MÔN NỘI YHCT

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp học viện y dược học cổ truyền (Trang 30 - 34)

Bài 1: Tăng huyết áp

1. Nguyên nhân :

Cao huyết áp có thể là bệnh hoặc triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như xơ cứng động mạch, thận, tiền mãn kinh.

2.1. Triệu chứng: hoa mắt, nhức đầu, tai ù, dễ cáu gắt, miệng đắng, họng khô, ít ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mạch huyền hoạt sác

Nếu thiên về âm hư thì chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu mạch huyền tế sác

Nếu thiên về dương xung hay can hỏa thịnh thì đầu đau dữ dội, mắt đỏ táo bón, họng khô lưỡi đỏ, rêu vàng khô mạch huyền sác có lực.

2.2. Pháp điều trị: Tư âm tiềm dương 2.3. Phương:

Thiên ma câu đằng ẩm

Thiên ma 6g Ích mẫu 16g

Câu đằng 12g Dạ giao đằng 16g

Phục linh 12g Hoàng cầm 12g

Tang ký sinh 16g Chi tử 8g

Đỗ trọng 12g Thạch quyết minh 20g

Ngưu tất 12g

2.4. Châm cứu:

Thái xung, thái khê, dương lăng tuyền, phong trì, nội quan, thần môn. Tại chỗ: nhức đầu châm thái dương, bách hội, đầu duy

Nhĩ châm: điểm hạ áp, can, thận 3. Thể can thận hư

3.1. Lâm sàng: người già cao huyết áp, xơ cứng động mạch

3.2. Triệu chứng: nhức đầu chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít, hay mê, lưng gối yếu mỏi miệng khô, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Nếu thiên về dương hư thì mặt trắng, chân gối mềm yếu, tiểu nhiều, liệt dương, di tinh, mạch trầm tế.

3.3. Pháp:

Tư dưỡng can thận. nếu thiên về âm hư thì bổ can thận âm, nếu thiên về dương hư thì ôn dưỡng can thận

3.4. Phương:

Nếu thiên về can thận âm thì dùng bài lục vị quy thược, kỷ cúc

Nếu tiên về can thận dương thì dùng bài lục vị gia các vị trợ dương như: ba kích, ích trí nhân, đỗ trọng...

3.5. Châm cứu:

Châm bổ các huyệt: thái khê, tam âm giao, thận du, can du, huyết hải, Nếu dương hư cứu các huyệt: mệnh môn, quan nguyên, khí hải.

4. Thể tâm tỳ hư

4.1. Lâm sàng: người già cao huyết áp có kèm theo viêm loét dạ dày tá tràng mãn 4.2. Triệu chứng:

Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, đại tiện phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu nhạt, mạch huyền tế.

4.3. Pháp: kiện tỳ, bổ huyết, an thần 4.4. Phương:

Quy tỳ thang

Đẳng sâm 12g Long nhãn 12g

Phục linh 12g Táo nhân 6g

Bạch truật 12g Viễn trí 6g

Trích thảo 6g Đương quy 12g

Mộc hương 4g Đại táo 4 quả

4.5. Châm cứu:

Tam âm giao, túc tam lý, huyết hải, nội quan, thần môn 5. Thể đàm thấp

5.1. lâm sàng: người béo có cao huyết áp, cholesterol máu cao 5.2. triệu chứng:

người béo mập, ngực sườn đầy tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính mạch huyền hoạt.

Nếu đàm thấp hóa hỏa thì ngủ hay giật mình, đầu căng tức, mạch hoạt sác 5.3. pháp:

kiện tỳ, trừ thấp hóa đàm 5.4. phương:

Bán hạ bạch truật thang gia giảm

Bán hạ chế 6g Cam thảo 6g Bạch truật 8g Trần bì 6g Phục linh 12g Thiên ma 16g Câu đằng 16g Ngưu tất 16g Tang ký sinh 16g Ý dĩ 16g Hòe hoa 16g

Bài 2: Viêm loét dạ dày tá tràng

1. đại cương:

viêm loét dạ dày tá tràng thuộc chứng vị quản thống của YHCT.

Nguyên nhân gây bệnh do tình trí bị kích thích. Can khí uất kết mất khả năng sơ tiết. Làm rối laonj khí cơ thăng thnah giáng trọc của tỳ vị gây ra các chứng đau, ợ hơi, ợ chua... Hoặc do ăn uống thất thường làm mất khả năng kiện vận của tỳ vị. Hàn tà xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh các cơn đau

2. Thể khí trệ (khí uất)

Đa thượng vị từng cơn, lan ra 2 bên mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng, cự án, ợ hơi ợ chua, lưỡi đỏ rêu tráng hoặc hơi vàng, mạch huyền 2.2. Pháp:

Hòa can lý khí

2.3. Phương: sài hồ sơ can thang

Sài hồ 12g Bạch thược 12g

Xuyên khung 8g Thanh bì 8g

Chỉ xác 8g Cam thảo 6g

Hương phụ 8g

2.4. Châm cứu: thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung quản, thiên khu, can du tỳ du, vị du.

2.5. Nhĩ châm: dạ dày, giao cảm

2.6. Thủy châm: thủy châm các huyệt trên bằng B12 để cắt cơn đau 3. Thể hỏa uất

3.1. Triệu chứng: vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án miệng khô, ợ chua , đắng miệng, lưỡi đỏ rêu vàng mạch huyền sác

3.2. Pháp: sơ can tiết nhiệt 3.3. Phương: thanh can ẩm

Sinh địa 12g Đan bì 8g

Sơn thù 8g Đương quy 8g

Phục linh 8g Chi tử 8g

Hoài sơn 12g Sài hồ 12g

Trạch tả 8g Bạch thược 12g

Đại táo 12g

3.4. Châm cứu: châm tả các huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan 3.5. Nhĩ châm: dạ dày, giao cảm

4. Thể huyết ứ

4.1. Triệu chứng: đau dữ dội 1 vị trí nhất định, cự án. Chia thành 2 loại thực chứng và hư chứng

Thực chứng: nôn ra máu, đại tiện phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ. Rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực

Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi chân tay lạnh, mooi nhạt lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sác

4.2. Pháp:

Thực chứng: lương huyết chỉ huyết Hư chứng: bổ huyết chỉ huyết 4.3. Phương:

Bồ hoàng 12g Ngũ linh chi 12g Cách dùng: tán bột mỗi ngày uống 10 chia 2 lần

Hư chứng: tứ quân tử thang gia giảm

Đẳng sâm 16g Hoàng kỳ 12g

Phục linh 12g A giao 8g

Bạch truật 12g Tây thảo 8g

Cam thảo 6g

4.4. Châm cứu:

Thực chứng: châm tả can du, tỳ du, thái xung, hợp cốc Hư chứng: cứu can du, tỳ du, tâm du, cách du, cao hoang 5. Thể tỳ vị hư hàn

5.1. Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều mệt mỏi, thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, phân lúc nát, lúc táo, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch hư tế.

5.2. Pháp: ôn trung kiện tỳ

5.3. Phương: hoàng kỳ kiến trung thang

Hoàng kỳ 16g Quế chi 8g

Sinh khương 6g Bạch thược 8g

Cam thảo 6g Đại táo 12g

Hương phụ 8g Cao lương khương 6g

5.4. Châm cứu: trung quản, thiên khu, tỳ du, vị du, quan nguyên, khí hải, túc tam lý,

Bài 3: viêm gan virus

Bệnh viêm gan virus được miêu tả trong chứng hoàng đản hiếp thống của YHCT

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp học viện y dược học cổ truyền (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w