Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 31)

5. Phương pháp thu thập dữ liệu

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị

1.1.6.1Tác động của Chính Phủ

 Nhiều chuỗi giá trị hoạt động trong một môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị và pháp luật, những nhân tố cơ bản và dịch vụ hỗ trợ. Những nhân tố của môi trường mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng tới sản xuất và phân phối, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị.Vai trò của Chính phủ để phát triển nông nghiệp, nơi mà chuỗi giá trị hoạt động có thể được thấy từ chính sách và điều chỉnh trong giới hạn của số lượng và chất lượng để tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

 Các nhân tố này có thể là một trong những yếu tố sau: luật pháp, tài chính, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, tiêu chuẩn, quyền sở hữu, nghiên cứu và phát triển … Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuỗi giá trị. Ví dụ: bộ phận R & D rất quan trọng trong việc phát hiện ra sự sáng tạo trong phát triển sản xuất,

đóng gói và những quy trình khác giữa quá trình chuyên chở, đóng gói, kho bãi và vận chuyển. Trong khi đó, các tổ chức tài chính là cầu nối cho các khoản vay vốn và đầu tư. Cuối cùng, các dịch vụ hỗ trợ bao gồm vận tải, đóng, kho bãi, phương tiện truyền thông, các dịch vụ xuất nhập khẩu… Như hàm ý trong tên của nó, các dịch vụ hỗ trợ làm cho thuận tiện sự hoạt động của chuỗi giá trị. Ví dụ, vận tải là một yếu tố then chốt để giao hàng hóa đúng lúc và nhanh chóng nhằm đảm bảo giá trị và chất lượng sản phẩm. Một hệ thống vận tải hiệu quả có thể hiểu là để tiết kiệm chi phí trong quá trình giao hàng, giảm hàng hóa tồn kho, hạn chế việc giảm chất lượng và sự hao hụt. Thông tin và kỹ thuật truyền thông rất quan trọng trong việc tối thiểu hóa chi phí, giúp nhà sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng và tăng độ tin cậy trong việc giao hàng hóa đúng chủng loạ

III. Lãi 49.000 56.500 105.000 IV. Tỷ lệ lợi nhuận/Chi phí (%) 11.9 10.8 16.3 Nhận xét:

Trong các khâu trung gian thì hoạt động thu mua sản phẩm rau chiếm chi phí cao nhất và tăng lên theo từng tác nhân tham gia chuỗi.

Giá trị tăng thêm ở các tác nhân trung gian thấp 61.000-65.000 đồng/tạ sản phẩm rau an toàn

Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trung gian với khâu sản xuất thì tỷ lệ lợi nhuận của các tác nhân trung gian cao hơn nhiều, tỷ lệ lợi nhuận các tác nhân trung gian thường cao gấp 1.2-3 lần.

Điều đó thể hiện sự phân phối lợi nhuận chưa hợp lý giữa các khâu trung gian và khâu sản xuất.

Bảng 2.10: Phần giá trị tăng thêm qua từng khâu trong chuỗi (tính cho tạ sản phẩm rau)

Chỉ tiêu Nông dân Thu gom Bán buôn Bán lẻ Bắp cải Cải ngọt Bắp cải Cải ngọt Bắp cải Cải ngọt Bắp cải Cải ngọt Giá trị tạo ra 238.250 157.080 61.000 62.000 63.500 63.500 65.000 64.000 Lợi nhuận 111.750 92.920 49.000 38.000 56.500 36.500 105.000 86.000

Tỷ lệ lợi nhuận/ giá trị tạo ra (%)

47 59.2 80 61.3 89 57.5 162 134.4

2.2.1.5 Người tiêu dùng

Khách hàng tiêu dùng sản phẩm RAT bao gồm 2 nhóm:

- Khách hàng cá nhân: là người tiêu dùng mua sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của gia đình. Họ thường mua sản phẩm tại các chợ gần nhà, thói quen mua sắm tại chỗ người bán có uy tín hoặc quen biết.

+ Hiện nay, người tiêu dùng không phân biệt được rau thường và RAT, chưa tin tưởng vào một thương hiệu RAT nào.

+ Họ rất kỳ vọng và mong muốn được tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn nhưng tâm lý của người tiêu dùng là thích mua giá rẻ.

+ Rau mà người tiêu dùng nhận được phải trải qua nhiều trung gian nên chất lượng có phần giảm mà giá bán lại cao.

+ Xu hướng hiện nay, đối với những người có thu nhập cao thì thường thích mua rau tại các siêu thị, khi mua rau tại siêu thị thì người tiêu dùng an tâm, tin tưởng hơn là mua tại các chợ.

- Khách hàng tổ chức: là các bếp ăn tập thể, nhà trẻ, bệnh viện, trường học... Họ là khách hàng tiêu thụ sản phẩm thường xuyên và ổn định. So với khách hàng cá nhân thì nhóm khách hàng này đòi hỏi cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.3 Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị - Đối với rau cải ngọt: - Đối với rau cải ngọt:

Bảng 2.11: Phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu quả chuỗi (tính cho 1 kg cải ngọt)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Nông dân Thu gom Bán buôn Bán lẻ Tiêu dùng

Giá bán 1000 2.500 3.500 4.500 6.000 Chi phí 1000 1.5708 3.120 4.135 5.140 6.000 Giá trị tăng thêm 1000 1.5708 0.62 0.635 0.64 Lợi nhuận 1000 0.9292 0.380 0.365 0.860 Tỷ lệ lợi nhuận/Chi phí % 59.2 12.2 8.8 16.7

- Đối với rau bắp cải:

Bảng 2.12: Phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu quả chuỗi (tính cho 1 kg bắp cải)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Nông dân Thu gom Bán buôn Bán lẻ Tiêu dùng

Giá bán 1000 3.500 4.600 5.800 7.500 Chi phí 1000 2.3825 4.110 5.235 6.450 7.500 Giá trị tăng thêm 1000 2.3825 0.61 0.635 0.65 Lợi nhuận 1000 1.1175 0.490 0.565 1.050 Tỷ lệ lợi nhuận/Chi phí % 46.9 11.9 10.8 16.3

2.3.1 Mặt tích cực chuỗi giá trị đem lại

- Tạo ra lợi nhuận cao cho các tác nhân tham gia chuỗi

- Tạo công ăn việc làm cho nông dân với thu nhập cao hơn so với sản xuất kinh doanh sản phẩm rau thường

- Tạo ra dòng lưu thông cho sản phẩm rau an toàn - Tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm rau an toàn

2.3.2 Các hạn chế trong chuỗi

- Khâu sản xuất:

+ Hầu hết các hộ nông dân đều được tập huấn về quy trình canh tác, tuy nhiên nông dân chưa tích cực áp dụng quy trình này vào trong sản xuất.

+ Nông dân sản xuất thiếu thông tin về quy trình sản xuất, thông tin về giống… + Điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất

+ Chất lượng cây giống chưa đảm bảo.

+ Cách thức sử dụng phân bón, thuốc BVTV chưa đúng cách

+ Quá trình sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa được chú trọng + Chưa có thương hiệu RAT nên người nông dân chưa yên tâm sản xuất

+ Lợi nhuận đạt được thấp hơn so với các tác nhân khác tham gia trong chuỗi và chưa tương xứng với giá trị tạo ra.

- Khâu tiêu thụ: + Người thu gom:

Ít quan tâm đến kỹ thuật sơ chế sản phẩm khi thu mua

Chưa có đầu mối tiêu thụ ổn định, giá cả bấp bênh

Số lượng chủng loại rau thu mua từ nông dân sản xuất chưa ổn địnhm phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất

Chưa tiếp cận được kênh tiêu thụ hiện đại (như hệ thống siêu thị…) + Người bán buôn:

Chưa bảo quản sản phẩm tốt làm giảm chất lượng sản phẩm

Chưa quan tâm tới nguồn gốc sản phẩm, chưa kiểm soát tốt nguồn cung + Người bán lẻ:

Ít quan tâm tới kỹ thuật bảo quản, sơ chế Không kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm

Thường là thu mua và bán trong ngày nên không có phương tiện bảo quản - Người tiêu dùng:

+ Chưa phân biệt được RAT với sản phẩm rau thường + Chưa tin tưởng vào thương hiệu RAT

2.3.3 Kết luận

(Với giá trị tạo ra trong chuỗi, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được tỷ lệ đóng góp giá trị trong chuỗi giá trị rau an toàn theo sơ đồ dưới đây:

Hình 2.3: Tỷ lệ tạo ra giá trị cho sản phẩm rau an toàn trong chuỗi giá trị

Để tạo ra giá trị cho sản phẩm rau an toàn, các nhân tố tác động tới từng tác nhân trong chuỗi bao gồm:

