Bài học từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ hy lạp 2010 và bài học , biện pháp đối phó với khủng hoảng nợ (Trang 41 - 53)

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG VÀ BÀI HỌC TỪ KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP

4.2 Bài học từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp

Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu ra đời. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, đặc biệt là sau những cuộc khủng hoảng liên tiếp diễn ra ở Châu Âu gần đây, đổng tiền chung Euro đã bộc lộ những yếu điểm của nó. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do liên minh tiền tệ châu Âu được xây dựng dựa trên một nền tảng còn thiếu sự đồng nhất về địa lý, kinh tế và hệ thống chính trị.

Đồng tiền chung của hệ thống ngân hàng trung ương Châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên và ECB sẽ là ngân hàng điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng Euro nhưng lại mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do không thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển. Hơn thế, tuy các quốc gia thành viên trong khu vực đồng tiền chung Euro chấp thuận một ngân hàng trung ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng lại không chấp thuận một chính sách tài khóa chung do mỗi quốc gia có một nhà nước riêng với hang loạt các nguyên tắc chi tiêu theo đó. Đây là một rào cản lớn đối với khu vực đồng tiền chung bở chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Một ví dụ khá rõ ràng về việc không thống nhất trong việc ra quyết định của khu vực Eurozone là lãi suất trên thị trường phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt còn lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Quyết định của Bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn thì để bình ổn nền kinh tế thì phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Điều này sẽ dễ dàng dẫn đến vấn đề khủng hoảng nợ công do mất khả năng chi trả.

Một vấn đề khác là thể chế tài chính của EU chưa đủ năng lực chuyên môn để kiềm chế những thành viên không tuân thủ hiệp ước của khối. Năm 1996, các quốc gia thành viên sáng lập ra liên minh đã thống nhất là dựa vào ý thức của từng quốc gia trong việc tuân

thủ các quy định chung của khối mà không đề ra công cụ để trừng phạt nào cho những thành viên vi phạm. Chính điều này đã làm cho các quy định trong Hiệp ước đề ra trước đó trở nên “vô nghĩa” và các quốc gia không ngần ngại liên tiếp vi phạm.

Một đồng tiền hoàn thiện phải có sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, phải có sự thống nhất giữa ngân hàng trung ương và bộ tài chính. Khi đối mặt với những bất ổn của nền kinh tế, ECB giải quyết vấn đề thanh khoản và bộ tài chính các nước phải giải quyết các vấn đề ngân sách theo một chuẩn mực chung nhằm bảo vệ sự ổn định tài chính cho khu vực đồng tiền chung. Hơn thế, các quốc gia phải tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực được thỏa thuận trong Hiệp ước Maastrict để thực hiện được các mục tiêu và hoàn thành các mục tiêu đề ra đúng thời hạn. Tuy nhiên, việc không thực hiện được những kể trên của các quốc gia trong khu vực cùng với việc thiếu hệ thống giám sát nghiêm ngặt các chuẩn mực của đồng tiền chung EU đã khiến cho khu vực này hoạt động không thực sự hiệu quả.

4.2.2 Tăng hiệu quả quản lý chi tiêu và đầu tư công

Được gia nhập khu vực đồng tiền chung Eurozone cùng với các quốc gia Tây Âu giàu có, Hy Lạp phần nào đó tự đánh giá cao khả năng tài chính của mình hơn thực tế vốn có. Trong thực tế Hy Lạp vẫn đang là một quốc gia còn nghèo khó. Theo chỉ số lợi nhuận của Ngân hàng thế giới WB, Hy Lạp đứng thứ 109 còn theo xếp hạng môi trường kinh doanh, Hy Lạp có thứ hạng gần chót, còn thua nhiều quốc gia trung bình và nghèo trên ở châu Phi như Ai Cập, Ethiopia hay Lebanon. Thói quen chi tiêu hoang phí của Hy Lạp dẫn đến việc vay nợ tràn lan đã làm cho gánh nặng nợ ngày càng cao, dẫn đến việc mất khả năng chi trả. Một trong những ví dụ về vấn đề chi tiêu không kế hoạch của Hy Lạp là việc đầu tư tràn lan vào thế vận hội Athens 2004. Nguồn vốn phục vụ cho chi phí đầu tư vào thế vận hội này chủ yếu là nguồn vốn vay được huy động dễ dàng bằng cách phát hành trái phiếu. Năm 2005, IMF đã cảnh báo đầu tư Olympic Athens tạo ra khoản nợ lên tới 15 tỷ USD và đến nay vẫn chưa có nguồn để trả, trong khi đó có những sân vận động

được chi tới 250 triệu USD nhưng chỉ sử dụng vào thế vận hội rồi bỏ hoang. Việc chi tiêu bừa bãi không phù hợp với tình hình tài chính hiện tại đã tạo gánh nặng nợ quá lớn cho Hy Lạp.

