Về vấn đề mua nguyên liệu và linh kiện.

Một phần của tài liệu một số giải pháp và triển vọng tăng cường thu hút fdi của nhật bản vào việt nam (Trang 25 - 28)

Mua nguyên liệu và linh kiện là vấn đề khó khăn nhất trong việc quản lí tại các doanh nghiệp có vốn đầu t của Nhật Bản. Cả hai bên Nhật Bản - Việt Nam đều nhất trí có 4 vấn đề khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu và linh kiện từ các nguồn trong nớc ở Việt Nam nh sau:

• Chất lợng: ở 90% các doanh nghiệp liên doanh với Nhật Bản cả 2 bên đều cho rằng mặc dù chất lợng nguyên liệu, linh kiện sản xuất ở Việt Nam đã đợc cải thiện nhiều song vẫn cha đạt chất lợng quốc tế, và điều này khiến cho họ khó có thể xuất khẩu sản phẩm của mình đợc.

• Việc giao hàng: các đối tác Việt Nam hợp tác không có tinh thần trách nhiệm, rất không có ý thức hoàn thành hợp đồng và thờng đổ lỗi cho các doanh nghiệp khác không giao hàng đúng thời hạn.Do đó, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của một số liên doanh với Nhật bị ảnh hởng bất lợi.

• Gía cả: Tình trạng khan hiếm nguyên liệu ở Việt Nam trong những năm gần đây đã làm giá cả của chúng tăng mạnh. Đa số các công ty liên doanh với Nhật không thể mua đợc nguyên liệu ngang giá(giá cố định chính thức), mà chỉ mua đợc trên thị trờng tự do với giá thoả thuận (giá cao), làm cho chi phí sản xuất tăng theo.

• Sự ổn định về nguồn cung cấp: mặc dù giá cả tăng, song nguồn cung cấp nguyên liệu và linh kiện trên thị trờng tự do lại chẳng ổn định.Để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu song việc nhập khẩu bị hạn chế bởi cán cân ngoại tệ.

Mặc dù không còn tồn tại vấn đề chất lợng hay giao nhận nữa nếu nguyên liệu đợc nhập khẩu từ nớc ngoài, nhng đôi khi việc nhập khẩu không theo đúng kế hoạch hoặc không đủ số lợng do các thủ tục hải quan phức tạp và điều kiện giao thông lạc hậu ở Việt Nam.Bên cạnh đó, các đối tác Nhật Bản cũng không hài lòng với việc phân loại hàng hoá lộn xộn và mức thuế quan nhập nhèm. Tuy vậy, phía Việt Nam lại phàn nàn rằng một số nhà đầu t Nhật Bản vẫn nắm quyền kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện và vẫn tuỳ tiện tăng giá.

Về vấn đề sản xuất linh kiện tại Việt Nam, cả 2 bên đều thừa nhận rằng khó tăng mạnh đợc tỉ trọng linh kiện đợc sản xuất tại Việt Nam trong thời gian tới vì chất lợng cha thể đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy vậy, trong khi nhiều đối tác Việt Nam cho rằng phía Nhật Bản không quan tâm tới việc tăng tỉ trọng linh kiện đợc sản xuất tại Việt Nam và quá chú trọng tới việc sử dụng các yếu tố đầu vào do các công ty mẹ cung cấp.Tình trạng khan hiếm và giá nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài trong một thời gian khá lâu nữa.Điều này sẽ ảnh hởng tới tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Việt Nam đã và đang nỗ lực để nâng cấp chất lợng các sản phẩm nội địa, thực hiện giao nhận hàng đúng kế hoạch và thực thi chính sách nhập khẩu thuế quan linh hoạt hơn nữa. Nhật Bản sẽ giúp các liên doanh nâng cao chất lợng sản phẩm và tăng tỉ trọng linh kiện do họ sản xuất và sử dụng các kênh xuất nhập khẩu của công ty mẹ để tự thoát khỏi tình hình khan hiếm nguyên liệu hiện tại.