- Đối với tác nhân sản xuất:

+ Điều kiện tự nhiên + Giá các yếu tố đầu vào

+ Trình độ kỹ thuật sản xuất rau an toàn

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ở địa phương - Đối với các tác nhân trung gian:

+ Chi phí thu mua

+ Chi phí chế biến và bảo quản sản phẩm rau an toàn

+ Mức độ quan tâm tới hoạt động sơ chế, chế biến, kiểm tra chất lượng sản phẩm + Các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

+ Thói quen mua sắm, xu hướng tiêu dùng của thị trường

Kết luận chung:

Nhu cầu rau an toàn (RAT) tại Hà Nội ngày càng gia tăng, đó là một thực trạng rõ ràng. Tuy nhiên, một nghịch lý đang diễn ra là trong khi các doanh nghiệp thường đi tiên phong trong những lĩnh vực có nhu cầu cao thì đối với thị trường rau an toàn, sự tham gia của các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế. Do thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp nên việc tiêu thụ rau an toàn vẫn mang tính chất mua bán nhỏ lẻ, chưa có chiến lược kinh doanh hay xây dựng thương hiệu đủ tầm cho rau an toàn. Cũng vì thế mà đến nay mặc dù nhu cầu rau an toàn cao nhưng người sản xuất rau an toàn vẫn không bán được hàng trong khi người tiêu dùng cũng chưa mặn mà với những sản phẩm có dán nhãn rau an toàn hoặc được công bố là rau an toàn bởi không thực sự tin tưởng vào chất lượng.

Có thể nói, với tình hình thị trường như hiện nay, kinh doanh RAT đầy rủi ro bởi sự tác động của nhiều yếu tố như sản phẩm mang tính đặc thù chỉ bán được trong ngày, giá trị thấp, lãi ít, chi phí vận chuyển, thuê cửa hàng lại cao.. Số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất RAT thấp do rủi ro cao trong khi lợi nhuận thấp và chưa có chính sách hỗ trợ thỏa đáng.

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Quan điểm và phương hướng vận dụng chuỗi

3.1.1 Mô hình chuỗi nâng cấp

Hình 3.1: Chuỗi giá trị nâng cấp

- Người sản xuất: liên kết với doanh nghiệp trong việc nhận hỗ trợ về: giống, phân bón, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình sản xuất… sản xuất cung ứng cho doanh nghiệp rau an toàn cả về số lượng và chất lượng sản phẩm theo thỏa thuận

- Doanh nghiệp: thỏa thuận hỗ trợ người nông dân sản xuất các yếu tố về kỹ thuật, cung ứng đầu vào…; đảm bảo thu mua sản phẩm từ người sản xuất cả về số lượng và giá cả hợp lý; đồng thời thu nhận tín hiệu từ thị trường để cung cấp thông tin cho người sản xuất.

3.1.2 Đánh giá hiệu quả chuỗi nâng cấp

Bảng 3.1: Đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp tham gia chuỗi nâng cấp: (tính cho 1 tạ sản phẩm rau; số liệu từ công ty phân phối sản phẩm rau an toàn Hương Cảnh, xã

Văn Đức Gia Lâm)

Chỉ tiêu (đơn vị nghìn) Doanh nghiệp liên kết

Bắp cải Cải ngọt

I. Tổng chi phí 583.000 488.000

1. Chi phí cố định 33.000 38.000

- Khấu hao dụng cụ 25.000 30.000

- Thuê kiot/địa điểm bán 8.000 8.000

2. Chi phí biến đổi 535.000 435.000

- Mua sản phẩm 400.000 300.000

- Bao bì 20.000 20.000

- Lao động 100.000 100.000

- Xăng xe 15.000 15.000

3. Chi phí khác 15.000 15.000

II. Doanh thu 700.000 600.000

III. Lãi 117.000 112.000

IV. Tỷ lệ lợi nhuận/Chi phí (%)

20.07 22.95

Bảng 3.2: Phân phối lợi nhuận và giá trị tăng thêm của nông dân sản xuất và doanh nghiệp liên kết (tính cho 1kg sản phẩm rau an toàn)

Chỉ tiêu Nông dân sản xuất Doanh nghiệp liên kết Tiêu dùng Bắp cải Cải ngọt Bắp cải Cải ngọt Bắp cải Cải ngọt

