Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf (Trang 47 - 131)

2.2.1.1. Phạm vi hoạt động của chủ thể thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc, vì vậy, phạm vi của quản lý của ngành NN và PTNT đồng thời cũng là phạm vi của hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT. Nói cách khác, phạm vi của thanh tra chuyên ngành không nằm ngoài phạm vi quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành. Tuy nhiên, cũng có chỗ khác nhau là: chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng thƣờng xuyên, liên tục bằng các quyết định quản lý còn kiểm tra, thanh tra với tƣ cánh là chức năng quản lý, tác động vào đối tƣợng bằng việc xem xét, đánh giá, kết luận việc chấp hành quyết định quản lý. Phạm vi quản lý mở rộng đến đâu thì phạm vi tác động của thanh tra mở rộng đến đó, không một tổ chức, cá nhân nào trong hệ thống quản lý nằm ngoài sự tác động của kiểm tra, thanh tra. Đồng thời cơ quan thanh tra nhà nƣớc tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp.

Theo Nghị định 47/2015/NĐ-CP, phạm vi tác động của các chủ thể thanh tra ngành NN và PTNT cụ thể là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc

quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ NN và PTNT và Sở NN và PTNT”.

2.2.1.2. Đối tượng thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Trƣớc năm 2010, hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành NN và PTNT của nƣớc ta tập trung vào thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, những yêu cầu cụ thể của ngành, lĩnh vực đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân (là đối tƣợng chịu sự quản lý của bộ, ngành). Do đó, thanh tra chuyên ngành NN và PTNT gắn liền với hoạt động quản lý của Bộ, của các Tổng cục, Cục hay nói cách khác là gắn với các tiểu ngành hay lĩnh vực nhỏ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Tƣơng tự nhƣ vậy, ở cấp tỉnh hoặc tƣơng đƣơng Thanh tra Sở, Thanh tra chuyên ngành tại các Chi cục thuộc Sở NN và PTNT cũng gắn với nhiệm vụ mà Sở NN và PTNT, Chi cục chuyên ngành đƣợc giao chức năng nhiệm vụ quản lý. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 47/2015/NĐ-CP, đối tƣợng thanh tra chuyên ngành NN và PTNT gồm:Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN và PTNT, Sở NN và PTNT. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực NN và PTNT có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ NN và PTNT và Sở NN và PTNT”.

2.2.1.3. Nội dung thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Theo quy định của Nghị định 47/2015/NĐ-CP, những nội dung của thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:

- Lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quy hoạch thủy lợi, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống

thiên tai, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên rừng, giống cây lâm nghiệp, dịch vụ môi trƣờng rừng thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực thủy sản: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng nuôi trồng thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực trồng trọt: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp, phân bón hữu cơ và phân bón khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất chăn nuôi, giống vật nuôi nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi, chế phẩm xử lý cải tạo môi trƣờng chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực thú y: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, động vật thủy sản, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực quản lý chất lƣợng nông, lâm sản và thủy sản: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chất lƣợng, an toàn thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, cơ điện nông nghiệp, phát triển làng nghề nông thôn, diêm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tƣ, xây dựng: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lập, thẩm định, phê duyệt, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi, quyết định đầu tƣ, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; công tác lựa chọn nhà thầu; quá trình thực hiện hợp đồng, công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, bàn giao đƣa vào sử dụng; giám sát, đánh giá tổng thể đầu tƣ các dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, bố trí, ổn định dân cƣ, di dân tái định cƣ, phát triển nông thôn

thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra của một số nƣớc

1.3.1. Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Giám sát Hành chính Trung Quốc

Là đất nƣớc rộng lớn, với số dân đứng hàng đầu các quốc gia, Trung Quốc có vị thế quan trọng trong đời sống chính trị xã hội trên thế giới. Ngay từ khi đƣợc thành lập, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát hành chính để xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, “Ủy ban giám sát nhân dân” đƣợc thành lập nhằm kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nƣớc và cán bộ, công chức nhà nƣớc. Năm 1954 cơ quan này đƣợc đổi tên là “Bộ Kiểm tra và Giám sát”. Tháng 4/1959 do yêu cầu cụ thể trong thời kỳ này, Bộ kiểm tra, giám sát bị xóa bỏ và giao về một số bộ, ngành. Đến năm 1981, Bộ Giám sát Hành chính sáp nhập về mặt tổ chức với “Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Đảng”. Sự sáp nhập này tạo ra một cơ quan có hai chức năng.

