Giải pháp từ phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu (Trang 60 - 64)

Các doanh nghiệp trong nước cần chủ động nghiên cứu thị trường, tổ chức các chương trình vận động xúc tiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tích cực tham gia các hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp quốc tế hoặc có thể tự xây dựng trang web riêng để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của công ty mình tới các đối tác nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với cac doanh nghiệp FDI để có thể đưa ra những định hướng phù hợp, chính xác.

Đặc biệt, cần chủ động đầu tư máy móc, trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có

khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có như vậy mới chứng minh được tiềm lực của doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài và mới khiến họ quyết định bỏ vốn ra đầu tư.

Đồng thời cần chú trọng tới công tác đào đạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tác phong công nghiệp, tính kỷ luật. Cần tổ chức các khóa đào tạo nghề thường xuyên để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân nhằm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài; còn đối với đội ngũ cán bộ thì mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, chuyên môn, đổi mới tư duy, cách quản lý, cũng như tác phong làm việc sao cho phù hợp với môi trường quốc tế chuyên nghiệp. Ngoài ra có thể cử công nhân, cũng như đội ngũ quản lý đi học tập ở nước ngoài để mở mang tầm hiểu biết, về truyền đạt lại cho đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế mang lại hiệu quả cao cho cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đây đang và sẽ là kênh huy động vốn, chuyển giao công. nghệ quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc. gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Với mục tiêu xây dựng đất nư ớc thành một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiến tới thực hiện phương châm “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” thì hoạt động thu hút FDI đã và đang trở thành một chiến lược quan trọng, cần được quan tâm hơ n nữa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong thời gian tới.

Thực tế đã cho thấy hoạt động FDI đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước. FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực; góp phần mở rộng. thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa, trên thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng .nguồn lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết được tình trạng thất nghiệp,... Như vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp có tác động rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, giúp tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của nước ta diễn ra nhanh hơn, sâu rộng hơn và bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả, nhất là trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. Do tình trạng, khủng hoảng kéo dài từ năm 2008 cho đến nay, số dự án và số vốn FDI đầu tư vào nước ta đã giảm sút, vốn giải ngân thấp, thiếu các dự án quy mô lớn và tiến độ các dự án thường bị kéo dài,…

Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này trong thời gian tới đang là vấn đề đáng được quan tâm và thực hiện. Với việc phân tích thực trạng nhằm đánh giá đúng những ưu, nhược điểm của hoạt động FDI tại Việt Nam, với đề tài “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu” mà em đã lựa chọn cũng mong đóng góp, kiến nghị một số biện pháp để việc thu hút FDI của nước ta trở nên hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hàng năm của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2. “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020

3. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, NXB

Thống kê.

4. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại

hoá ở Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội.

5. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai, (2012), giáo trình “Kinh tế quốc tế” NXB Đại học Kinh tế quốc dân

6. Lê Xuân Bá, “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng

kinh tế Việt Nam”, NXB Khoa học - Kỹ thuật

7. “Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia.

8. Số liệu của Tổng cục Thống kê 9. Số liệu của Thông tấn xã Việt Nam 10. Tạp chí Cộng sản, 2013

11. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2010 12. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2013

13. Tạp chí Tài chính, 2013 14. Website:

Bộ Kế hoạch Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

http://www.vietnamembassy-slovakia.vn

Cục Đầu tư nước ngoài: http://fia.mpi.gov.vn

Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương: http://www.binhduong.gov.vn Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội: http://www.hapi.gov.vn

Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn Tổng cục Thống kê : http://www.gso.gov.vn/

Thời báo Kinh tế Việt Nam http://www.vneconomy.vn Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia http://www.ncseif.gov.vn Một số trang web khác: http://www.fdi.net/ http://www.economywatch.com http://www.hanoimoi.com.vn http://www.vietbao.vn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI *****

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận:

Sinh viên: Nguyễn Mai Hương Sinh ngày: 06/01/1992

Mã sinh viên: CQ528326

Là sinh viên chính quy, lớp chuyên ngành Kinh tế quốc tế, thuộc Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến thực tập từ ngày 02 tháng 01 năm 2014 đến ngày 19 tháng 05 năm 2014.

Chị Nguyễn Mai Hương đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu” cho chuyên đề thực tập cuối khóa của mình. Trong suốt quá trình thực tập, chị Nguyễn Mai Hương đã luôn chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và trao đổi trực tiếp với các cán bộ của Viện để có thêm thông tin phục vụ cho chuyên đề nghiên cứu. Bài viết này có tính lý luận thực tiễn, đã nêu được thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay; đồng thời đã kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi. Đây có là một tài liệu có đóng góp tích cực đối với Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập, chị Nguyễn Mai Hương đã có ý thức kỷ luật tốt, nghiêm túc chấp hành mọi nội quy của đơn vị thực tập; luôn hòa nhã với mọi người xung quanh; chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w