PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa hai vụ của nông hộ tại công ty nông nghiệp cờ đỏ nông trường cờ đỏ, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 45 - 52)

XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ

4.3.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa hai vụ * Vụ Đông Xuân

Năng suất lúa của việc sản xuất lúa chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố tác động khác nhau, trong đó có những nhân tố có lợi và bất lợi. Mô hình hồi quy giúp ta xác định, những yếu tố đầu vào nào tác động đến sản lƣợng đạt đƣợc từ

tốt. Sau khi tính toán xử lý số liệu trên Excel và chạy phƣơng trình hồi quy bằng phần mềm Stata11, ta đƣợc bảng số liệu cho vụ Đông Xuân nhƣ sau:

Bảng 4.10: Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất vụ Đông Xuân

Nhân tố Hệ số β P>|t| lnX1 Lƣợng giống -0,0177984 0,631 lnX2 Kinh nghiệm 0,0799095 0,000* lnX3 Lƣợng N -0,0396728 0,281 lnX4 Lƣợng P 0,0354603 0,337 lnX5 Lƣợng K -0,0282833 0,098**

lnX6 Ngày công lao động 0,0232291 0,324

lnX7 Chi phí thuốc BVTV 0,1328817 0,000* X8 Tập huấn 0,2464329 0,000* lnα0 Hằng số 5,420931 0,000 R-squared 0,5790 Adj R-squared 0,5316 Prob > F 0,0000

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ tại Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ 2013 Ghi chú: * và ** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%

Ta có, Prob>F = 0,0000 < α=10%  bác bỏ giả thuyết H0: mô hình không có ý nghĩa. Vậy mô hình có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 10%. Hệ số R2

của mô hình hồi quy là 0,5790 hệ số này cho biết có 57,90% sự thay đổi của năng suất đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣa vào mô hình, còn lại 42,1% sự thay đổi của năng suất đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.

Qua kiểm định mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến, phƣơng sai sai số thay đổi, tự tƣơng quan.

Dựa vào bảng kết quả trên ta có đƣợc phƣơng trình hồi quy với biến phụ thuộc năng suất trên công của Đông Xuân nhƣ sau:

Nangsuat = 5,420931 – 0,0396728*luongN + 0,0354603*luongP – 0,0282833*luongK + 0,1328817*cpthuoc + 0,0799095*KN + 0,0232291*NCLĐ – 0,0177984*luonggiong + 0,2464329*taphuan

Trong 8 biến độc lập đƣa vào mô hình có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất có ý nghĩa, đó là kinh nghiệm, lƣợng K, chi phí thuốc BVTV, tập huấn.

Kinh nghiệm: Hệ số của kinh nghiệm bằng 0,0799095 cho biết khi kinh nghiệm tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,0799095%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do vậy khi kinh nghiệm nông dân sản xuất lúa càng cao thì năng suất lúa càng cao do họ có kinh nghiệm nhiều năm nên họ dễ dàng trong việc

nhận biết và có cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa một cách hiệu quả nhất để đạt năng suất cao.

Lượng K: Hệ số của lƣợng Kali nguyên chất bằng -0,0282833 cho thấy khi giảm lƣợng Kali nguyên chất xuống 1% thì năng suất tăng lên 0,0282833% , với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 5%.

Chi phí thuốc BVTV: Thuốc nông dƣợc có ảnh hƣởng tích cực trong việc bảo vệ cây lúa nhƣng với kết quả này cho thấy chi phí thuốc nông dƣợc ảnh hƣởng rất ít đến năng suất nên, khi chi phí thuốc BVTV tăng lên 1% thì năng suất tăng 0,1328817%, ở mức ý nghĩa 1%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tập huấn: khi tham gia các lớp tập huấn bà con nông dân sẽ đƣợc các cán bộ kĩ thuật hƣớng dẫn tận tình cách chăm sóc tốt hơn cho cây lúa, cách bón phân, phun thuốc BVTV một cách hợp lý, truyền đạt các khoa học kĩ thuật tiên tiến để nông hộ áp dụng nhằm tăng năng suất lúa. Năng suất những hộ có tập huấn cao hơn so với những hộ không tập huấn, ở mức ý nghĩa 1% khi các yếu tố khác là không đổi.

* Vụ Hè Thu:

Do điều kiện sản xuất của vụ Hè Thu khó khăn hơn nên năng suất của vụ Hè Thu tƣơng đối thấp hơn vụ Đông Xuân. Từ số liệu thu thập của 80 nông hộ tham gia sản xuất ở địa bàn Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ ta có kết quả phân tích Stata 11 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất trong vụ Hè Thu

Nhân tố Hệ số β P>|t| lnX1 Lƣợng giống 0,0533417 0,348 lnX2 Kinh nghiệm -0,0577743 0,000* lnX3 Lƣợng N 0,0522459 0,183 lnX4 Lƣợng P -0,0987605 0,008* lnX5 Lƣợng K -0,0577743 0,014**

lnX6 Ngày công lao động 0,0245537 0,242

lnX7 Chi phí thuốc BVTV 0,0159121 0,788

X8 Tập huấn 0,3578445 0,000*

lnα0 Hằng số 5,602608 0,000

R-squared 0,6490

Ghi chú: * và ** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%

Thông qua bảng thống kê trên ta thấy đƣợc, Prob>F = 0,0000 < α=10% 

bác bỏ giả thuyết H0: mô hình không có ý nghĩa. Vậy mô hình có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 10%. Hệ số R2

của mô hình hồi quy vụ Hè Thu là 0,6490 có nghĩa là có 64,90% sự thay đổi của năng suất đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣa vào mô hình, còn lại 35,1% sự thay đổi của năng suất đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình. Ta viết lại phƣơng trình hồi qui thể hiện các yếu tố ảnh hƣởng tới năng suất của nông dân trong sản xuất lúa của vụ Hè Thu năm 2012 – 2013 nhƣ sau:

Nangsuat = 5,602608+ 0,0522459*luongN – 0,0987605*luongP – 0,0577743*luongK + 0,0159121*cpthuoc - 0,0577743*KN +

0,0245537*NCLĐ + 0,0533417*luonggiong + 0,3578445*taphuan

Trong 8 biến độc lập đƣa vào mô hình có 4 biến có ảnh hƣởng đến năng suất ý nghĩa: kinh nghiệm, lƣợng P,lƣợng K, tập huấn.

Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

* Kinh nghiệm: Hệ số của kinh nghiệm bằng -0,0577743 có nghĩa là khi kinh nghiệm tăng lên 1% thì năng suất sẽ giảm 0,0577743%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%.

* Lượng P: Hệ số của lƣợng lân nguyên chất bằng -0,0987605 có nghĩa là khi lƣợng P tăng lên 1% thì năng suất giảm đi 0,0987605% với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%. Qua kết quả hồi quy trên ta thấy nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ sử dụng lƣợng lân nguyên chất trên mức cần thiết.

* Lượng K: Hệ số của lƣợng kali nguyên chất bằng -0,0577743 điều này có nghĩa là khi lƣợng K tăng lên 1% thì năng suất giảm 0,0577743% , với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 5%.

* Tập huấn: Tƣơng tự nhƣ vụ Đông xuân. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi nông hộ có tham gia tập huấn làm cho năng suất cao hơn so với không có tham gia tập huấn, ở mức ý nghĩa 1%.

Kết luận: Qua kết quả phân tích, ta có thể nhận thấy đƣợc muốn tăng năng suất của nông hộ vụ Hè Thu, bà con nông dân phải tích cực tham gia các buổi tập huấn để nâng cao kinh nghiệm sản xuất lúa. Ngoài ra nông hộ còn phải chú ý giảm lƣợng phân P và K nguyên chất bón cho lúa để có thể đạt đƣợc năng suất tối đa.

4.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng lúa hai vụ * Vụ Đông Xuân

Áp dụng mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ trong vụ Đông Xuân. Bảng 4.12 dƣới đây thể hiện kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ:

Bảng 4.12: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong vụ Đông Xuân

Nhân tố Hệ số β P>|t|

X1 Chi phí giống -1,767239 0,138

X2 Chi phí phân bón -1,037208 0,011**

X3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật -0,5645644 0,132

X4 Ngày công lao động 27769,71 0,465

X5 Chi phí thuê lao động -0,7191983 0,006*

X6 Chi phí thủy lợi 0,2737224 0,876

X7 Tập huấn 324745,4 0,136

α0 Hằng số 3932670 0,000

R-squared 0,3480

Adj R-squared 0,2846

Prob > F 0,0000

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ tại Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ 2013 Ghi chú: * và ** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%

Từ bảng 4.12 trên, ta thấy Prob>F = 0,0000 < α=10% bác bỏ giả thuyết H0: mô hình không có ý nghĩa. Vậy mô hình có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 10%. Hệ số R2

của mô hình hồi quy là 0,8430, hệ số này cho biết có 84,30% sự thay đổi của năng lợi nhuận đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣa vào mô hình, còn lại 15,7% sự thay đổi của lợi nhuận đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.

Dựa vào bảng 4.11, ta có hàm hồi quy lợi nhuận với các biến độc lập sau:

Loinhuan = 3932670 – 1,767239 *CPG –1,037208*CPPB – 0,5645644*CPTBVTV + 0,2737224*CPTL + 27769,71*NCLD –

0,7191983*CPLĐ – 324745,4*THUAN

Từ kết quả hồi quy với biến phụ thuộc lợi nhuận, ta lần lƣợt kiểm định ý nghĩa của từng biến trong mô hình: Chi phí phân bón, chi phí thuê lao động.

Chi phí phân bón: Hệ số của chi phí phân bón bằng -1,037208 có nghĩa là khi chi phí phân bón tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận của nông dân sẽ giảm 1,037208 đồng/công, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa

Chi phí thuê lao động: Hệ số của chi phí thuê lao động bằng -0,7191983 điều này có nghĩa khi chi phí thuê lao động giảm 1 đồng thì lợi nhuận của nông hộ tăng 0,7191983 đồng/công, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%.

