Vận hành hệ thống phụ trợ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM VÀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ (Trang 52 - 53)

- Cấu tạo: Thiết bị TurboExpander (ký hiệu CC01) là loại thiết bị giãn nở sử dụng nội năng của dòng khí có phụ tải là máy nén 1 cấp Cánh giãn nở

5.2. Vận hành hệ thống phụ trợ

5.2.1. Hệ thống bồn chứa và bơm sản phẩm.

Có ba bồn chứa LPG và một bồn chứa Condensate trong nhà máy sẽ được sử dụng để cấp cho xe bồn.

Bồn chứa condensate (TK- 21) có mái hình chóp di động, có đường kính

13 m, cao 15,6 m, dung tích 2000 m3, có thể chứa cho 3 ngày.

Bơm Condensate P- 23A/B có công suất 80 m3

/h, chiều cao đẩy 133 m, công suất động cơ điện 30 KW. Bơm này dùng cho quá trình phân phối Condensate từ bồn chứa đến đường ống dẫn Condensate (bơm li tâm đơn cấp). Bơm được thiết kế chiều cao đẩy sao cho đáp ứng được áp suất đầu vào là 8 bar. Thiết bị đo lưu lượng FIA- 320, để điều khiển bơm, sẽ ngừng bơm khi lưu lượng ở dưới mức an toàn của bơm .

Tank Gauge (LIA- 2321) được lắp đặt, đèn báo động mức cao nhất (LAHH- 2321) thì (SDV- 2321) sẽ đóng đường ống vào và đèn bao mức thấp nhất (LALL- 2321) thì (SDV- 2322) sẽ đóng đường ống ra và ngừng bơm.

Ba bồn chứa LPG (V- 21A/B/C) có đường kính 3,35 m và chiều dài 54,61

Nguyễn Sỹ Hợp Lớp: CD09HD

1

A, cho Propan, B cho Butan, C cho các sản phẩm khác. Ba bồn chứa này là giống nhau và áp suất thiết kế là 17,5 bar, tương đương với áp suất hơi của

Propan tại 50 oC. Các bồn được bảo vệ khỏi sự quá áp bằng sự xả khí đưa đi đốt

ở đuốc, đầu tiên thông qua các van PV- 2401A/B/C, rồi tiếp theo qua PSV- 2401A/B/C.

5.2.2. Hệ thống đuốc.

Hệ thống đuốc nhằm loại bớt khí tới nhà máy thông qua các van an toàn, van áp suất hoặc các chỗ nối thông khí và đốt nó ở chỗ an toàn. Toàn bộ khí được gom ở ống góp của đuốc 20” và được đưa tới bồn cách biệt của đuốc Flare K.O. Drum (V-51), là bình nằm ngang có đường kính 3,1 m, dài 8,2 m. Ở đây toàn bộ chất lỏng được loại ra và khí rời ống góp 20” sang ống đuốc Flare Stack (ME- 51 ), ống đuốc có đường kính 30”, cao 70 m, có công suất đốt 212 tấn/h lúc gián đoạn và 77,2 tấn/h lúc liên tục. Một bộ đánh lửa được đặt ở đỉnh của đuốc ( BSL- 2701A/B/C). Lỏng trong V-51 được đưa tới Burn Pit ( V-52) bằng

bơm Flare K.O.Drum ( P-51A/B), năng suất 10 m3

/h ( chiều cao hút của bơm 77 m, công suất motor 11 Kw). Pum A được khởi động khí mức chất lỏng cao hơn mức H1 điều khiển thông qua LIA- 2701, và bơm B khởi động khi mức chất lỏng ở mức H2.

Hệ thống thoát khí được thiết kế loại chất lỏng xả ra từ nhà máy qua van an toàn nhiệt hoặc các điểm nối xả bằng cách làm nóng hoặc bay hơi. Tất cả các chất lỏng trong ống góp 12” được dẫn đến bộ làm nóng Closed Drain Heater(E-

52), nó được làm nóng tới 55oC, sau đó tới thùng tách biệt. Khí bay hơi được

đốt ở ống đuốc, chất lỏng xả ra được bơm qua thùng tách biệt, qua hầm đốt, có công suất max 8,9 m3/h ( với HC lỏng).

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM VÀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)