Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng luận văn th (Trang 31)

Phương pháp đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý CTRYT. Áp dụng các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp để đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bệnh viện, bao gồm:

- Giới thiệu về hệ thống xử lý CTRYTNH: công suất, vị trí. - Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý

- Hiệu suất xử lý của hệ thống

- Chi phí: đầu tư, vận hành, bảo dưỡng

- Đánh giá hệ thống theo các tiêu chí đưa ra: kỹ thuật, kinh tế, môi trường, xã hội. M3 M2 M1 M2 M1 M3 10 cm 35 cm 35 cm

- Lượng hóa đánh giá hệ thống xử lý CTRYTNH theo các tiêu chí. - Đưa ra kết quả đánh giá.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Lao phổi Trung ương

Vấn đề ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến môi trường sống của con người, biến đổi khí hậu, gây nên nhiều thảm hoạ cho cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân đang là vấn đề toàn cầu [6]. Y tế và các dịch vụ y tế đang phát triển phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, nhiều hơn, nhưng các chất thải của nó đang là vấn đề cần phải quan tâm xử lý. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm là đối tượng nghiên cứu chính, đây là nguồn thải phát sinh từ các hoạt động của bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng nếu không được quản lý đúng cách. Thực tế, các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, chất thải y tế có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng dân cư [4, 30, 31]. Việc tìm hiểu hiện trạng rất cần thiết để biết được các vấn đề cần giải quyết. Qua quá trình khảo sát hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Lao phổi Trung ương tác giả đưa ra một số kết quả như sau:

3.1.1. Tổ chức quản lý chất thải y tế

Qua hồi cứu tài liệu tại bệnh viện Lao phổi Trung ương chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau: đã có chính sách và mục tiêu quản lý chất thải của bệnh viện được công bố rõ ràng, cơ cấu tổ chức cho quản lý chất thải được thành lập và trách nhiệm được phân công rõ ràng. Bệnh viện đã thành lập hội đồng quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn CTYT với quy chế hoạt động và trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng được mô tả rõ ràng. Bệnh viện đã có hệ thống quản lý CTYT thông qua việc thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới kiếm soát nhiễm khuẩn. Quy trình quản lý chất thải y tế đã được bệnh viện xây dựng với những quy định cụ thể đối với quy trình thu gom, phân loại và chất thải y tế bên trong bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những quy định nội bộ đối với vấn đề xử lý các sự cố như tràn dịch/máu bệnh nhân ra sàn, sổ tay Quản lý chất thải y tế chưa được xây dựng...

Xử lý chất thải rắn và lỏng tại bệnh viện: đã có sổ tay hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý. Đối với việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống xử lý, bệnh viện đã có

hợp đồng với đơn vị cung cấp thiết bị thực hiện nên hiện tại bệnh viện chưa có sổ tay theo dõi việc bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị

Qua phỏng vấn trực tiếp Giám đốc bệnh viện kiêm chủ tịch hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn mới được bổ nhiệm vào vị trí này. Chúng tôi nhận thấy chủ tịch Hội đồng chưa nắm được đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế. Kiến thức về công tác quản lý chất thải y tế còn khá chung chung. Trong năm 2012 chưa được tập huấn nâng cao về quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có kiến thức tốt về công tác quản lý chất thải y tế cũng như nắm được các văn bản liên quan đến công tác này và đã hỗ trợ ban giám đốc cũng như tổ chức tâp huấn về công tác phân loại – thu gom – vận chuyển chất thải y tế cho các nhân viên bệnh viện. Hoạt động quản lý chất thải bệnh viện đã được điều hành, chỉ đạo từ Ban giám đốc thông qua các phòng ban chức năng:

/

Hình 4. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế bệnh viện

Hoạt động quản lý chất thải bệnh viện đã được điều hành, chỉ đạo từ Ban giám đốc thông qua các phòng ban chức năng (Hình 4).

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG

HỢP

HỘI ĐỒNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG VẬT TƯ CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

3.1.2. Năng lực của nhân viên y tế đối với việc quản lý chất thải y tế

Để tìm hiểu năng lực của nhân viên y tế đối với việc quản lý chất thải y tế chúng tôi đã phỏng vấn 360 nhân viên y tế tại các khoa chuyên môn và phòng chức năng về quản lý chất thải y tế qua bộ phiếu khảo sát tác giả thu được kết quả sau:

Bảng 3. Phân bố chức danh của nhân viên y tế

STT Chức danh Số lượng % 1 Bác sỹ 43 11,94 2 Y tá, điều dưỡng 179 49,72 3 Kỹ thuật viên 63 17,50 4 Nhân viên hành chính 29 8,06 5 Khác 46 12,78 6 Tổng N = 360 100,00

Bảng 4. Kết quả thăm dò về nhận thức của NVYT đến nội dung phân loại CTRYT

STT Nội dung n Đúng% n Sai%

1

Chất thải nguy hại gồm 3 nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.

305 84,7 50 13,9

2 Chất thải sắc nhọn và chất thải giải phẫu

được xếp vào nhóm chất thải lây nhiễm. 320 88,9 40 9,9 3

Bông, băng, gạc dính máu và dịch cơ thể của người bệnh ở khoa Ngoại là loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.

337 93,6 23 6,4

4 Phim X-quang và hóa chất tráng rửa phim

X-quang là chất thải phóng xạ. 236 65,6 124 34,5 5 Chất thải tái chế gồm: vỏ bao thuốc, vỏ bao

bơm kim tiêm là chất thải thông thường, chai dịch truyền nước muối sinh lý, chai glucose sau sử dụng.

299 83,1 61 16,9

6

Các hóa chất điều trị ung thư không sử dụng hết là chất thải gây độc tế bào, có nguy cơ gây ung thư cho người phơi nhiễm.

263 73,1 97 26,9

Dựa theo quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) về phân loại chất thải y tế theo hướng dẫn tại điều 6, chất thải y tế được phân thành 5 nhóm gồm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường [6]. Qua khảo sát thăm dò tại Bảng 4 về nhận thức của NVYT đến nội dung phân loại CTRYT cho thấy số nhân viên y tế nắm vững được kiến thức cơ bản về phân loại chất thải rắn y tế có tỷ lệ 88,9% tại câu hỏi số 1. Tuy nhiên với câu hỏi số 4 liên quan đến phân loại chất thải thải phóng xạ số nhân viên nhận thức đúng chỉ đạt: 65,6%. Tại câu hỏi số 5 liên quan đến phân loại đúng mỗi màu của nhân viên y tế số người trả lời đúng có tỷ lệ 68,3%. Như vậy nhìn chung các nhân viên y tế đều có kiến thức về phân loại tốt chất thải rắn y tế, một số ít vẫn còn trả lời chưa đúng về chất thải chiếm tỷ lệ 6,4 – 34,5%. Đặc biệt là câu hỏi nhận biết mã màu sắc.

Theo Nguyễn Trọng Khoa và cộng sự (2002), tiến hành khảo sát tại 294 bệnh viện cho 61 Tỉnh thành, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý, xử lý chất thải kết quả cho thấy quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT đã có tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy chế quản lý CTRYT thấy: 94% số bệnh viện thực hiện phân loại ngay tại nguồn 93% số bệnh viện thu gom riêng vật sắc nhọn, 85% số bệnh viện sử dụng các phương tiện thu gom, vận chuyển theo đúng quy định [17].

Theo Nguyễn Quang Khiêm, Trần Đỗ Hùng (2012), nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện tỉnh Vĩnh Long cho thấy tỉ lệ đạt về kiến thức về thu gom và phân loại rác với bác sỹ là 82,1% và 59,6% với y tá [16].

Tại Nhật Bản đã nghiên cứu về thực trạng xử lý chất thải y tế từ các hoạt động của dịch vụ chăm sóc sức khỏe thấy rằng nhiều người lao động bị tổn thương do vật sắc nhọn liên quan đến chất thải y tế lây nhiễm [40].

Nghiên cứu về quản lý rác thải y tế bệnh viện ở tại Ai Cập cho thấy ở 8 bệnh viện lựa chọn ngẫu nhiên ở thành phố Damahour tình trạng phân loại rác thải chưa đúng, người lao động không có đầy đủ kiến thức về quản lý chất thải là phổ biến. Nghiên cứu cũng đề xuất để việc quản lý chất thải đạt hiệu quả cần có sự phối hợp thực hiện của tất cả các cấp từ các bệnh viện Trung ương đến bệnh viện địa phương và bệnh viện tư nhân [24.

Bảng 5. Kết quả thăm dò kiến thức của NVYT về quy định thu gom CTYT

STT Nội dung Đúng Sai

n % n %

1 Tất cả chất thải y tế phải được

phân loại ngay tại nơi phát sinh 343 95,3 17 4,7 2

Thu gom đúng vào các túi màu khác nhau (xanh, vàng, đen, trắng, hộp VSN)

246 68,3 114 31,7

3

Lượng chất thải nguy hại trong mỗi túi chỉ đầy tới 2/3 túi, sau đó buộc cổ túi lại

317 88,1 43 11,9

4

Khi thu gom, cần ghi xuất xứ khoa phòng bên ngoài tất cả các túi đựng chất thải

316 87,8 44 12,2

5

Chất thải y tế nguy hại và thông thường được thu gom từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất một lần trong ngày

320 88,9 40 11,1

Kết quả thăm dò ở Bảng 5 cho thấy tại câu hỏi 1 nhân viên y tế có kiến thức về quy định thu gom chất thải y tế ngay tại nơi phát sinh với tỉ lệ hiểu biết đúng 95,3%. Tuy nhiên tại câu hỏi 2 ( thu gom vào các túi màu khác nhau: xanh, vàng, đen, trắng, hộp VSN) có kiến thức về quy định thu gom CTYT còn thấp từ tỷ lệ 68,3%. Mặc dù đã nắm được quy định về phân loại, thu gom chất thải y tế nhưng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy vẫn có tỉ lệ phân loại sai được thể hiện dưới đây:

Bảng 6. Khảo sát thực hành phân loại sai phương pháp chất thải

Thông tin Phát hiện phân loại sai phương pháp chất thải

Số trả lời %

Có 98 27,2%

Không 204 56,7%

Không trả lời 58 16,1%

Tổng 360 100%

Kết quả khảo sát ở Bảng 6 phân loại sai chất thải, cho thấy tỉ lệ nhân viên y tế trong nhóm khảo sát phân biệt được các nhóm chất thải nhưng chưa nắm được yêu cầu đối với túi và thùng đựng chất thải cũng như các biểu tượng cho từng loại chất thải là: 27,20% số nhân viên y tế còn phân loại sai và số nhân viên y tế không phân loại sai chất thải là: 56,70%. Điều này nhắc nhở cần phải đào tạo lại thêm cho nhân viên y tế phân biệt các túi đựng và thùng chất thải rắn y tế theo màu. Nhân viên y tế có kiến thức sai về phân loại chất thải y tế là tình trạng chung hiện nay của nhiều bệnh viện ( từ bệnh viện Trung ương đến bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện huyện). Mặc dù các bệnh viện đã được trang bị các thùng, túi, hộp có màu sắc khác nhau để đựng các loại rác thải y tế khác nhau.

3.1.3. Thực trạng phát sinh, thu gom và phân loại CTRYT tại bệnh viện

Bệnh viện Lao phổi Trung ương hiện có 22 khoa chuyên môn, bao gồm 13 khoa lâm sàng và 9 khoa cận lâm sàng. Kết quả đánh giá công việc phân loại thu gom tại các khoa phòng được thống kê cụ thể theo phục lục 4.

