CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG VÀ BÀI HỌC TỪ KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP
4.1.1 Phát hành thêm trái phiếu
Hồi đầu tháng 3/2010, Hy Lạp đã từng phát hành số trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng trị giá 5 tỷ EUR, khi đó thị trường phản ứng khá nồng nhiệt. Nguyên nhân là do lợi tức của số trái phiếu đó (7.25%) vượt mức bình quân của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone. Trước sự việc này, Spyros Papanicolaou - Cục trưởng Cục quản lý nợ công của Hy Lạp cho biết, đây đã là một giới hạn mà Hy Lạp có thể chấp nhận được.
Cuối tháng 3 năm 2010, Hy Lạp phát hành them 5 tỷ trái phiếu kỳ hạn 7 năm. Các nhà phân tích cũng đưa ra một kết cục tồi tệ nhất, đó chính là lần phát hành 5 tỷ EUR trái phiếu Hy Lạp không được thị trường chấp nhận. Thực tế là, trước đó không lâu, xếp hạng
tín dụng nợ của Hy Lạp đã bị hạ thấp xuống mức BB+, bởi một trong ba cơ quan đánh giá tín dụng hàng đầu quốc tế - Fitch, nên việc phát hành trái phiếu Hy Lạp nếu thất bại sẽ gây ra hiệu ứng domino, buộc các nước như Bồ Đào Nha phải tìm kiếm một cơ chế huy động vốn như Hy Lạp.
Ngoài hiệu ứng xấu đối với các nước thuộc khu vực Eurozone, việc phát hành trái phiếu của Hy Lạp cũng sẽ ảnh hưởng tới con đường huy động vốn sau này của Athens. Số liệu có liên quan cho thấy, trước tháng 6, Hy Lạp vẫn cần phải có 16 tỷ EUR để tiến hành tái huy động vốn cho khoản nợ sắp đáo hạn, do đó nếu lãi suất tiếp tục tăng cao, chi phí vay nợ khổng lồ có thể sẽ dần dần gây lo lắng cho thị trường đối với viễn cảnh tín dụng nợ của Hy Lạp.
Trong hoàn cảnh như vậy, kế hoạch viện trợ mà hội nghị EU chuẩn bị có thể sẽ có ích hơn. Tuy nhiên, chỉ khi Hy lạp, hoặc một nước nào khác đang khó khăn về tài chính không thể huy động được tiền từ thị trường tài chính đồng thời có sự đồng thuận của tất cả 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu thì chương trình này mới có thể áp dụng.
4.1.2 Chính sách “thắt lưng buộc bụng”
Vào đầu tháng 5, các nghị sĩ Hy Lạp đã tán thành thỏa thuận “thắt lưng buộc bụng” nhằm đảm bảo khoản cho vay giải cứu quốc tế trị giá 110 tỷ Euro ( 135 tỷ USD) từ liên minh châu Âu EU và quỹ tiền tệ IMF.
Ông Papandreou tuyên bố, với chính sách này, Hy Lạp sẽ cắt giảm giảm tiền lương trong 3 năm, thắt chặt các quy định về nghỉ hưu, và tăng thuế tiêu thụ từ 21% lên 23%, chiến dịch thắt chặt chi tiêu này sẽ “tạo ra những thay đổi mà Hy Lạp cần có từ lâu”.
Tuy nhiên việc thực hiện chính sách này không phải là dễ dàng. Lãnh đạo đảng bảo thủ đối lập Antonis Samaras đã nói, “liều thuốc mà các bạn đang phân phát có nguy cơ giết chết bệnh nhân”. Cùng với đó, những làn sóng biểu tình cũng ngày một lan rộng bên
ngoài tòa nhà quốc hôi. Người dân Hy Lạp bày tỏ thái độ phản đối quyết liệt các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ, bao gồm cắt giảm tiền lương và tăng thuế. Đứng về phía quốc hội, để thực hiện được chính sách này, thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã buộc phải trục xuất 3 lãnh đạo cấp phó thuộc đảng Xã hội – những người bất đồng quan điểm trong cuộc bỏ phiếu, giảm số ghế của đảng này xuống còn 157 trong quốc hội gồm 300 thành viên. Sau cuộc bỏ phiếu, bộ trưởng tài chính George Papaconstantinou cho biết việc thực hiện những chính sách này không hề dễ dàng, ông khẳng định, “nếu không có những biện pháp này, quốc gia chúng tôi đã rơi vào tình trạng suy thoái sâu sắc nhất từ trước đến nay”. Vì chỉ trừ khi nhận được khoản tiền vay giải cứu từ IMF và 15 quốc gia sử dụng đồng EUR – những quốc gia vốn bị chia rẽ trong vòng nhiều tháng trước vì cách trợ giúp Athens, Hy Lạp chắc chắn sẽ tuyên bố vỡ nợ.
