TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo nhu cầu về hang thủ công mỹ nghệ trên thị trường Nhật Bản
Hiện nay, việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc mở rộng thị trường này không hề dễ dàng bởi vì Nhật Bản là nước đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như quy cách phẩm chất hàng hoá cũng như thời gian giao hàng. Mặt khác các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta còn phải cạnh tranh gay gắt với các nước như : Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,... Đây là một trở ngại lớn đối với việc xâm nhập và mở thị trường của các công ty xuất khẩu nói chung. Thị trường này có nhu cầu lớn về sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đòi hỏi những sản phẩm độc đáo, tinh sảo, có tính thẩm mỹ cao. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, công ty muốn thâm nhập thị trường này thì phải quan tâm tới chất lượng sản phẩm ngay từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến công đoạn sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao bì, đóng gói và vận chuyển.
Trong những năm tới, yêu cầu của một số hàng thủ công mỹ nghệ có thể phát triển theo su hướng sau:
- Hàng sơn mài mỹ nghệ mang phong cách kết hợp hài hoà giữa phương đông và phương tây hoạc phắc hoạ theo những kiệt tác của thế giới từ những thế kỷ trước.
- Hàng gốm sứ mỹ nghệ thiên về xu hướng giả cổ, hàng men rạn, hàng ghép tre,... thoả mãn nhu cầu sưu tập đồ cổ của người dân Nhật Bản.
- Hàng mây tre đan xu hướng đòi hỏi những mặt hàng có tính thẩm mỹ cao, độc đáo hơn cộng với những đòi hỏi cao hơn về chất lượng.
- Sản phẩm từ sừng trâu như: các loại thìa, rĩa, các con giống, đón giầy,... đòi hỏi kiểu dánh, mẫu mã đẹp thuận tiện trong sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao.
- Túi sách có xu hướng thiên về kiểu dáng, màu sắc trẻ trung làm từ chất liệu như vải bò, lụa,... Bên cạnh đó, các sản phẩm túi thêu tay trên chất liệu vải xa tanh, vải tắc ta vẫn được ưa chuộm.
- Đồ gỗ mỹ nghệ thì thương về xu hướng chất liệu, kiểu dáng và tính thẩm mỹ cao. Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ này thường phải rất trang trọng hoạc trông kiểu dáng giống đồ cổ.
Đây là thị trường lớn có nền kinh tế ổn định, đời sống tinh thần cao và có sức mua cao đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, có thể nói thị trường này là thị trường tiềm năng lớn. Vì vây, các công ty xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta cần phải nghiên cứu thị trường này một cách kỹ lưỡng để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường này.
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Trước những biến động của thị trường thế giới đối cứo các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ban giam đốc của công ty đã đặt ra những mục tiêu phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn từ năm 2007-2011 như sau:
Bảng 5: Định hướng kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
Đơn vị: triệu đồng nguồn: phương hướng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007-2011
Năm ngạch xuấtTổng kim khẩu Tổng doanh thu Nộp ngân sách nhà nước Lợi nhuận Thu nhập bq đầu người (d/tháng) 2007 220.564 270.968 2.356,4 32.586,5 2.000.000 2008 252.652 291.256 2.5320,5 35.652,7 2.100.000
2009 278.356 326.587 2.986,8 38.653,0 2.200.000
2010 301.256 354.623 3.2530,8 42.658,4 2.300.000
2011 341.215 398.452 3.602,5 45.568,8 2.400.000
Từ số liệu ở bảng trên có thể kết luận mục tiêu cụ thể của công ty là tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu tăng đều năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời số nộp ngân sách và lợi nhuận cũng tăng, đảm bảo đời sống của người lao động ngày một nâng cao. Để đạt được những kết quả nêu trên, công ty đưa ra một số giải pháp hoạt động cụ thể cần phải làm như sau:
- Tiếp tục củng cố mối quan hệ với bạn hàng quen thuộc, đồng thời mở rộng thâm nhập vào thị trường các nước châu Âu và đặc biệt là các thị trường châu Á như Nhật Bản, indonesia, malaisia,... Tận dụng tối đa những điểm tương đồng của các nước trong khu vực để khai thác triệt để 2 thị trường này.
- Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở tập trung vào một số hàng mũi nhọn như: gốm sứ, sản phẩm từ sừng trâu, hay mây tre đan đặc biệt là đồ gỗ mỹ nghệ.
- Tăng cường tổ chức sản xuất kết hợp chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, chủ động tham gia quản lý chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành hàng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của công ty.
- Đẩy mạnh kinh ngạch xuất khẩu bằng nhiều biện pháp như mở rộng cơ sở sản xuất gốm sứ để tăng sản phẩm liên doanh liên kết hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Khuyến khích tiền lương, tiền thưởng cho nhưng cán bộ, bộ phận thực hiện tốt cá chỉ tiêu xuất khẩu đề ra.
- Đa dạnh hoá hình thức kinh doanh đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ trình độ và năng lực, tiếp tục đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và vốn kiến thức ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập.