Ruộng đất công làng xã/ công điền công thổ

Một phần của tài liệu đề cương xã hội học nông thôn (Trang 26 - 28)

- Sở hữu đất đai, quyền chia công điền công thổ Quyền sở hữu, sử dụng do bộ máy quản lý làng tiến hành thu thuế, tài sản riêng của làng.

b. Ruộng đất công làng xã/ công điền công thổ

“Đất của vua, chùa của bụt”: Nhà nước sở hữu toàn bộ ruộng đất công làng xã: dù là đất cũ hay đất mới khai hoang - Tên khác: công điền, công thổ

- Quan điền bản xã (khác quan điền quan trại) và thể hiện tính chất SH tối cao của nhà nước.

- Sở hữu nhà nước mang tính chất danh nghĩa, còn nhiều hạn chế - Quyền chiếm hữu thực sự thuộc về làng xã. Vì sao?

- Ruộng đất công làng xã bắt nguồn từ công xã nông thôn nguyên thủy. Trong quá trình phát triển của quan hệ SX phong kiến, chế độ sở hữu của làng xã > chế độ chiếm hữu, chịu sự chi phối của quyền sở hữu Nhà nước TW.

- Tuy nhiên, vẫn giữ được ít nhiều tính tự trị cần thiết (đặc biệt một số làng hình thành trên cơ sở khai hoang) - Nhà nước dù muốn cũng không thể tước đoạn hết những quyền tự trị đó trong một lúc

- Nguyên tắc: “ruộng làng nào, dân làng ấy hưởng” >làng xã vẫn có quyền hạn nhất định với đất đai của mình

- Sự vắng mặt của các tập điền bạ: nhà nước chưa can thiệp trực tiếp

- Ruộng thuộc sở hữu nhà nước Trung ương, do làng xã quản lý theo cách thức và tục lệ của mình. Đến đầu thời Lê sơ, mới xuất hiện quy chế về phép chia ruộng công thống nhất trong cả nước.

- Làng xã phát canh, nông dân nộp tô và thực hiện nghĩa vụ thần dân khác: binh dịch, lao dịch Cơ sở thực hiện “ngụ binh ư nông” thời Trần

- Về mặt pháp lý, nhà Lê, nhà Nguyễn cấm ngặt việc bán công điền công thổ“Công điền công thổ quân cấp cho dân đem

bán riêng là có tội

- Suốt lịch sử cổ trung đại Việt Nam, không ai, không một tập thể nào có quyền đem bán ruộng đất công làng xã ngăn cản tư hữu hóa

- Vào nửa cuối TKXIX, nhà Nguyễn cho phép bán ruộng công làng xã, nhưng lúc đó VN đã bước vàothời kì thuộc địa nửa PK

Cách chia ruộng đất công làng xã

- Ruộng đất canh tác được tính trên tổng diện tích ruộng trừ đi các loại sau: + Ruộng tiêu tế: 5%: ruộng chi cho cúng bái, tế lễ của làng

+ Ruộng công phụ: cấp thêm cho lý trưởng, hương lý, xâu mõ, mỗi người từ 3-> 5 sào + Ruộng thưởng: cho các cụ phụ lão

+ Ruộng trả công cho những người đi đo đạc, phân chia ruộng công + Ruộng an sinh/ phúc lợi xã hội: ruộng cô nhi quả phụ

+ Ruộng phòng/ quỹ đất: 5-10% diện tích ruộng công tuyệt đối của làng – ruộng công bản: là loại ruộng do 1 công thần nào đó người làng mua làm vốn cấp chung cho làng

- Ruộng đất canh tác theo định kỳ chia lại, tùy theo triều đại, cũng như địa phương + Ruộng được chia làm 3 phần: thượng đẳng điền, trung đẳng điền, hạ đẳng điền + Luân phiên nhau nhận các loại ruộng: Bất bình đẳng

+ Thông thường, chia đều diện tích sau khi dành ưu đãi cho vài hạng người.

+ Nông dân nhận ruộng này gọi là đất khẩu phần, quy mô phụ thuộc vào số nhân khẩu

B1. Tấn công ruộng đất công làng xã I

- Nhà nước PK ngày càng củng cố quyền thống trị về mọi mặt => tăng dần quyền hạn với ruộng đất công làng xã. - Hai hình thức sử dụng quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất phổ biến là:

+Phong cấp ruộng đất

- Phong thưởng cho những người có công bằng làng ấp hay hộ nông dân - Hình thức phong hộ sớm nhất: thực ấp

- Thực ấp còn gọi là thái địa, ăn tô thuế của ấp được phong gọi là thực ấp: Nhà Lê, Nhà Lý VD: + Đinh Tuyên Hoàng ban cho Trần Lãm thực ấp ở Sơn Nam

+ Lê Hoàn ban cho Lê Long Đĩnh thực ấp ở Đằng Châu (Kim Động – Hải Hưng) + Sau Lê Long Đĩnh ban Đằng Châu cho Lý Công Uẩn

+ Tô Hiến Thành được ban thực ấp ở Cổ Am (Vĩnh Bảo) - Hình thức biến dị: Ban Thực ấp kèm Thật phong

- Lý Thường Kiệt “phụ quốc thượng tướng quân ViệtQuốc công, thực ấp vạn hộ, thực thật phong 4000 hộ”- Nhà nước vẫn sở hữu ruộng đất. - Nhà nước vẫn sở hữu ruộng đất.

Một phần của tài liệu đề cương xã hội học nông thôn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w