4.1.3 Gói viện trợ tín dụng từ liên minh châu Âu EU và quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Là nước “anh cả” trong khối Eurozone, Đức phải gánh phần lớn nhất trong gói cứu trợ này. Đó là một phần lý do vì sao, từ cuối tháng 3, bất chấp lời kêu gọi từ Ủy ban châu Âu và nước giữ chức chủ tịch EU - Tây Ban Nha, trong việc giúp đỡ Hy Lạp, bà Merkel luôn phản đối việc cứu trợ cho quốc gia này. Bà cho rằng, Hy Lạp có thể yêu cầu vay tiền từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Washington. Nhưng theo Pháp và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB, đây không phải là một đề nghị thỏa đáng, họ phản đối yêu cầu IMF can thiệp do lo ngại nó sẽ gây tổn hại đến uy tín của đồng euro và cho thấy rằng châu Âu không thể giải quyết được chính những tai họa tài chính của họ.
Trước những lời chỉ trích và sự cô lập từ các quốc gia thuộc liên minh châu Âu, cuối tháng 4/2010, sau một hội nghị của lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức lao động thế giới và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, bà Merkel đã tuyên bố Đức cam kết sẽ trợ giúp cho Athens 8,4 tỷ EUR mỗi năm, giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nếu quốc gia này thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng trong vài năm tới. Theo đó, vào đầu tháng 5/2010, Eurozone đã thông qua gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro dành cho Hy Lạp trong thời gian 3 năm với sự
tham gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngoài ra, các nước thành viên Eurozone cũng nhất trí thúc đẩy các biện pháp hạ thâm hụt ngân sách dự tính 6,6% trong năm 2010. Để đổi lại, chính phủ Hy Lạp đã cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp và các cuộc cải cách cấu trúc để giảm thâm hụt ngân sách từ mức 13,6% GDP hiện tại xuống dưới 3% trong vòng 3 năm.
Cũng vào đầu tháng 5, Liên minh châu Âu đã phê chuẩn gói cứu trợ lên tới 750 tỷ EUR. Các quan chức ngoại giao cho rằng, gói tiền này sẽ dùng để cứu trợ một số nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đang trong tình trạng nguy cấp. Theo phương án này, chính phủ các nước Eurozone sẽ cung cấp khoản vay 440 tỷ EUR, Quỹ khẩn cấp EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sẽ lần lượt cung cấp 60 tỷ EUR và 250 tỷ EUR. Gói cứu trợ khổng lồ này không chỉ thể hiện tính nghiêm trọng của khủng hoảng nợ châu Âu, mà còn cho thấy các nước này đang ngày một lo lắng hơn về sự xấu đi của tình hình có thể gây cản trở cho sự phục hồi của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của gói cứu trợ tín dụng, nền kinh tế Hy Lạp dần dần đã xuất hiện dấu hiệu nóng trở lại. Ngày 5/7, ngân hàng trung ương Nhật Bản công bố số liệu cho thấy, lượng thâm hụt tiền mặt của chính phủ Hy Lạp trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010 đã giảm xuống 11,4 tỷ EUR so với con số 19,6 tỷ EUR của cùng kỳ năm 2009; Thu nhập ngân sách chung của chính phủ trong thời kỳ đó cũng tăng từ 21,7 tỷ EUR của năm 2009 lên 23,2 tỷ EUR, còn chi tiêu ngân sách chung cũng thu hẹp từ 35,5 tỷ EUR của cùng kỳ năm 2009 xuống còn 30,1 tỷ EUR. Hy Lạp cho biết, quốc gia này sẽ phát 1,25 tỷ EUR trái phiếu chính phủ kỳ hạn nửa năm vào ngày 13/7, nhằm mục đích quan sát phản ứng của thị trường vốn châu Âu trước sự huy động vốn của Hy Lạp sau khi Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế khởi động cơ chế cứu trợ.