Một vấn đề nữa của Hy Lạp là họ đã dành một số tiền lớn cho chi phí lương và phúc lợi cao, điều này tạo sức ép lên ngân sách đồng thời làm giảm tính cạnh tranh của kinh tế nước này. Đương nhiên việc chú trọng đến con người là rất đáng khích lệ nhưng cũng phải nhìn vào tiềm lực tài chính để có cách phân chia chi phí cho hợp lý. Nhiều công chức ở Hy Lạp nghỉ hưu trước 60 tuổi với mức lương hưu bằng ¾ mức lương khi còn đi làm. Đây là những chính sách “xa xỉ” hiếm gặp ở các quốc gia giàu có. Trong khi việc ưu ái cho bộ phận công chức lại không trực tiếp tạo ra nguồn thu thì Hy Lạp lại còn phải chịu thất thu nặng nề từ kinh tế ngầm. Theo ước tính, quy mô kinh tế ngầm khoảng 20- 30% nền kinh tế chính thức, giá trị trốn thuế hàng năm lên tới 30 tỷ USD. Như vậy việc chi tiêu không đúng cách cùng với hiệu quả quản lý kinh tế thấp đã góp phần dẫn đến khủng hoảng tại quốc gia này.

Xét với Việt Nam, Chính phủ cũng cần xem xét lại cách quản lý các hoạt động ngân sách của mình. Nếu các khoản đầu tư, cho vay của chính phủ cho phát triển kinh tế không mang lại hiêu quả thì nợ quốc gia sẽ ngày càng tăng, gây áp lực lên nền kinh tế của cả quốc gia. Một ví dụ điển hình là khoản cho vay của Chính phủ dành cho các tập đoàn, tổng công ty làm ăn không hiệu quả như Vinashin với khoản vay lên tới 80.000 tỷ đồng. Mối lo ngại khác là sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc Nam... Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài. Những khoản đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận đủ cao để bù đắp chi phí nếu chúng hoạt động thực sự hiệu quả và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động đầu tư lại không thực sự hiệu quả. Nếu sử dụng chỉ số ICOR (Incremental Capital- Output Rate) để đo lường hiệu quả đầu tư thì hiệu quả đầu tư

của nền kinh tế sẽ càng cao nếu chỉ số ICOR càng thấp. Trong những năm gần đấy chỉ số ICOR của Việt Nam đã tăng lên đến 8 năm 2009 so với chỉ 3,2 năm 1991 cho thấy hiệu quả thấp cho việc sử dụng nguồn lực, sự lãng phí cũng như sự quản lý chưa chặt chẽ với hoạt động đầu tư của nền kinh tế. Đến năm 2010, hệ số này giảm xuống 6,2 % nhưng còn cao hơn so với khuyến cáo của WB. Đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, tương đương với hiệu suất đầu tư chỉ đạt một nửa.

Biểu đồ 4.1 : Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á giai đoạn 1996-2008

Việc những khoản đầu tư công bỏ ra không thu được lợi ích như mong muốn cùng với việc tăng thu ngân sách khó có thể tăng trong thời gian tới làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng.

4.2.3 Tránh để mức nợ công lên quá cao

Tháng 4 năm 2010, Hy Lạp đã phải lên tiếng xin giúp đỡ từ EU và IMF do thâm hụt ngân sách tăng vọt trong lúc quốc gia này đang phải gánh chịu một mức nợ công quá lớn lên tới 300 tỷ Euro năm 2010, tương đường 113% GDP. Ít lâu sau, một số quốc gia khác như Ireland và Bồ Đào Nha cũng phải cầu cứu đến viện trợ để giải quyết những khoản nợ công của mình. Một cuộc khủng hoảng nợ công toàn diện đang đe dọa châu Âu.

Mức nợ công khổng lồ của Hy Lạp cũng như một số các quốc gia châu Âu khác là một bài học cảnh tỉnh cho Việt Nam.

Theo bản đồ nợ cho toàn thế giới do tạp chí The Economist đã thiết lập, tính tới thời điểm ngày 20/4/2011, con số tuyệt đối về nợ của công của Việt Nam là $53.947.945.205, như vậy trung bình mỗi người Việt Nam phải gánh chịu mức nợ công là $612,08 và vẫn được xếp vào mức nợ thấp tuy nhiên tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang có xu hướng tăng.

Biểu đồ 4.2 : Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Để cứu vãn nền kinh tế quốc gia sau khủng hoảng, các quốc gia đã phải tìm đến vay nợ và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, từ năm 2008 đến nay, nợ công của Việt Nam không ngừng tăng lên từ 42% năm 2008 lên tới 52% năm 2010 và dự đoán đạt 57% năm 2010. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, để đảm bảo an toàn thì mức nợ công của các nước không nên vượt quá 40% còn hiện nay, chính phủ Việt Nam đang dựa vào kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới để đánh giá “ngưỡng an toàn” cho mức nợ công là 60%. Nếu tính theo mức này thì nợ công Việt Nam vẫn ở mức an toàn và chưa đang lo ngại. Tuy nhiên xu hướng gia tăng nợ công trong những năm qua cũng đặt ra cho chúng ta một số vấn đề cần xem xét:

- Cách tính nợ công ở Việt Nam khác với cách tính nợ công của thông lệ quốc tế. Theo Tổ chức thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), nợ công của 1 quốc gia bao gồm các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả, nợ của công ty cổ phần tương ứng với phần vốn góp nhà nhước, quỹ bảo hiểm xã hội mà Nhà nước sử dụng để mua trái phiếu hay đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, theo cách tính của Việt Nam, nợ công chỉ bao gồm các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Nếu áp dụng theo thông lệ của UNCTAD thì nợ công của Việt Nam lên tới 72% GDP và đã vượt khá xa so với ngưỡng an toàn. Vì vậy, chính phủ cần xem xét lại mức độ của những khoản nợ chưa được đánh giá là nợ công để tránh những biến động bất thường gây nên rủi ro cho nền kinh tế.