Giá bán 4.000 3.000 7.000 6.000

Giá trị tăng thêm 2.3825 1.5708 1.830 1.880 Lợi nhuận 1.6175 1.4292 1.170 1.120 Tỷ lệ lợi nhuận/Chi phí (%) 67.89 91 20.07 22.95 Tỷ lệ lợi nhuận/giá trị tăng thêm (%) 67.89 91 63.93 59.57

Bảng 3.3: Bảng so sánh tác nhân doanh nghiệp khi tham gia 2 chuỗi giá trị

Chỉ tiêu Chuỗi giá trị ban đầu Chuỗi giá trị nâng cấp Bắp cải Cải ngọt Bắp cải Cải ngọt Mức độ tham gia chuỗi < 20% 48% Mức độ chủ động trong thu mua và tiêu thụ sản phẩm Thấp, Trung bình Cao Lợi nhuận khi tham gia chuỗi

Từ bảng số liệu nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận xét về chuỗi giá trị nâng cấp:

- Giá trị tăng thêm tạo ra bởi mỗi tác nhân ngang nhau, tương ứng là tỷ lệ lợi nhuận cho mỗi tác nhân cho thấy sự phân chia hợp lý: người nông dân sản xuất tạo ra nhiều giá trị hơn nên nhận được lợi nhuận lớn hơn (67.89% và 63.93% đối với sản phẩm rau bắp cải)

- Người tiêu dùng cuối cùng được hưởng mức giá thấp hơn so với chuỗi giá trị ban đầu (7.000/kg bắp cải so với 7.500/kg bắp cải)

- Sản phẩm rau trong chuỗi khi đi đến người tiêu dùng đảm bảo hơn về chất lượng khi thời gian sản phẩm trong chuỗi ngắn hơn.

- Sự tham gia của tác nhân doanh nghiệp cao 48.41% đảm bảo chất lượng sản phẩm rau an toàn cũng như sự phát triển ổn định của chuỗi.

3.1.3 Đánh giá chuỗi nâng cấp so với chuỗi giá trị ban đầu

Giá trị lợi nhuận của người sản xuất tăng thêm khi tham gia chuỗi nâng cấp: gấp 1.45 lần đối với sản phẩm bắp cải và 1.54 lần đối với rau cải ngọt

Về phía doanh nghiệp liên kết:

- Trong chuỗi giá trị ban đầu, các doanh nghiệp thường chỉ tham gia khâu tiêu thụ cuối cùng, tỷ lệ tham gia chuỗi thấp dưới 20%; mức lợi nhuận thu được thấp hơn so với chuỗi nâng cấp 1.1 lần đối với sản phẩm bắp cải, 1.3 lần đối với rau cải ngọt

- Tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi nâng cấp cao, 48.41%, mang tính chất bền vững , ổn định hơn chuỗi giá trị ban đầu

- Liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất bền vững hơn khi lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi lớn hơn

=> Phát triển chuỗi giá trị rau an toàn với 2 tác nhân tham gia

3.2 Thuận lợi và khó khăn phát triển chuỗi

3.2.1 Thuận lợi

- Mô hình chuỗi giá trị đem lại lợi nhuận cao, mang tính chất lâu bền cho các tác nhân tham gia chuỗi nên thu hút sự tham gia tích cực từ các tác nhân, trong đó khuyến khích được bộ phận nông dân sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo cung ứng lượng rau an toàn cả về số lượng và chất lượng cho tiêu dùng của thành phố Hà Nội.

- Mô hình ít khâu trung gian, ít tác nhân tham gia nên dễ triển khai vận dụng

3.2.2 Khó khăn

- Người sản xuất:

+ Việc sản xuất chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, theo kinh nghiệm, thói quen, có bộ phận không theo một quy trình sản xuất thống nhất nào, khó thay đổi thói quen sản xuất trong thời gian ngắn của người nông dân.

+ Kiểu sản xuất nhỏ lẻ chưa tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, đảm bảo sự an toàn đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.

+ Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn làm theo tự phát, mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định.

+ Tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các tư thương gom hàng khi giá mua cao hơn thường xuyên xảy ra… Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”.

- Doanh nghiệp làm trung gian phân phối giữa sản xuất và tiêu dùng

+ Đầu tư sản xuất trong nông nghiệp hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn, bên cạnh đó làchính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất còn chưa cụ thể nên phần lớn các doanh nghiệp lớn còn chưa mặn mà với kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

+ Việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)