8.Nghĩa vụ xuất khẩu và cân đối ngoại tệ.

Các qui định phù hợp của Việt Nam đòi hỏi các liên doanh phải thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu cuả mình, điều này phản ánh động cơ thu hút đầu t trực tiếp Nớc ngoài để tăng tiềm lực xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ.Tuy nhiên, một số liên doanh của Nhật Bản không đủ khả năng hoàn thành cota xuất khẩu của mình.Cả 2 bên đều nhất trí cho rằng những lí do chính là: chất lợng thấp, giá cả cha đủ sức cạnh tranh, sản phẩm cha thể tiêu thụ đợc trên thị trờng quốc tế, và xuất khẩu còn lỗ.Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cho rằng phải khá lâu sau khi liên doanh đi vào hoạt động thì sản phẩm của nó mới đủ sức cạnh tranh trên thị trờng Thế Giới.Còn phía Việt Nam cho rằng các đối tác Nhật Bản không hào hứng lắm đối với việc xuất khẩu và hạ giá sản phẩm dẫn đến thua lỗ trong xuất khẩu.Những yếu tố này càng làm trầm trọng thêm những khó khăn vốn có trong việc hoàn thành cota xuất khẩu.

Có một số công ty đã không thể cân đối đợc ngoại tệ của mình. Hiện nay họ đang giải quyết theo ba hớng: nhận sự trợ giúp ngoại tệ từ các cơ quan hữu trách Việt Nam trong một thời hạn nhất định; gây dựng vốn ngoại tệ tại trung tâm điều phối ngoại tệ; và nhận sự tài trợ từ phía công ty mẹ ở Nhật Bản (chủ yếu dới hình thức bán sản phẩm). Xuất khẩu và cán cân ngoại tệ là mối quan tâm quản lí lớn nhất tại các công ty có vốn đầu t của Nhật Bản. Để khắc phục những khó khăn này cả 2 bên đều phải nỗ lực để phối hợp các động cơ thị trờng khác biệt của họ với nhau nh: phía Việt Nam không nên đặt xuất khẩu là nghĩa vụ bắt buộc, mà nên để các doanh nghiệp tự quyết định.Các cơ quan hữu quan Việt Nam cần có các biện pháp hỗ trợ cán cân ngoại tệ của các doanh nghiệp trớc khi sản phẩm của họ đủ khả năng cạnh tranh trên thị trờng Thế Giới. Về phía Nhật Bản yêu cầu thực hiện một số biện pháp nh các công ty mẹ mua một phần sản phẩm của các liên doanh để bán trên thị trờng nội địa của họ hay ở một nớc thứ 3, công ty mẹ nên lấy số lợi nhuận thu đợc ở Việt Nam để

mua một lợng hàng hoá nữa để bán trên thị trờng nội địa hay ở một nớc thứ ba, và các bên Nhật Bản nên tái đầu t số lợi nhuận vào các nghành khác có thể tạo ra nguồn thu ngoại tệ giúp họ đạt đợc cân đối ngoại tệ toàn diện. Khái quát lại, FDI của Nhật Bản ở Việt Nam chia thành hai loại: một loại hớng vào thị tr- ờng nội địa và loại kia hớng vào thị trờng xuất khẩu. Và trong các dự án đầu t của Nhật Bản đều có sự tham gia của các công ty, ngân hàng thơng mại. Các dự án đầu t của Nhật Bản có rất ít những dự án lớn.Trong tơng lai cùng với sự gia tăng đầu t của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ có nhiều dự án lớn, và các dự án hớng vào xuất khẩu ngày càng gia tăng.

chơng iii

một số giải pháp và triển vọng tăng cờng thu hút

Một phần của tài liệu một số giải pháp và triển vọng tăng cường thu hút fdi của nhật bản vào việt nam (Trang 25 - 28)