- Nếu coi mức 60% GDP là ngưỡng chấp nhận cho đánh giá mức an toàn nợ công thì với mức tỷ lệ nợ công như hiện nay của Việt Nam thì vẫn chưa đủ để khẳng định nền kinh tế đã ở mức kiểm soát được. Lấy ví dụ trường hợp của Argentina – quốc gia có mức dư nợ công dưới 60% và ngân sách tài chính khá tốt nhưng cuối cùng vẫn xảy ra khủng hoảng nợ. Điều này chứng tỏ chúng ta không thể chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ công/GDP để đưa ra nhận xét về tình hình của nền kinh tế mà phải giám sát chặt chẽ thực trạng của nền kinh tế vĩ mô, xem xét các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡ rủi ro và khủng hoảng bất ngờ để có cách hiểu và phân tích các khoản nợ công một cách chính xác nhất.

Khủng hoảng nợ Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiến Việt Nam phải nhìn lại chất lượng tăng trưởng của mình. Trên 60% số nợ công của Việt Nam là nợ nước ngoài, chiếm khoảng 28% GDP (mức khuyến cáo về nợ của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra về giới hạn an toàn vay nợ nước ngoài là từ 40% đến 50% GDP). Tuy nhiên vẫn cần có một thái độ thận trọng trong cái nhìn về những khoản nợ nước ngoài này.

Biểu đồ 4.3 : Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2009

Để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và bù đắp ngân sách, tỷ lệ nợ nước ngoài đang ngày một tăng lên và tạo ra áp lực cho chính phủ trong việc quản lý các khỏan nợ đó về cả tổng dự nợ lẫn lại suất. Một điểm rất đáng lưu ý với các khoản nợ nước ngoài là vấn đề tỷ giá. Việc thay đổi tỷ giá có thể gây ảnh hưởng lớn tới tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của Việt Nam nên phải hết sức cẩn trọng khi đồng Yen lên giá. Trong điều kiện USD cũng đang lên giá so với đồng Việt Nam thì nhu cầu mua đôla để mua đồng Yen để trả nợ sẽ lại làm tăng gánh nặng trả nợ nước ngoài của Việt Nam.

Biểu đồ 4.4 : Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền tính đến 31/12/2009

Lãi suất trung bình của các khoản nợ nước ngoài của chính phủ cũng đang có xu hướng tăng lên. Lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên tới 2,1% năm 2010. Hơn nữa sau khi Việt Nam được cho là đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp thì nhiều khoản vốn ODA cũng bị cắt bỏ và thay vào đó là các hình thức khác ít ưu đãi hơn. Như vậy có thể thấy nhu cầu vay nợ của Việt Nam còn lớn nhưng không những việc tiếp cận được vốn vay ngày càng khó khăn và đắt đỏ mà việc thanh toán các khoản nợ cũ cũng đang trở nên khó khăn hơn.

4.2.4 Giải quyết vấn nạn tham nhũng và bệnh thành tích.

Với tham vọng tạo ra một khối kinh tế có sức ảnh hưởng to lớn tới thế giới, các quốc gia sáng lập của Liên minh tiền tệ châu Âu muốn có càng nhiều thành viên càng tốt, vì thế họ đã “bất chấp” những thực trạng về nền kinh tế của các quốc gia thành viên để đạt được tham vọng về chính trị của mình. Cũng như một số nước khác, để được tham gia vào liên minh tiền tệ chung cùng các quốc gia giàu có khác, Hy Lạp đã cố gắng “làm đẹp” các chỉ số lạm phát, chi tiêu công, ghi giảm thâm hụt xuống 4% năm 1996. Đến năm 1998, mức thâm hụt của Hy Lạp chỉ còn 2,5% và dự báo lúc bấy giờ nói thâm hụt chỉ còn 1,9% năm 1999. Bấy giờ, cả Châu Âu đã khen ngợi thành tích này của Hy Lạp và xem đó như một “câu chuyện thần kỳ” mà các quốc gia khác phải học tập. Trong thực tế, không chỉ có Hy Lạp mà các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp cũng đã cố gắng bằng mọi cách để đạt được mức thâm hụt 3% như yêu cầu. Tuy nhiên, thực chất Hy Lạp vẫn là

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ hy lạp 2010 và bài học , biện pháp đối phó với khủng hoảng nợ (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w