Các cơ quan giám sát hành chính đƣợc hình thành theo cấp độ từ Trung ƣơng đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, khu tự trị, quận, huyện. Hiện nay, Trung Quốc không có cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập ở các bộ, ngành. Việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các bộ, ngành do một nhóm công tác của Bộ Giám sát cử sang biệt phái theo dõi bộ, ngành đó. Theo qui định, phụ trách một nhóm công tác do một đồng chí Thứ trƣởng đứng đầu.

Để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của nhà nƣớc, ngày 9/5/1997 Quốc hội đã ban hành Luật Giám sát hành chính, nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nƣớc, giữ nghiêm kỷ luật hành chính, xây dựng cơ

quan nhà nƣớc trong sạch, cải tiến và nâng cao hiệu lực hành chính, thể hiện trên các mặt hoạt động sau:

- Cơ quan giám sát thực hiện chức năng giám sát của chính quyền nhân dân để giám sát các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

- Công tác giám sát kết hợp giáo dục và trừng trị, kết hợp giám sát và cải tiến công tác.

- Công tác giám sát phải dựa vào quần chúng, công dân có quyền tố cáo, khiếu kiện với cơ quan giám sát về hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan hành chính nhà nƣớc, công chức, viên chức hành chính nhà nƣớc.

Theo Luật Giám sát, cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính đƣợc tổ chức và hoạt động theo luật giám sát hành chính, đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng bao gồm Bộ Giám sát, cơ quan giám sát ở tỉnh, thành phố, huyện, quận. Bộ Giám sát chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Quốc vụ viện. Cơ quan giám sát cấp dƣới chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp và cơ quan giám sát cấp trên. Cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính có chức năng: Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc đƣợc bổ nhiệm trong việc thực thi mệnh lệnh, chỉ thị của chính phủ và thực hiện các quy định của pháp luật. Hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính độc lập với các cơ quan kiểm tra, giám sát tài chính và các cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính có sự gắn bó chặt chẽ giữa kiểm tra Đảng và giám sát hành chính tạo nên cơ chế thống nhất để phát hiện và xử lý kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm. Vì vậy, quyết định xử lý của cơ quan kiểm tra, giám sát hành

chính có hiệu lực rất cao, góp phần quan trọng việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, tăng kỷ cƣơng pháp luật.

1.3.2. Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Do đặc điểm về dân số và sự phát triển kinh tế- xã hội, cơ cấu tổ chức quản lý của nhà nƣớc Lào đƣợc sắp xếp tinh gọn, tránh sự cồng kềnh trong bộ máy nhà nƣớc. Hầu hết các cấp, ngƣời đứng đầu tổ chức đảng kiêm chức vụ đứng đầu cơ quan nhà nƣớc cùng cấp nhƣ: Chủ tịch đảng kiêm Thủ tƣớng chính phủ, Bí thƣ tỉnh ủy kiêm Tỉnh trƣởng, Bí thƣ huyện ủy kiêm Huyện trƣởng… Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc của Lào cũng đƣợc tổ chức tƣơng tự nhƣ vậy.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc thực hiện 2 chức năng cơ bản: kiểm tra kỷ luật đảng và thanh tra tham nhũng.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc Trung ƣơng do một Ủy viên Bộ chính trị Đảng làm Chủ tịch, ở địa phƣơng do Phó bí thƣ hoặc Ủy viên thƣờng vụ Đảng kiêm Phó huyện trƣởng làm Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo thống nhất cả hai chức năng kiểm tra Đảng và thanh tra nhà nƣớc. Với đặc điểm tình hình nhƣ vậy nên cơ quan này có khá nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động và việc xử lý kết luận kiểm tra, thanh tra đƣợc đồng bộ, dứt điểm.

Bộ máy cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc đƣợc bố trí thành hai bộ phận riêng nhƣng đều đƣợc sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chủ tịch ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng.

Hệ thống Ủy ban Kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc tổ chức thành bốn cấp: Trung ƣơng, tỉnh, quận huyện và cơ sở. Mô hình tổ chức nói trên đều có hai bộ phận kiểm tra Đảng và Thanh tra nhà nƣớc nhƣ cấp Trung ƣơng kể trên, nhƣng

Do hai bộ phận kiểm tra đảng và thanh tra chống tham nhũng nằm trong một Ủy ban thống nhất, nên trong khi tiến hành công tác mỗi bộ phận đều thực hiện và kết luận trên cả hai mặt kiểm tra đảng và thanh tra nhà nƣớc. Các kết luận của mỗi bộ phận đều có hiệu lực pháp luật cũng nhƣ về chấp hành Điều lệ Đảng.

Khi chuẩn bị kiểm tra, thanh tra ở một đối tƣợng cụ thể, hai bộ phận kiểm tra và thanh tra chống tham nhũng đều xây dựng đề cƣơng riêng theo chức năng của mình: đề cƣơng kiểm tra công tác đảng và đề cƣơng thanh tra.

Qua thực tế hoạt động của nƣớc CHDCND Lào cho thấy việc kết luận các cuộc thanh tra khá nhanh gọn, xử lý kiến nghị thanh tra có hiệu lực, hiệu quả kịp thời và đồng bộ. Các kết luận, kiến nghị của thanh tra bao gồm: xử lý về kinh tế, xử lý theo pháp luật hình sự đối với ngƣời có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị bổ sung, sửa đổi các cơ chế chính sách quản lý; ban hành các văn bản pháp luật, các biện pháp thông báo kết quả xử lý sau thanh tra trên báo chí và các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nƣớc có những chính sách bảo vệ cán bộ thanh tra nhƣ quy định: Không ai có quyền cản trở hoạt động của cán bộ thanh tra, cơ quan có quyền đình chỉ công tác của những cán bộ có hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc thực hiện chế độ then thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ thanh tra đƣợc quy định nghiêm ngặt. Những cán bộ thanh tra có công đƣợc khen thƣởng về vật chất và tinh thần. Ngƣợc lại, những cán bộ sai phạm bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.

1.3.3.Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở Cộng hòa Pháp

Ở Cộng hòa Pháp, xuất phát từ quan điểm độc đáo về phân chia quyền lực và sự phát triển của xu hƣớng phân quyền, các cộng đồng lãnh thổ địa phƣơng đƣợc quyền tự quản trong nhiều lĩnh vực. Nhà nƣớc Trung ƣơng không trực tiếp can thiệp vào mọi công việc của cộng đồng lãnh thổ đó, mà chỉ giám sát, đảm bảo cho mọi hoạt động của nó tuân theo pháp luật, tránh tình trạng cục bộ, cát cứ. Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phƣơng đƣợc hết sức coi trọng.

Ở Pháp không tồn tại cơ quan Thanh tra Chính phủ mà các cơ quan Tổng Thanh tra đƣợc thành lập ở các bộ, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Bộ trƣởng. Pháp có tất cả 18 cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành đƣợc chia theo các cấp độ cao thấp khác nhau.

Cơ quan Tổng thanh tra chuyên ngành ở cấp độ tối cao: Cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính, Tổng Thanh tra Hành chính, Tổng Thanh tra Bảo hiểm xã hội, Tổng Thanh tra Xây dựng.

Cơ quan thanh tra chuyên ngành ở cấp độ cao: Tổng Kiểm tra Quân đội, Tổng Thanh tra các thuộc địa.

Cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành ở cấp độ trung bình: Tổng Thanh tra Công nghiệp và Thƣơng mại, Tổng Thanh tra Y tế và Dân số, Tổng Thanh tra

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf (Trang 47 - 131)