Thái ấp ≈ thực ấp: Nhà Trần

Một phần của tài liệu đề cương xã hội học nông thôn (Trang 28 - 32)

Đến TK XVII, dưới thời Lê – Trịnh vẫn còn dung hình thức ban thưởng thái ấp

- Hình thức: thang mộc ấp. Tương tự như thực ấp,người được ban thang mộc ấp vừa được thu tô thuế vừa xây dựng trên đất này: Nhà Trần Lưu ý: khác Ngô Quyền, lấy Đường Lâm làm thang mộc ấp = đất gốc của vua)

+Trần Thủ Độ: Châu Lạng +Trần Liễu được cấp thang mộc ấp An phụ, An Dương, An Sinh, An Hưng => An Sinh vương

- Nhà nước lấy ruộng công làng xã ban cho các chùa chiền, công thần, quan lại và họ hang

- Dười thời Lý: rất hạn chế, chủ yếu là ban cho nhà chùa. Bước đầu xuất hiện hình thức ban thưởng thác đao điền (Lê Phụng Hiểu) => ruộng tư

- Nhà Trần: phong cấp nhiều nhất cho Trung Thành Vương

- Sau kháng chiến chống Nguyên, hàng loạt tướng sĩ có công được ban cấp ruộng đất vĩnh viễn => chiếm hữu lâu dài => Tóm lại, qua hình thức phong cấp ruộng đất, nhà nước đã từng bước tăng cường quyền lực của mình đối với ruộng đất công làng xã.

=> Thể hiện tính chất giai cấp của mình, dần dần tiến tới phát triển SH tư nhân

B2. Tấn công ruộng đất công làng xã lần II

- Năm 1430 bắt đầu phá vỡ nguyên tắc ruộng làng nào làng ấy hưởng

- Nhà Lê thâm nhập SH nhà nước phong kiến vào SH công xã 1 cách sâu sắc bằng phép quân điền (Lê Thánh Tông). Quân điền chi phối các quan hệ trong xã hội, củng cố chức năng quản lý ruộng đất của nhà nước TW. Chính sách quân điền buộc làng xã phải chia theo quy định chung thống nhất. Triều đình cử quan về đo đạc ruộng đất, tính toán số đinh và trực tiếp tiến hành việc quân cấp ruộng đất

- Nhà Lê suy yếu thì chính sách quân điền cũng lỏng lẻo dần => làng xã ít nhiều giữ lại quyền hạn của mình => xuất hiện cường hào, lý dịch ác bá...

B3. Tấn công ruông đất công làng xã lần III

- “Bọn cai mục hà lạm, bọn cường hào lăng hiếp là thói quen đã lâu ngày” – Ngô Gia Văn Phái

- Cuối TK XVIII: “Những nhà hào mục và dân giàu có lợi dụng ruộng bỏ hoang của dân điêu tán, phá liền bờ đi mà khai khẩn làm của riêng...Ruộng công thì vì lâu năm không còn vết tích gì, cũng bị họ chuyền tay bán đi, có khi họ còn ẩn lậu cả công điền công thổ, không nộp thuế, cày cấy mà làm giàu” - Ngô Thời Sĩ

c. Ruộng đất tư nhân/ tư điền tư thổ

- Không giống sở hữu tư nhân tuyệt đối toàn diện ở phương Tây

- Có thể bị nhà nước tịch thu bởi bất cứ lý do gì ( ví dụ chính sách hạn chế danh điền của Hồ Quý Ly) - Phải nộp thuế cho nhà nước (nhẹ hơn thuế ruộng công từ ½ tới 2/3)

- Quyền tư hữu: có quyền đem cầm hay bán và có quyền chiếm hữu phần lớn địa tô. Tức là: được tự do mua bán và phải chịu nghĩa vụ nộp thuế Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất đã xuất hiện từ rất sớm: dân điền, tư điền, danh điền (ruộng có người đứng tên)

- TKXII: thời nhà Lý, sở hữu tư nhân đã phát triển đáng kể, chấp nhận nguyên tắc chiếm giữ lâu năm thành tư hữu

- Việc mua bán, cúng tặng, kiện tụng về ruộng đất đã diễn ra phổ biến => nhà nước ban hành điều luật công nhận quyền sở hữu đó.

- Phải ra rất nhiều luật hạn chế tệ kiện tụng, tranh chấp

- Chế độ SH tư nhân phát triển cao từ thời nhà Trần. Ngay năm 1227, nhà Trần đã phải quy định rất rõ về việc điểm chỉ lên các giấy tờ, văn khế mua bán ruộng đất của cải của tư nhân

+ Vào năm 1254: lần đầu tiên trong lịch sử, bán ruộng quan điền cho dân mua làm ruộng tư, “mỗi diện 5 quan” + Năm 1266: Cho phép các vương hầu được khai khẩn đất hoang lập điền trang tư hữu.

- Nạm đói kém thiên tai liên miên => nông dân lưu vong, bán thân làm nô, bán ruộng => tệ kiêm tinh ruộng đất xảy ra nhiều => địa chủ lớn mở rộng Từ TK XVI-XVIII

- SH làng xã PK bị rạn nứt toàn diện - Thịnh đạt của SH địa chủ và tư nhân

TƯ ĐIỀN

Ruộng đất thuộc SH nhỏ của nông dân

- Việc khẩn hoang mở rộng diện tích và xây dựng làng mới => phát triển chế độ sở hữu nhỏ này

- Nhà nước bán ruộng công cho dân với giá rẻ, không ít gia đình có thêm nghề thủ công, quan lại nhỏ đã mua được ruộng - Do phong tục chia đều điền sản cho con cái => chia nhỏ ruộng đất

- Thời Lý, Trần phụ nữ vẫn giữ được quyền sở hữu ruộng đất của mình

- Theo các bia ghi tên cúng ruộng cho chùa, hàng ngũ viên chức, quan lại nhỏ chiếm đáng kể trong bộ phận sở hữu nhỏ về ruộng đất

- Đối với ruộng đất tư, việc do đạc chưa phổ biến. Chủ yếu dùng các từ thửa, khóm - Muộn nhất đến đầu thời Trần, sở hữu nhỏ đã phổ biến

 Cơ sở quan trọng cho sự phát triển tư hữu lớn trong thế kỉ XIV, đặc biệt vào những năm đói kém • Sở hữu lớn về ruộng đất

- Do phong kiến phương Bắc để lại, bắt đầu phát triển mạnh vào thời Lý – Trần - Cùng với thời gian, số lượng địa chủ ngày càng tăng lên

- Địa chủ thường là quan đương triều, những người có công, công chúa, cung tần, quý tộc thường tích lũy và gia tăng của cải, để rồi mua ruộng đất tư, biến thành địa chủ lớn

Bộ phận ruộng đất nhà chùa

- Từ TK VII, đạo Phật đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, vô số chùa chiền, tăng ni - Dân chúng cúng ruộng cho chùa rất nhiều

- Các vua nhà Lý – Trần là những người cấp nhiều ruộng nhất. Chùa Quỳnh Lâm có 2760 mẫu ruộng và hàng ngàn nô tỳ. - Thường được kính trọng mà lưu giữ lâu dài

- Nhà nước có tham gia vào quản lý ruộng chùa. Trương Hán Siêu làm quan coi chùa Quỳnh Lâm • Điền trang

- Hiện tượng chiếm đất, lập thành điền trang xuất hiện vào cuối thế kỉ IX bị giải tán vào thời xây dựng nhà nước TW tập quyền Đinh, Tiền Lê

- Thời Lý, một số quý tộc đã dựa vào quyền lực chính trị chiếm đất xây dựng trang ấp riêng

- Năm 1266 mở dầu cho một phong trào khẩn hoang thành lập điền trang của các vương hầu theo lệnh vua Trần

- Nhà Lê kế tục các triều đại trước, cho các tù binh người Minh và người Chiêm Thành khi khai phá những vùng đất mới, lập thôn xóm.

15. Chính sách giữ đất công

- Một mặt SH tư nhân đương nhiên sẽ phân tán thể thống nhất của nhà nước trên nhiều mặt, làm tan vỡ hay thu hẹp SH nhà nước.

- Mặt khác SH Nhà nước và SH công xã là điều kiện cần thiết chống xâm lược SH tư nhân không thể phát triển quá tự do

=> chính sách hạn điền hạn nô gay gắt của Hồ Quý Ly (1397): Trừ các đại vương và trưởng công cháu, còn lại đều là thứ dân (chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu ruộng), Khôi phục chế độ ruộng đất công (tịch thu điền sản của bọn phản loạn để sung công) => Trong 10 năm, chính sách này đã cứu nguy cho SH nhà nước

- Nhà Lê Trung Hưng, họ Trịnh bãi bỏ chế độ lộc điền và các chính sách phong cấp ruộng đất, thay vào đó là ban thưởng bằng tiền

- Thời kỳ Tây Sơn có chính sách khuyến nông, sung công ruộng tư để hoang, tịch thu ruộng tư của bọn phản động giao cho làng xã, xóa bỏ ruộng phong trước đây

- Vua Minh Mạng từng ra một đạo dụ bắt nhà giầu nhượng lại 3/10 ruộng đất cho làng => tránh sự xuất hiện một giai cấp nông dân ko đất đông đảo

- Thời nhà Nguyễn, họ hàng nhà vua ko được cấp lộc điền mà chỉ được cấp tự điền (ko vĩnh viễn). Quan lại đều được trả lương, Ruộng đất chỉ trông vào công điền được chia (ruộng khẩu phần)

- Bất chấp mọi biện pháp, SH tư nhân vẫn nảy nở mạnh mẽ 1 cách phi pháp và chiếm một tỉ lệ áp đảo hẳn ruộng đất công làng xã

16. Vai trò của ruộng đất công trong làng xã truyền thông và hiện nay

1 Duy trì sự ổn định của xã hội.

Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, ruộng đất canh tác là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất. Ruộng đất công làng xã được chia cho nông dân theo khẩu phần và theo định kì một cách luân phiên. Có nghĩa là tùy theo triều đại hay địa phương sẽ tiến hành chia lại ruộng đất theo định kì 5 năm, 10 năm,… Và luân phiên nhau nhận các phần ruộng tốt, xấu…Việc phân chia ruộng đất công làng xã theo hình thức này nhằm hướng tới sự công bằng giữa các hộ nông dân trong làng xã. Từ đó tất cả mọi người đều có một phần diện tích đất canh tác để có thể đảm bảo được đời sống cho mình,đồng thời nộp tô thuế cho nhà nước.

 Duy trì được sự ổn định của xã hội , các cuộc nổi loạn, khởi nghĩa vì thế sẽ ít diễn ra. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với nhà nước phong kiến bởi xã hội có ổn đinh thì nhà nước mới củng cố một cách vững chắc nền thống trị của mình.

2 Thúc đẩy sự phát triển của làng xã.

Ta có thể thấy rõ được vai trò to lớn của ruộng đất công làng xã đối với nền kinh tế nông nghiệp. Đó là nền móng, cơ sở kinh tế vững chắc của mỗi làng xã cũng như cả nước, đảm bảo lượng nhân công sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, mỗi làng xã đều có những quỹ riêng được trích ra từ ruộng đất công làng xã nhằm phục vụ cho công việc chung của làng xã (VD: Tế lễ, lễ hội, xây dựng đường xá, đình chùa…), những công việc đòi hỏi sự đoàn kết của tập thể, sự chung tay góp sức của mọi người dân trong làng, hướng tới sự cấu kết thủy lợi.

 Từ đó, ruộng đất công đã thúc đẩy sự phát triển của mỗi làng xã ở một góc độ nào đó, nhất là khi cần tới sức mạnh, sự đoàn kết của tập thể.

3 Củng cố quyền sở hữu của nhà nước.

Ruộng đất công làng xã do làng xã chiếm hữu và sử dụng nhưng trên thực tế thì nó vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vì thế mà ta có thể coi nhà nước phong kiến giống như một địa chủ lớn nắm lấy toàn bộ đất đai. Ruộng đất công làng xã là đại diện cho sự sở hữu của nhà nước đối với ruộng đất nói chung. Cụ thể ở đây là đối với ruộng đất công làng xã, nhà nước vẫn có quyền quyết định ban cho người có công với đất nước, nhà nước được quyền áp đặt cao hơn so với ruộng đất tư hữu… Chính vì điều này mà trước sự tư hữu hóa mạnh mẽ ruộng đất, nhànước phong kiến đã có những chính sách ngăn cản sự tư hữu hóa diễn ra.

Một phần của tài liệu đề cương xã hội học nông thôn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w