Nguyên lý làm việc:

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống treo trên ôtô (Trang 79 - 80)

II. THEO BỘ PHẬN DẪN HƯỚNG:

2. Hệ thống treo phụ thuộc:

2.1 Nguyên lý làm việc:

Khi ôtô chạy trên đường, do mặt đường không bằng phẳng làm cho khung xe dao động theo phương thẳng đứng (nhờ bộ phận dẫn động của xe), bộ phận đàn hồi (nhíp lá), bộ phận giảm chấn (giảm xóc), được bắt với khung xe nên khi khung xe dao động làm cho bộ phận này dao động theo. Khi đó sẽ có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng, vì vậy dao động sẽ tắt dần.

Bộ phận đàn hồi (đa phần là nhíp lá): Do các nhíp được ép sát vào nhau nhờ vào gồng nên khi nhíp dao động sẽ sinh ra ma sát giữa các lá nhíp, làm cho xe vừa chuyển động êm dịu và dao động cũng dập tắt từ từ.

Bộ phận giảm chấn (giảm xóc): Là bộ phận hấp thụ năng lượng cơ học giữa bánh xe và thân xe. Ngày nay thường sử dụng loại nhíp giảm chấn thủy lực có tác dụng hai chiều trả và nén (Hình 3.21). Ở hành trình nén của giảm chấn (bánh xe dịch chuyển đến gần khung xe) giảm chấn giảm bớt xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung. Ở hành trình trả (bánh xe dịch chuyển ra xa khung), giảm chấn giảm bớt xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung. Ở hành trình này giảm chấn giảm bớt xung lực va đập của bánh xe lên đường tạo điều kiện “ êm “ bánh xe trên mặt đường và giảm bớt phản lực truyền ngược từ mặt đường tác dụng ngược vào thân xe. Thanh ổn định: Những thế hệ xe ngày nay đã và đang trang bị thanh ổn định, nó hoạt động như sau: Khi xe chuyển động trên nền đường không bằng phẳng hoặc quay vòng, dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc độ nghiêng của thân xe, phản lực thẳng đứng của hai bánh xe trên một cầu thay đổi dẫn tới tăng độ nghiêng của thùng xe và làm xấu khả năng truyền lực dọc lực bên của bánh xe với mặt đường. Nhờ thanh ổn định sẽ san đều phản lực thẳng đứng ở hai bánh giúp cho xe chuyển động ổn định hơn. Ví dụ về hệ thống treo phụ thuộc Hình 3.64:

Ta tìm hiểu ưu và nhược điểm của hệ thống treo phụ thuộc: - Nhược điểm:

+ Khoảng không gian phía dưới sàn xe phải lớn để đảm bảo cho dầm cầu có thể thay đổi vị trí, do vậy chiều cao trọng tâm cần phải lớn, vì chuyển động của bánh xe phải và trái có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.

+ Sự nối cứng giữa hai bánh xe nhờ vào dầm cầu liền gây nên các trạng thái điển hình về động học. Nếu bố trí hệ thống treo này cho cầu trước dẫn hướng sẽ làm mất đi tính ổn định trong khi chuyển động trên đường không bằng phẳng.

+ Khối lượng phần không được treo rất lớn, đặc biệt là ở cầu chủ động. Nên xe chạy trên đường không bằng phẳng, tải trọng động sinh ra sẽ gây nên va đập mạnh giữa phần treo và phần không treo làm giảm độ êm dịu, làm xấu sự tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường đến chuyển động.

+ Do hai bánh xe được gắn với nhau, cùng một trục chính, theo tải trọng điều này gây ra mất ổn định khi xe qua góc hoặc cua.

- Ưu điểm:

+ Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được ổn định, do vậy độ mòn lốp xe ít.

+ Khi chịu lực bên (ly tâm, đường ngang, gió bên) hai bánh xe liên kết cứng làm hạn chế hiện tượng trượt bên của bánh xe.

+ Công nghệ chế tạo đơn giản, số lượng các chi tiết ít, dễ tháo lắp và sửa chữa và bảo dưỡng, giá thành thấp.

+ Nếu hệ thống treo có phần tử đàn hồi loại nhíp thì nó làm được cả nhiệm vụ của phần tử dẫn hướng.

+ Khả năng chịu tải cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống treo trên ôtô (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)