+Cần có cơ chế tạo lập nguồn vốn bền vững cho hệ thống NHCSXH. Tín dụng chính sách không thể thực hiện như các NHTM mà nguồn vốn chủ yếu phải có nguồn gốc từ ngân sách, vốn tài trợ ODA, vốn vay nước ngoài có lãi hoặc không lãi NHCSXH chỉ huy động vốn theo lãi suất thị trường sau khi đã huy động tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Căn cứ vào kế hoạch tăng trưởng dư nợ hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, NHCSXH được ứng trước chỉ tiêu cấp bù lãi suất. Trên cơ sở đó, NHCSXH giao chỉ tiêu huy động vốn có kỳ hạn cho các Chi nhánh có khả năng huy động được số vốn lớn như: Sở giao dịch, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hoặc phát hành trái phiếu. Các Chi nhánh khác chỉ nên giao chỉ tiêu huy động tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của tổ TK&VV, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
+ Việc duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm trước của các tổ chức tín dụng nên mở rộng đến tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chứ không chỉ là các tổ chức tín dụng nhà nước như quy định hiện hành, coi đây là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn này nếu tăng trưởng được thì sẽ tạo nguồn vốn ổn định cho NHCSXH vì không phải lo về khả năng thanh khoản.
+ Công cuộc xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, đòi hỏi sự huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Nguồn vốn ngân sách vẫn được xác định là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng tuy nhiên cũng cần phải huy động thêm các nguồn lực tài chính khác của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ này. Chi nhánh
cần phải tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, vốn tiền gửi ký quỹ của các nhà đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng để có vốn lãi suất thấp bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.