Kết luận: Qua kết quả hồi quy lợi nhuận của nông hộ ở vụ Đông Xuân tại địa bàn nghiên cứu ta nhận thấy cần có cách sử dụng phân bón hợp lý để giảm chi phí phân bón, đồng thời cần có biện pháp giảm chi phí lao động thuê để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất.

*Vụ Hè Thu:

Bảng 4.13 dƣới đây thể hiện kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận vụ Hè Thu của nông hộ:

Bảng 4.13: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong vụ Hè Thu

Nhân tố Hệ số β P>|t|

X1 Chi phí giống 0,1291617 0,933

X2 Chi phí phân bón -1,094446 0,000*

X3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật -0,4657261 0,054**

X4 Chi phí thủy lợi 0,6353778 0,437

X5 Ngày công lao động 31233,67 0,281

X6 Chi phí thuê lao động -1,139522 0,000*

X7 Tập huấn 778863,2 0,002*

α0 Hằng số 2107288 0.000

R-squared 0,3808

Adj R-squared 0,3206

Prob > F 0,0000

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ tại Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ 2013 Ghi chú: * và ** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%

Qua kết quả ƣớc lƣợng từ chƣơng trình Stata11 và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hƣởng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, căn cứ vào Prob >F =0,000< α= 10% bác bỏ giả thuyết H0: mô hình không có ý nghĩa. Vậy mô hình có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 10%. Hệ số R2 (R-squared) bằng 0,6805 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình ở mức độ 68,05%, còn lại 31,95% sự biến động của lợi nhuận đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.

Phƣơng trình hồi qui thể hiện các yếu tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận của nông dân trong sản xuất lúa của vụ Hè Thu năm 2012 – 2013 nhƣ sau:

Loinhuan = 2107288 + 0,1291617*CPG –1,094446*CPPB – 0,4657261*CPTBVTV + 0,6353778*CPTL + 31233,67*NCLD –

31233,67*CPLĐ – 778863,2*THUAN

Phƣơng trình đƣợc giải thích nhƣ sau:

Kết quả cho thấy trong 7 biến đƣa vào mô hình có 3 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), 4 biến không có ý nghĩa thống kê đó là biến chi phí giống (P_value = 0,933), chi phí thủy lợi (P_value = 0,437), ngày công lao động (P_value = 0,281). Trong các yếu tố đƣa vào kiểm định trong mô hình hàm lợi nhuận thì các biến, chi phí thuê lao động, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hƣởng lợi nhuận của vụ Đông Xuân. Cụ thể, lợi nhuận của nông hộ tỉ lệ thuận với năng suất nhƣng tỉ lệ nghịch với các biến có ý nghĩa còn lại.

* Chi phí phân bón: Hệ số của chi phí phân bón bằng -1,094446 điều này cho thấy khi chi phí phân bón tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận giảm 1,094446 đồng/công, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%.

* Chi phí thuốc BVTV: Hệ số của chi phí thuốc BVTV bằng -0,4657261 điều này có nghĩa khi chi phí thuốc tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận của nông hộ giảm 0,4657261 đồng/công, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 5%.

* Chi phí thuê lao động: Hệ số của chi phí thuê lao động bằng -1,139522 điều này có nghĩa khi chi phí thuê lao động tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận giảm đi 1,139522 đồng/công, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%.

* Tập huấn: Kết quả chạy hồi quy cho thấy, nông hộ tham gia tập huấn có lợi nhuận cao hơn nông hộ không tham gia tập huấn

Kết luận: Qua kết quả hồi quy lợi nhuận của nông hộ ở vụ Hè Thu tại địa bàn nghiên cứu ta nhận thấy cần có cách sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý để giảm chi phí phân bón và chi phí thuốc BVTV, đồng thời cần có biện pháp giảm chi phí lao động thuê để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất.

Nhìn chung trình độ học vấn của nông hộ còn thấp nên việc học hỏi những khoa học kĩ thuật mới để áp dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, để tăng năng suất bà con nông dân cần tích cực tham gia các buổi tập huấn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất và biết thêm những kĩ thuật canh tác mới. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nông hộ sử dụng giống IR50404 do đã quen với việc chăm sóc, và họ e ngại khi áp dụng giống mới sẽ không đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, nông hộ còn phải chú ý sử lƣợng phân bón, thuốc trừ sâu một cách hợp lí và đồng thời có biện pháp giảm chi phí lao động thuê để tăng lợi nhuận trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân gây khó

khăn nhiều nhất cho ngƣời dân trong việc sản xuất lúa. Không có vốn nên nông hộ không thể mạnh dạn mua máy móc, thiết bị sản xuất mới vào sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa hai vụ của nông hộ tại công ty nông nghiệp cờ đỏ nông trường cờ đỏ, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)