Qua quan sát hoạt động thu gom CTYT tại bệnh viện đã có hướng dẫn và thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tương đối tốt. Tại các khoa phòng của bệnh viện đều bố trí các thùng thu gom rác. Tuy nhiên, chủ yếu là các thùng rác thông thường nên một số quy cách của thùng không đúng với quy định. Chất thải hóa học nguy hại có rất ít tại bệnh viện. Hiện nay, bệnh viện có đặt 2 thùng thu gom chất

thải hóa học nguy hại (thùng màu đen) tại Khoa Dược và Khoa Ung bướu và hầu như không có nhóm chất thải này phát sinh gần đây.

Bệnh viện phân loại CTYT theo 5 nhóm chất thải theo hướng dẫn tại điều 6, Quyết định 43/2007/QĐ – BYT như sau: Chất thải tái chế đựng trong túi nilon màu trắng, chất thải lây nhiễm đựng trong túi nilon màu vàng, chất thải lây nhiễm có khả năng tái chế (ống bơm, sẽ được khử khuẩn bằng hệ thống vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa) đựng trong túi nilon màu da cam, chất thải sinh hoạt đựng trong túi nilon màu xanh và chất thải sắc nhọn đựng trong hộp nhựa.

Nhìn chung, thực trạng các khoa phòng trong bệnh viện phân loại tương đối tốt các nhóm chất thải trên. Đa số đều hiểu đúng khái niệm chất thải y tế và chất thải nguy hại. Tuy vẫn còn có sự phân loại nhầm lẫn tại một số khoa phòng như phân loại nhầm lẫn giữa chất thải y tế và chất thải sinh hoạt, giữa chất thải sắc nhọn và chất thải lây nhiễm nhưng tỷ lệ đó rất thấp

Túi đựng chất thải được sử dụng thường là các túi chuyên dụng đúng quy cách. Tuy nhiên một số khoa phòng vẫn sử dụng các túi thông thường bán ngoài thị trường, tập trung vào các loại túi đựng chất thải sinh hoạt và chất thải tái chế do thiếu nguồn túi này.

Bệnh viện thực hiện vận chuyển chất thải y tế khá tốt. Bệnh viện có 2 loại xe vận chuyển: mã màu vàng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại và mã màu trắng vận chuyển chất thải tái chế. Bệnh viện không có xe vận chuyển mã màu xanh để vận chuyển chất thải sinh hoạt. Số lượng xe vận chuyển tương đối ít, chỉ có 2 xe. Xe vận chuyển là loại xe chuyên dụng có nắp đậy kín nên không có hiện tượng rơi vãi hay đổ tràn chất thải trên đường vận chuyển. Chất thải được vận chuyển theo đúng thời gian quy định: 2 lần/ ngày (8-9h; 14h-15h) hoặc có thể tăng thêm số lần vận chuyển tùy theo lượng rác thực tế phát sinh.

Bệnh viện có khu vực lưu giữ chất thải rắn bao gồm 3 nhà lưu giữ chất thải riêng biệt, đó là nhà lưu giữ chất thải y tế, nhà lưu giữ chất thải sinh hoạt và nhà lưu giữ chất thải có thể tái chế. Có đường vận chuyển riêng CTR ra ngoài bệnh viện

bằng cổng sau phía đường Đốc Ngữ. Vì vậy việc vận chuyển CTR ra ngoài bệnh viện không gây ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Bên cạnh đó các địa điểm tập kết cùng với lò đốt chất thải được xây dựng thành khu riêng biệt cách ly với các khu hành chính và khoa chuyên môn của bệnh viện nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ xấu tới nhân viên và bệnh nhân. Khu tập kết rác được xây dựng đảm bảo các điều kiện về vệ sinh theo hướng dẫn tại Điều 16, Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được lưu giữ riêng.

Bảng 7. Thực trạng CTYT phát sinh hàng ngày tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương ở thời điểm nghiên cứu

STT Loại chất thải Khối lượng

(kg/ngày)

khối lượng (kg/GB/ngày)

1 Chất thải nguy hại Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng luận văn th (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w