MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ & TỶ GIÁ

Một phần của tài liệu Các quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Trang 33 - 36)

II. QUY LUẬT MỘT GIÁ

B. MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ & TỶ GIÁ

1.1 Mức giá chung:

Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc

-Giá danh nghĩa: là mức giá cả quan sát được trên thị trường, hay còn gọi là giá cả hiện hành.

Giá danh nghĩa thay đổi do:

+ Thay đổi giá thực: do cung và cầu quyết định

+ Thay đổi giá do lạm phát: do thay đổi trong mức giá chung của nền kinh tế

-Giá thực: là mức giá tương đối so với một năm gốc sau khi loại đã bỏ sự thay đổi giá do lạm phát trong giá danh nghĩa. Pt(real) = Pt(dn)/ PIt

PI: chỉ số giá (consumer index)

-Giá cố định: không thay đổi theo thời gian. Giá danh nghĩa quan sát được trong một thời điểm được gán cho các năm tiếp theo trong thẩm định dự án. Thẩm định dự án với giá cố định sẽ cho kết quả không chính xác. Pt = P0

Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).

Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia

quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:

1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Một phần của tài liệu Các quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(75 trang)