+ Tách bạch hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh của các NHTM là phù hợp với yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng.
+ Chi nhánh nhận toàn bộ dư nợ cho vay hộ nghèo trước đây ủy thác qua các NHNo&PTNT, tập trung về một mối thuận tiện trong công tác quản lý cho vay, thu nợ, xử lý nợ. Phí ủy thác phải trả cho các TC CT-XH là 0,06% trên dư nợ có thu được lãi thay vì trước đây phải trả cho NHNo&PTNT là 0,22% trên dư nợ có thu được lãi, giảm đáng kể chi phí ủy thác. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo trước đây thường tồn đọng tại các NHNo&PTNT từ 3 đến 4 tỷ nay tập trung về một mối, được sử dụng cho vay ngay, không để lãng phí vốn.
+ Với việc ký kết văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy thác cho vay đối với các TC CT-XH; Hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm đối với các tổ TK&VV đã phát huy được lợi thế rất cơ bản là huy động được lực lượng lao động xã hội cùng với lượng cán bộ hạn chế của Chi nhánh (ở văn phòng tỉnh có 29 cán bộ, mỗi PGD NHCSXH cấp huyện có từ 7 đến 9 cán bộ), cùng tham gia vào thực hiện nhiệm vụ của NHCSXH, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ nghèo. Chi nhánh không cần tuyển dụng cán bộ nhiều nhưng thông qua việc ủy thác đã huy động được lực lượng xã hội từ hệ thống chân rết có sẵn của các TC CT-XH tại thôn, xã để thực hiện cho vay, thu lãi nhất là ở vùng sâu, vùng xa, tiết kiệm được chi phí xã hội.
+ Đội ngũ cán bộ Chi nhánh ngày càng trưởng thành trong hoạt động nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đối với cơ quan, đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nâng cao.
+ Việc nhận các chương trình uỷ thác đầu tư từ ngân sách địa phương vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do địa phương giao cho, vừa giúp Chi nhánh tăng thêm phần thu nhập, nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh.