CHƯƠNG IV CỨU TRỢ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Đề cương an sinh xã hội (Trang 28 - 29)

CỨU TRỢ XÃ HỘI I.Khái niệm- mục đích :

Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn ;bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống dẫn đến mức sống quá thấp và lâm vào tình trạng túng quẫn.

Mục đích:

-Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế ;dễ bị tổn thương trong cộng đồng.Giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống và tồn tại.

-Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của nhóm dân cư yếu thế.VD:Phụ cấp hộ nghèo có thể giúp các trẻ em trong hộ đó không bị mât đi cơ hội đến trường.

-Góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống ASXH toàn diện hơn. -Góp phần phát triển một xã hội hài hòa và bền vững.

II.Những quan điểm về cứu trợ xã hội :

1.Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được cứu trợ xã hội khi cần thiết. 2.Nhà nước là chủ thể chính thực hiện cứu trợ xã hội

- Nhà nước với tư cách là người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân sẽ có trách nhiệm chính trong việc phân bố các nguồn lực và phân phối thu nhập ;tạo công bằng xã hội.

-Trong xã hội :Nhà nước là chủ thể có tiềm lực kinh tế mạnh nhất ;có quyền lập pháp và hành pháp :có bộ máy tổ chức rộng lớn nhất do vậy Nhà nước là chủ thể có điều kiện tốt nhất để thực hiện cứu trợ xã hội.

3.Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay

Cần phải xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội vì :

-Công tác cứu trợ xã hội được thực hiện trên phạm vi lớn và cần rất nhiêu nguồn lực .Do vậy cần sự chung tay giúp sức của cả xã hội để có thể bao quát toàn bộ các đối tượng cần được cứu trợ và huy động được thêm sức người sức của và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà Nước.

-Tinh thần “Lá lành đùm lá rách “ giúp đỡ con người là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Thông qua việc xã hội hóa công tác cứu trợ xã hội sẽ góp phần phát huy cũng như củng cố truyền thống này và giáo dục cho thế hệ tương lai.

-Việc xã hội hóa cũng sẽ góp phần làm minh bạch công khai nguồn tài chính của cứu trợ XH nhằm làm giảm thiểu tình trạng tham ô tham nhũng ; sử dụng không đúng mục đích hoặc lạm dụng quỹ cứu trợ.

4.Các đối tượng được cứu trợ xã hội phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng :

-Mỗi bản thân các cá nhân ;hộ gia đình ;địa phương luôn phải có ý thực tự lực tự cường ;phát huy tiềm lực để tự vươn lên ;xứng đáng với những sự giúp đỡ của cộng đồng.

-Không những vậy ;đến lượt mình họ còn phải có trách nhiệm cứu trợ cho người khác.

-Quan điểm cứu trợ xã hội được thực hiện theo hướng “đưa cần câu” chứ không “đưa xâu cá”.Do vậy người được cứu trợ cần phải có ý thức và sử dụng tốt ;đúng mục đích những nguồn cứu trợ của cộng đồng.Có như vậy thì cứu trợ XH mới đạt được hiệu quả thực sự.

5.Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển xã hội bền vững :

-Cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng làm cơ sở để dảm bảo vừa phát triển kinh tế vưa đạt được mục tiêu công bằng ôn định.

-Cứu trợ xã hội thực hiện tốt thì sẽ tạo cơ hội cho các nhóm dân cư yếu thế:Nhờ đó tao công bằng xã hội.

-Đồng thời cứu trợ xã hội là một trong những biện pháp giảm nghèo đói qua đó giảm tỉ lệ tội phạm và góp phần nâng cao tính ưu viêt của thể chế chính trị.Tạo ra 1 Xh nhân ái văn minh thúc đẩy kinh tế phát triển.

III.Tài chính cứu trợ xã hội :

Một phần của tài liệu Đề cương an sinh xã hội (Trang 28 - 29)