II. Chức năng, nhiệm vụ của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà
3. Tình hình hoạt động của Phòng Kế hoạch-Tổng hợp năm 2005
3.3. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2006:
a/. Tập trung chỉ đạo tốt công tác soản thảo các văn bản pháp quy và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện:
Chủ động nghiên cứu, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác soản thảo, nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng Tài nguyên, Môi trường và nhà đất trên địa bàn phù hợp với LĐĐ 2003,LXD và các Nghị định của Chính phủ, thực hiện chức năng tạo lập môi trường pháp lý, hướng dẫn và kiểm tra trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và Môi trường trình UBND Thành phố ban hành các văn bản pháp quy, các văn bản pháp luật về Tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, cụ thể hoá, hướng dẫn triển khai thực hiện toàn diện LĐĐ 2003, LXD.
b/. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất:
- Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2010 trên cơ sở sau khi Quy hoạch chung phát triển không gian Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 điều chỉnh được duyệt. Hướng dẫn UBNN các Quận, Huyện thực hiện công tác lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 ( trừ một số Quận nội thành đã ổn định); bổ sung và hoàn chỉnh Quy hoạch phân bổ sử dụng đất của các xã ngoại thành.
- Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu Kế hoạch sử dụng đất năm 2006 của Thành phố, được HĐND Thành phố thông qua ( sau khi tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các đơn vị đăng kí) là: 1.626 ha (trong đó chuyển tiếp từ năm 2005 sang là 721 ha); tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra quản lý theo Quy hoạch , Kế hoạch sử dụng đất; tập trung rà soát các quyết định giao đất đã quá 12 tháng để đề nghị thu hồi.
c/. Công tác cấp GCN QSDĐ, thống kê đất đai hàng năm và lập hồ sơ địa chính:
- Tiếp tục phối hợp với các phòng ban của Sở, các Quận, Huyện tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn đẩy mạnh công tác triển khai LĐĐ 2003, hoàn thành công tác kê khai đăng kí, cấp GCN QSDĐ theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
d/. Công tác khai thác tiềm lực từ đất:
Chủ động tham mưu cho Sở phấn đấu thực hiện chỉ tiêu Kế hoạch đấu giá QSDĐ tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2006 dự kiến tổ chức đấu giá QSDĐ, nhà thuộc sở hữu nhà nước của 37 dự án với tổng diện tích là 268 ha đất, diện tích đấu giá 70 ha đất, trong đó có 32 dự án chuyển tiếp với diện tích 58 ha đất, 5 dự án mới với diện tích 12 ha đất (chưa tính diện tích các dự án đấu giá đất nhỏ lẻ, xen kẹt tại địa bàn các Huyện ngoại thành), ước thu khoảng 2100 tỉ đồng; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với UBND các Quận, Huyện tổ chức triển khai nhanh, có hiệu quả, đúng quy định các dự án đấu giá QSDĐ trên địa bàn Thành phố theo Quy định của LĐĐ 2003.
e/. Về công tác thu hồi đất theo Quy định của LĐĐ 2003 và Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý và sử dụng Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất theo tinh thần LĐĐ 2003, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Khoáng sản.
tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa Chỉ thị số 15/CT-UB của UBND Thành phố về xử lý thu hồi đất của các đơn vị để hoang hoá, sử dụng sai mục đích, vi phạm LĐĐ.
- Chủ động phối hợp với các Quận, Huyện tiến hánh rà soát, kiểm tra các dự án đã được giao đất chưa triển khai, quá thời hạn quy định, tiến hành lập hồ sơ thu hồi đất các trường hợp của các tổ chức, cá nhân có vi phạm, trình UBND Thành phố quết định.
f/. Các công trình trọng điểm:
- Chủ động phối hợp với các ngành tập trung thực hiện các công trình trọng điểm của Thành phố như: đường Kim Liên-Ô Chợ Dừa, đường vành đai 3, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì, cầu Tứ Liên, đường 5 kéo dài, mở rộng đường Láng- Hoà Lạc, nút giao thông Bưởi, đường vành đai 2 cầu Nhật Tân, hệ thống giao thông đô thị Bắc Sông Hồng, đô thị Tây Hồ Tây… đẩy mạnh tiến độ GPMB triển khai các dự án, nhất là các dự án hạ tầng kĩ thuật, tổ chức tốt công tác tái định cư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đào tạo nghề và giải quyết việc làm nhằm ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất.
