn thiếu thốn, chậm chạp, chương trình nâng cao hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư nhiều và chậm.
- Việc cập nhật những văn bản, quy định và thông tư mới ban hành về việc hướng dẫn công tác hạch toán kế toán của Bộ Tài chính vẫn chưa thực hiện tốt, cụ thể việc trích khấu hao TSCĐ đến nay doanh nghiệp vẫn thực hiện theo Thông Tư 206/2003 thay vì Thông Tư mới là 45/2013/TT-BTC
- Tuổi nghề của kế toán tại doanh nghiệp vẫn chưa cao, vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải theo dõi sát tình hình thu chi của doanh nghiệp, thường xuyên có những đợt kiểm tra nhằm phát hiện sớm những rủi ro để kịp thời khắc phục.
5.1.2 Nhận xét về kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Tài Toàn Phát tại DNTN Tài Toàn Phát
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Tài Toàn Phát ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp cũng tương đối tốt, mặc dù lợi nhuận trong năm 2012 không có lợi nhuận nhưng đến năm 2013 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng tương đối cao. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu tăng 50%.
Trong năm 2012 doanh thu vẫn tăng qua các năm nhưng chi phí lại tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến lợi nhuận công ty giảm trong năm 2012. Vì vậy các chỉ tiêu khả năng sinh lời qua các năm giảm, cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa có hiệu quả, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm qua các năm. Trong khi đó doanh nghiệp sử dụng vốn đạt hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm.
5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh là phần việc cơ bản nhất bởi vì nó quyết định đến toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu mua bán hàng hóa, chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết quả bán hàng, phản ánh tình hình biến động của vốn hàng hóa một cách đầy đủ cũng như tổ chức sổ kế toán chi tiết, tổng hợp khoa học để theo dõi, xác định đúng doanh thu, kết quả,… Đồng thời, hoàn thiện việc lập kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán là cơ sở đúng đắn của công tác kế toán ban đầu của cả quá trình tiêu thụ hàng hóa và kết quả tiêu thụ hàng hóa.
- Về mặt quản lý công tác hạch toán kế toán công ty cần phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên hơn, thừờng xuyên tiến hành kiểm tra đột xuất tất cả các khâu trong quá trình hạch toán tiêu thụ cũng như đối với
73
các nghiệp vụ khác, đặc biệt trong kiểm tra các chứng từ ban đầu đảm bảo các chứng từ đó phải có đầy đủ cơ sở pháp lý.
- Công ty cần thường xuyên cập nhật những văn bản, quy định và thông tư mới ban hành về việc hướng dẫn công tác hạch toán kế toán của Bộ Tài chính.
- Thường xuyên đối chiếu sổ sách giữa các nhân viên kế toán và kế toán trưởng, nếu phát hiện sai sót thì kịp thời chấn chỉnh.
- Đẩy mạnh việc thanh toán với khách hàng có phát sinh công nợ qua Ngân hàng nhằm giảm bớt việc dùng tiền mặt vừa không an toàn vừa bất tiện.
- Cần tạo điều kiện cho tất cả các nhân viên phòng kế toán tiếp cận thông tin trong lĩnh vực kế toán, bồi dưỡng kiến thức mới nhất về kế toán, những chuẩn mực kế toán mới, nâng cao thêm kiến thức về tin học hóa giúp công ty đạt hiệu quả hơn.
5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trong kinh doanh mục đích cuối cùng là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận lại bị ảnh hưởng trực tiếp từ doanh thu và chi phí, vì vậy ta phải quan tâm nhiều vào chi phí. Đối với DNTN Tài Toàn Phát cần phải giữ được những khách hàng tiềm năng, vì những khách hàng này có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng