PTNT trong giai đoạn CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
Với đặc thù chuyên ngành quản lý nhà nƣớc của ngành NN và PTNT, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ngoài những yêu cầu chung của ngành thanh tra phải đáp ứng các yêu cầu:
- Nắm bắt kịp thời tình hình, bám sát địa bàn, lực lƣợng thanh tra chuyên ngành mới thực hiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực đƣợc giao quản lý.
- Đảm bảo hoạt động của lực lƣợng thanh tra chuyên ngành chính là “hàng rào kỹ thuật” trong việc ngăn chăn vi phạm, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu vật tƣ nông nghiệp, quản lý chất lƣợng sản phẩm nông lâm thuỷ sản trong thời kỳ nƣớc ta mở cửa sâu rộng trong đó có ngành NN và PTNT.
- Đáp ứng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện phân cấp quản lý triệt để, tận dụng tốt mọi nguồn lực nâng cao năng lực hoạt động để hoạt động có hiệu quả.
- Lực lƣợng thanh tra chuyên ngành phải am hiểu sâu, rộng đối tƣợng quản lý, thƣờng xuyên nâng cao nghiệp vụ thanh tra và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành để phát hiện kịp thời và xử lý vi phạm triệt để.
- Trong điều kiện nền kinh tế đất nƣớc hội nhập ngày càng sâu rộng và tham gia đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cũng chịu nhiều áp lực và chịu tác động lớn của mở cửa hội nhập. Hoạt động thanh tra phải thích ứng với những quy định chung và thông lệ quốc tế về dân chủ, minh bạch trong các hoạt động pháp luật và dân chủ trong kinh tế, đảm bảo tính nghiêm minh, không nhân nhƣợng với những loại hình tội phạm, vi phạm
mới do hội nhập xuất hiện; không nhân nhƣợng, phân biệt đối tƣợng nhà đầu tƣ là nƣớc ngoài hay nhà đầu tƣ trong nƣớc; đồng thời tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động theo thông lệ quốc tế; tích cực hợp tác quốc tế để hoạt động thanh tra có hiệu quả.