Kết luận
Sự phát triển của Thị trường BĐS và thị trường QSDĐ ở Việt Nam những năm vừa qua là điều kiện cần để Nhà nước xây dựng hệ thống các chế tài, chính sách để điều tiết sự biến động của nó và vì thế sự ra đời và phát triển của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai là tất yếu. Sự ra đời và phát triển của Sở Tài nguyên - Môi trường & Nhà đất Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố đối với sự phát triển của thị trường này. Việc phân định rõ ràng và chặt chẽ trách nhiệm của các phòng ban trong Sở nhằm quản lý thị trường được an toàn và hiệu quả. Và trong vài năm gần đây, sự phát triển của thị trường BĐS đã dần dần theo một quỹ đạo chung, vượt qua thời kì sơ khai, trong trứng nước. Những thành tích đấy có được là phải kể đến sự cố gắng, sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, công
nhân viên trong Sở. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, ý thức kỷ luật cao, tận tâm, nhiệt tình với nghề của các cán bộ là những tác nhân chính giúp cho công tác của Sở luôn đạt được hiệu quả và năng suất.
Tuy thời gian thực tập của giai đoạn viết báo cáo tổng hợp là không nhiều, nhưng những bài học mà em thu được trong thời gian này lại rất lớn. Đó không chỉ là những bài học về chuyên môn mà còn là những bài học về phẩm chất, đạo đức người cán bộ, về tác phong làm việc, về ý thức kỷ luật, về tinh thần trách nhiệm của một nhân viên… mà em có thể rút ra chỉ trong giai đoạn thực tập tổng hợp ngắn ngủi này. Chắc chắn đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu mà không sách vở nào miêu tả hết được. Và có thể nói một trong những kết quả mà em thu hoạch được đó chính là Báo cáo tổng hợp
Báo cáo là sản phẩm được hoàn thành với một số nhận định có mang tính chủ quan của em vì thế không tránh khỏi những thiếu xót vì vậy em chân thành mong muốn sự quan tâm, giúp đỡ, đánh giá, nhận xét của các thầy, cô và các bạn để báo cáo của em được bổ sung và hoàn thiện.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo GS. TS. Ngô Đức Cát; các anh chị, cán bộ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; phòng Tổ chức hành chính, Sở Tài nguyên - Môi trường & Nhà đất Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời nói đầu...1 Nội dung...2 Phần I: Giới thiệu về nơi thực tập...2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà nội...2
1. Thời kỳ trước năm 1984...2 2. Thời kỳ từ năm 1984 đến 1994...2
3. Thời kỳ từ năm 1994 đến năm 1999...2
4. Thời kỳ 1999-2003...3
5. Thời kỳ 2003-nay ...3
II. Chức năng, nhiệm vụ của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội...4 1. Vị trí chức năng của Sở:...4 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:...4 III: Bộ máy tổ chức...6 1. Phòng tổ chức hành chính:...6 2. Phòng kế hoạch tổng hợp: ...6 3. Phòng quản lý đo đạc bản đồ: ...6
4. Phòng quản lý tài nguyên và đầu tư: ...6
5. Phòng quản lý môi trường, khí tượng và thuỷ văn: ...7
6. Phòng chính sách:...7
7. Phòng lưu trữ thông tin và đăng ký thống kê đất đai:...7
8. Phòng quản lý địa chính và nhà đất: ...8
9. Phòng thanh tra: ...8
10. Phòng tài vụ:...8
11. Văn phòng đăng kí đất và nhà:...9
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI...10
I.Tình hình hoạt động chung: ...10
I.1/ Về công tác Quản lý nhà nước...10
I.2 Tổ chức thực hiện...11
1/ Về lĩnh vực tài nguyên đất:...11
2/ Công tác bảo vệ, nâng cấp chất lượng Môi trường...13
3/ Công tác quản lý đất và nhà...14
II.Tình hình hoạt động của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp...19
1. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế hoạch - Tổng hợp...20
2.Tổ chức bộ máy ở phòng...22
3. Tình hình hoạt động của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp năm 2005...26
3.1 Các kết quả đạt được trong công tác quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất ...26
3.2. Một số nguyên nhân tồn tại:...28
3.3. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2006:...29