Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 28 - 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lý.

Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km theo quốc lộ 3, với vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Nam giáp Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ và phía Tây giáp huyện Đại Từ.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 ha với 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã. Thị trấn Đu là trung tâm huyện lỵ.

Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn – Cao Bằng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế.

Huyện Phú Lương còn là một vị trí then chốt về quốc phòng- an ninh của tỉnh Thái Nguyên.

4.1.1.2. Địa hình Địa mạo.

Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km theo quốc lộ 3, với vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Nam giáp Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ và phía Tây giáp huyện Đại Từ.

Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế.

Huyện Phú Lương còn là một vị trí then chốt về quốc phòng- an ninh của tỉnh Thái Nguyên.

4.1.1.3. Khí Hậu

Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 220C, tổng tích nhiệt độ 8000C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27,20C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, có năm lên tới 28 ÷ 290C; nhiệt độ bình quân trong mùa đông khoảng 200C, thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,60C.

- Chế độ mưa: Phú Lương có lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.000 – 2.100mm/năm. Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, có thể chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa cả năm; tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, bình quân 410 ÷ 420mm/tháng. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng mưa ít, lượng mưa khoảng 24 – 25mm/tháng.

- Độ ẩm: Phú Lương có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 ÷ 84%. - Nắng: Phú Lương có số giờ nắng khá cao trung bình 5 ÷ 6 giờ/ngày (đạt khoảng 1.630 giờ/năm), năng lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. và tổng tích nhiệt khoảng 8.000C. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, và tháng số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2.

- Gió: Phú Lương có 2 hướng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 ÷ 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu Phú Lương cho phép phát triển nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng hoặc nông, lâm kết hợp...có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây trồng khác nhau, đồng thời tạo chế độ che phủ quanh năm.

4.1.1.4. Thủy văn.

Phú Lương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, (bình quân 0,2km/km2), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, mùa mưa nước dồn nhanh về các sông chính tạo nên dòng chảy xiết, lũ, ngập các tuyến đường.

- Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10km.

- Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành và một nhánh từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh gặp nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km.

- Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Đông của Phú Lương (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lương dài 17km vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.

*Tài nguyên nước : - Nguồn nước mặt

Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình 2.000 ÷ 2.100 mm/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều, trong đó có sông lớn như sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lương cũng khá dồi dào. Ngoài ra trên địa bàn huyện có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn huyện còn khá tốt

và nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 – 1995). Tuy nhiên do nguồn nước mặt có sự phân bố theo mùa nên việc sử dụng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.

-Nguồn nước ngầm:

Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 ÷ 2m, trên các vùng đồi núi thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2 ÷ 5 m), các tầng chứa nước là lỗ hổng ở Phú Lương có bề dày khá lớn (10 ÷ 30 m). Nguồn nước ngầm ở Phú Lương khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Về chất lượng nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá trong khoảng 0,2 ÷ 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.

*Tài nguyên rừng:

Theo số liệu thống kê đất đai đến 1/1/2013 toàn huyện Phú Lương có 17.242,74 ha đất lâm nghiệp với 2 loại rừng là đất rừng phòng hộ chiếm 14,86% và đất rừng sản xuất 85,14%. Trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên là 3.168,32 ha, đất có rừng trồng là 10.500,94 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 970,74 ha và đất trồng rừng sản xuất là 41,27 ha

*Tài nguyên khoáng sản.

Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát của Liên Đoàn Địa chất, trên địa bàn huyện Phú Lương có một số loại khoáng sản sau:

- Mỏ than: Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Khánh Hòa …đang khai thác;

- Mỏ quặng Ilmenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác); - Mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu. Đất Cao Lanh ở Phấn Mễ, Cổ Lũng. Trữ lượng khoảng 2,0 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.

Mỏ Titan ở Động Đạt. Trữ lượng khoảng 40 triệu tấn, đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý, Động Đạt.

- Mỏ đá: vẫn đang được khai thác ở các lòng sông, suối của huyện như mỏ đá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lượng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3

đã được cấp phép khai thác phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận. - Đất sét: khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở Cổ Lũng. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn huyện

4.1.1.6. Thực trạng môi trường.

- Là huyện có mật độ dân số không cao, diện tích rừng ngày càng được mở rộng trong khi đó các khu vực đô thị, công nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau ở một số vị trí, một số lĩnh vực vấn đề môi trường đã và đang có ảnh hưởng nhất định.

- Tài nguyên đất: ngày được quan tâm nhưng sự khắc nghiệt, bất thường của thời tiết (mưa, nắng kéo dài) và việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa hợp lý đang xảy ra các quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở ở vùng đồi núi; lụt, ngập úng ở một số khu vực ở các xã ven sông Cầu; sông Chu, sông Đu.

- Việc sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh trong thời gian qua đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sản xuất.

- Tài nguyên rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học tuy được quan tâm bảo vệ song vẫn bị suy giảm do hậu quả khai thác quá mức từ những năm trước đây (khai thác không có kế hoạch, dùng các phương tiện khai thác có tính hủy diệt môi trường...

- Việc khai thác khoáng sản phát triển nhanh và quá trình phục hồi môi trường sau khai thác đã không được chấp hành triệt để đang ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể do hoạt động công nghiệp của huyện chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá còn thấp, song tại các địa điểm dân cư tập trung, các khu chợ, dịch vụ... có lượng chất thải nhiều nhưng hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải hoặc chưa đầu tư xử lý đúng quy định phần nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước mạch nông.

Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)