Để xử lý số liệu đo GPS người ta có thể sử dụng các phần mềm khác nhau và phần mềm được sử dụng ở đây là phần mềm trút dữ liệu Data Transfer; phần mềm bình sai TBC V2.7 (Trimble Bussiness Center 2.7) của hãng Trimble và phần mềm biên tập 7 bảng biểu theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
4.1.1. Giới thiệu chung
Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970 theo Quyết định số 98/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tên của trường đã có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ để phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của thực tiễn: Trường Đại học Kỹ thuật miền núi (từ
9/1970 đến 01/1971); Trường Đại học Nông Lâm miền núi (từ 02/1971 đến 02/1972); Trường Đại học Nông nghiệp III (từ 3/1972 đến 3/1994). Ngày 4 tháng 4 năm 1994 Chính phủ ra Nghị định 31/CP về việc thành lập Đại học Thái Nguyên, trường trở thành đơn vị thành viên với tên gọi là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
4.1.2. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên Thuộc địa bàn xã Quyết Thắng nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên. Vị trí tiếp giáp của trường như sau:
- Phía Bắc giáp phường Quán Triều và xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp khu dân cư Đại học Nông Lâm. - Phía Nam giáp phường Tân Thịnh và xã Thịnh Đán. - Phía Tây giáp xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên.
2. Địa hình
Địa hình của trường Đại học Nông Lâm mang nhiều đặc điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, bao gồm nhiều đồi bát úp xen kẽ với các cánh
nhỏ, là nơi phân bố các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho việc học tập
ăn ở và sinh hoạt của học sinh sinh viên, là nơi làm việc của cán bộ công nhân viên trong trường. Phía Bắc của trường là những cánh đồng nhỏ. Phía Tây là những đồi trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm xen kẽ là những hồ ao thuỷ lợi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Đây là điều kiện rất thuận lợi phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên trong toàn trường.
3. Khí hậu thủy văn
Nằm trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, trường Đại học Nông Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm mùa này là mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, mùa này có nhiệt độ trung bình ngày là 18,360C.
Nhìn chung điều kiện khí hậu phù hợp cho việc bố trí nhiều loại cây trồng thích ứng với đặc điểm chung của vùng trung du miền núi phía Bắc, đó là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
4.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.3.1. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ, công chức: 482 người; gồm 330 giảng viên, 152 kỹ
thuật viên chuyên ngành nông - lâm - ngư nghiệp – tài nguyên và Môi trường. Trong đó, có 1 Anh hùng lao động, 4 Giáo sư, 30 Phó giáo sư, 100 Tiến sĩ, 180 Thạc sĩ, 1 Nhà giáo nhân dân, 10 Nhà giáo ưu tú, 412 Đảng viên. Ngoài ra còn hơn 100 nhân viên hợp đồng làm việc tại các khoa, trung tâm, dịch vụ
Đơn vị trực thuộc Nhà trường gồm: 8 phòng chức năng, 7 khoa chuyên ngành, 1 viện nghiên cứu, 3 trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, 1 thư viện trung tâm, 23 ký túc xá, 1 trạm y tế và 3 nhà khách.
4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Trong giai đoạn 2001 – 2011, các công trình hạ tầng trong trường tiếp tục được đầu tư, xây dựng theo hướng hiện đại với diện tích xây dựng mới lên
đến 23.000m2. Hệ thống giảng đường gồm 4 khu với 68 phòng học, tổng diện tích là 9488,4 m2; 46 phòng thí nghiệm với diện tích trên 2.000 m2; 01 Trung tâm thực hành, thực nghiệm diện tích trên 400.000m2; 01 trung tâm nghiên cứu, thực tập nghề thủy sản diện tích 350.000m2; 01 nhà lưới thí nghiệm diện tích 1.500 m2; 01 thư viện điện tử với diện tích 1.600 m2. Các phòng thí nghiệm được trang bị các máy móc thiết thực hành và nghiên cứu. Tổng giá trị thiết bị, máy móc lên tới gần 50 tỷđồng.
Hiện nay, nhà trường có 3 khu ký túc xá cho sinh viên với tổng diện tích 3.356m2 đảm bảo cho 2.800 sinh viên chính quy có chỗ ở (khoảng 50%), đạt tỷ lệ cao nhất trong các trường đại học công lập của cả nước.
Ngoài ra, trường có 2 nhà đa năng để phục vụ sinh hoạt chung với tổng diện tích là 6.000 m2, 01 sân vận động trung tâm 8.000m2; Đã ký hợp đồng xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt, đời sống cho học sinh, sinh viên (như nhà ăn, khu thể thao, câu lạc bộ...) theo phương thức xã hội hoá (BOT) và đã xây dựng 1 nhà ăn 2000 chỗ với tổng diện tích 1.736,4m2; 02 sân bóng
đá cỏ nhân tạo, 04 sân Tenis phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho học sinh, sinh viên và cán bộ, giảng viên trong trường.
Hệ thống nhà làm việc của trường và các khoa được xây dựng kiên cố và hiện đại. Các phòng làm việc đều được lắp đặt các thiết bị nghe, nhìn, tin học, thiết bị văn phòng, hệ thống mạng Internet... đảm bảo cho công tác quản lý,
4.1.4. Tình hình quản lý sử dụng đất đai
Ngày 12 tháng 8 năm 2008 nhà trường được cấp giấy CNQSDĐ với tổng diện tích là 102 ha. Bao gồm 4 loại đất theo quy định của Luật đất đai. Trong
đó đất nông nghiệp là 67 ha chiếm 53,54% cơ cấu diện tích đất, đất chuyên dùng có 33,69 ha chiếm 26,92% ngoài ra còn có đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng khác.
Ngoài ra để việc quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao, nhà trường đã giao quyền quản lý sử dụng đất cho một số hộ gia đình để ở và sản xuất, với hình thức nhận thầu, nhận khoán.
4.2. THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG
Quá trình thực hiện xây dựng lưới khống chế mặt bằng khu vực trường
Đại học Nông lâm được thực hiện theo sơ đồ Quy trình sau (sơ đồ 01):
Sơ đồ 4.1. Quy trình thành lập lưới khống chế bằng công nghệ GPS
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ (Bản đồ, số liệu các điểm khống chế hạng cao,…) KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ THIẾT KẾ LƯỚI CHỌN ĐIỂM VÀ CHÔN MỐC ĐO GPS NGOÀI THỰC ĐỊA TRÚT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO
BIÊN TẬP SỐ LIỆU THEO QUY
Bước 1: Chuẩn bị đo đạc: trước khi tiến hành đo phải chuẩn bị kĩ lưỡng cả về trang thiết bị, con người, lập lịch đo…
Bước 2: Khảo sát thực địa và Thiết kế lưới: trong bước này phải tiến hành khảo sát địa hình, tham khảo các tài liệu như bản đồ hay bình đồ… sau
đó mới thiết kế lưới.
Bước 3: Chọn điểm chôn mốc: người đi chọn điểm chôn mốc phải là người có kinh nghiệm và phải chọn điểm phù hợp sao cho khi tiến hành đo
đạc có thể thu tín hiệu của nhiều vệ tinh nhất và không bị ảnh hưởng tới kết quả đo…
Bước 4: Tiến hành đo đạc ngoại nghiệp: mang trang thiết bị ra ngoài thực địa đo, và phải đảm bảo đúng các yêu cầu thời gian ca đo.
Bước 5: Tiến hành xử lý số liệu: số liệu sau khi đo đạc ngoại nghiệp xong tiến hành xử lý nội nghiệp bằng phần mềm chuyên dụng: TBC, TTC, GPSurvey…
Bước 6: Biên tập và báo cáo kết quả: biên tập kết quả theo đúng quy định
4.2.1. Thu thập tài liệu
Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu có được các kết qủa (bảng 01):
Bảng 4.1. Hệ thống các điểm trắc địa hạng cao đã có trong khu vực trường
Stt Tên điểm X (m) Y(m)
1 G10 2388688.529 428380.412
2 G11 2388791.188 428390.832
3 G12 2388859.435 428501.319
4 G13 2388969.747 428494.957