Thiết kế đồ hình lưới và phương thức liên kết lưới

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GPS trong công tác thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46 - 49)

Công việc thiết kế lưới khống chế trắc địa nói chung theo phương pháp truyền thống thì vấn đề thông hướng giữa các điểm lưới là vấn đề rất quan trọng. Còn đối với thiết kế đồ hình lưới vệ tinh, vấn đề thông hướng giữa các

điểm đo không phải là vấn đề quan trọng nên thiết kế đồ hình lưới vệ tinh có phần linh hoạt hơn. Thiết kế đồ hình lưới chủ yếu phụ thuộc vào mục đích sử

dụng, kinh tế, nhân lực, đồ hình, số lượng máy thu và điều kiện đảm bảo hậu cần. Căn cứ vào mục đích sử dụng, thông thường có 4 phương thức cơ bản để

thành lập lưới: liên kế cạnh, liên kết điểm, liên kết lưới, liên kết hỗn hợp cạnh

điểm. Ngoài ra, người ta còn có thể có các phương thức liên kết như liên kết hình sao, liên kết đường chuyền phù hợp, liên kết chuỗi tam giác. Lựa chọn phương thức liên kết nào là tùy thuộc vào độ chính xác của công trình, điều kiện đi lại và điều kiện máy thu hiện có.

2.6. NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý TRONG THỰC TẾ THIẾT KẾ LƯỚI

1. Mặc dù không yêu cầu nhìn thông hướng giữa các điểm lưới, nhưng để

phát triển lưới cấp thấp (tăng dày) bằng các phương pháp trắc địa thông thường khác nên cần ít nhất phải có 2 điểm lưới thông hướng với nhau.

2. Để sử dụng tư liệu trắc địa và bản đồ các loại tỷ lệ hiện có của khu vực, cần sử dụng hệ tọa độ vốn có của của khu vực đó. Các điểm cũ có tọa độ và các

yêu cầu khác phù hợp với độ chính xác yêu cầu của mạng lưới, cần tận dụng các điểm đó và các tài liệu đầy đủ kèm theo.

3. Hệ tọa độ lưới mới thành lập nên thống nhất với hệ tọa độ đã sử dụng trước đây của khu đo. Nếu sử dụng hệ tọa độ độc lập địa phương hoặc công trình thì còn cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng về:

+ Kích thước ellipsoid tham khảo đã sử dụng

+ Độ kinh của kinh tuyến trục của hệ tọa độđịa phương +Hằng số cộng vào hệ tọa độ

+ Độ cao mặt chiếu của hệ tọa độ và giá trị trung bình của dị thường độ

cao của khu đo.

+ Tạo độ của điểm khởi tính

4. Lưới phải được tạo thành một số vòng khép kín từ các cạnh đo độc lập không đồng bộ và một số tuyến phù hợp.

Số cạnh trong mỗi vòng khép hoặc trong 1 tuyến đo phù hợp của mỗi cấp lưới phải phù hợp với quy định trong bảng sau:

Hạng, cấp lưới II III IV 1 2

Số cạnh trong mỗi vòng đo

hoặc tuyến đo phù hợp ≤6 ≤8 ≤10 ≤10 ≤10

5. Các tọa độđiểm lưới sau khi thành lập lưới, tiến hành bình sai cần được tính chuyển về hệ tọa độ thực dụng.

6. Sau khi bình sai xong lưới, có thể nhận được độ cao trắc địa của điểm

đo trong hệ tọa độ tham chiếu mặt đất. Để xác định độ cao thường của các

điểm đo, ta phải đo nối với các điểm độ cao có cấp hạng cao hơn. Các điểm độ

cao đo nối phải được phân bố đều trong lưới, để đo nối cần sử dụng phương pháp thủy chuẩn tương ứng với độ chính xác hạng IV trở lên.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng máy GPS, và các phần mềm kèm theo, các công cụ hỗ trợ. . . vào xây dựng lưới khống chế cơ sở mặt bằng khu vực trường Đại học Nông Lâm.

Phần mềm xử lý số liệu GPS - Trimble Business Center Standard - Internet License (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Ứng dụng công nghệ GPS trong công tác thành lập lưới khống chế cơ sở

mặt bằng trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên.

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khu vực trường Đại học Nông Lâm.

- Địa điểm thực tập: Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2.2. Thời gian tiến hành

-Thời gian thực hiện đề tài: 20/08/2014 đến 30/11/2014

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều tra cơ bản

Điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình quản lý đất

đai của trường Đại học Nông lâm, thu thập các tài liệu có liên quan…

3.3.2. Thành lập lưới khống chế bằng công nghệ GPS

-Khảo sát thực địa xác định ranh giới khu đo vẽ.

-Dựa vào các điểm địa chính để thiết kế lưới phủ trùm khu đo, nhằm tăng dày lưới khống chế trắc địa cấp cao hơn, phục vụđo vẽ chi tiết thành lập bản đồđịa chính sau này.

- Sử dụng máy thu GPS để đo các điểm lưới ngoài thực địa.

- Kiểm tra kết quả đo và tiến hành bình sai lưới khống chế bằng phần mềm TBC V2.7.

- Biên tập số liệu theo quy định của bộ TN&MT.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GPS trong công tác thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46 - 49)