Bệnh viện Lao phổi Trung ương hiện có 22 khoa chuyên môn, bao gồm 13 khoa lâm sàng và 9 khoa cận lâm sàng. Kết quả đánh giá công việc phân loại thu gom tại các khoa phòng được thống kê cụ thể theo phục lục 4.
Qua quan sát hoạt động thu gom CTYT tại bệnh viện đã có hướng dẫn và thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tương đối tốt. Tại các khoa phòng của bệnh viện đều bố trí các thùng thu gom rác. Tuy nhiên, chủ yếu là các thùng rác thông thường nên một số quy cách của thùng không đúng với quy định. Chất thải hóa học nguy hại có rất ít tại bệnh viện. Hiện nay, bệnh viện có đặt 2 thùng thu gom chất
thải hóa học nguy hại (thùng màu đen) tại Khoa Dược và Khoa Ung bướu và hầu như không có nhóm chất thải này phát sinh gần đây.
Bệnh viện phân loại CTYT theo 5 nhóm chất thải theo hướng dẫn tại điều 6, Quyết định 43/2007/QĐ – BYT như sau: Chất thải tái chế đựng trong túi nilon màu trắng, chất thải lây nhiễm đựng trong túi nilon màu vàng, chất thải lây nhiễm có khả năng tái chế (ống bơm, sẽ được khử khuẩn bằng hệ thống vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa) đựng trong túi nilon màu da cam, chất thải sinh hoạt đựng trong túi nilon màu xanh và chất thải sắc nhọn đựng trong hộp nhựa.
Nhìn chung, thực trạng các khoa phòng trong bệnh viện phân loại tương đối tốt các nhóm chất thải trên. Đa số đều hiểu đúng khái niệm chất thải y tế và chất thải nguy hại. Tuy vẫn còn có sự phân loại nhầm lẫn tại một số khoa phòng như phân loại nhầm lẫn giữa chất thải y tế và chất thải sinh hoạt, giữa chất thải sắc nhọn và chất thải lây nhiễm nhưng tỷ lệ đó rất thấp
Túi đựng chất thải được sử dụng thường là các túi chuyên dụng đúng quy cách. Tuy nhiên một số khoa phòng vẫn sử dụng các túi thông thường bán ngoài thị trường, tập trung vào các loại túi đựng chất thải sinh hoạt và chất thải tái chế do thiếu nguồn túi này.
Bệnh viện thực hiện vận chuyển chất thải y tế khá tốt. Bệnh viện có 2 loại xe vận chuyển: mã màu vàng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại và mã màu trắng vận chuyển chất thải tái chế. Bệnh viện không có xe vận chuyển mã màu xanh để vận chuyển chất thải sinh hoạt. Số lượng xe vận chuyển tương đối ít, chỉ có 2 xe. Xe vận chuyển là loại xe chuyên dụng có nắp đậy kín nên không có hiện tượng rơi vãi hay đổ tràn chất thải trên đường vận chuyển. Chất thải được vận chuyển theo đúng thời gian quy định: 2 lần/ ngày (8-9h; 14h-15h) hoặc có thể tăng thêm số lần vận chuyển tùy theo lượng rác thực tế phát sinh.
Bệnh viện có khu vực lưu giữ chất thải rắn bao gồm 3 nhà lưu giữ chất thải riêng biệt, đó là nhà lưu giữ chất thải y tế, nhà lưu giữ chất thải sinh hoạt và nhà lưu giữ chất thải có thể tái chế. Có đường vận chuyển riêng CTR ra ngoài bệnh viện
bằng cổng sau phía đường Đốc Ngữ. Vì vậy việc vận chuyển CTR ra ngoài bệnh viện không gây ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Bên cạnh đó các địa điểm tập kết cùng với lò đốt chất thải được xây dựng thành khu riêng biệt cách ly với các khu hành chính và khoa chuyên môn của bệnh viện nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ xấu tới nhân viên và bệnh nhân. Khu tập kết rác được xây dựng đảm bảo các điều kiện về vệ sinh theo hướng dẫn tại Điều 16, Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được lưu giữ riêng.
Bảng 7. Thực trạng CTYT phát sinh hàng ngày tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương ở thời điểm nghiên cứu
STT Loại chất thải Khối lượng
(kg/ngày)
khối lượng (kg/GB/ngày)
1 Chất thải nguy hại Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%)
1.1 Chất thải lây nhiễm 59 4,99 0,1
1.2 Chất thải hóa học 0,0 0 0,0
1.3 Chất thải phóng xạ 0,0 0 0,0
1.4 Bình chứa áp suất Trả lại nhà cung cấp - -
2 Chất thải sinh hoạt 1122 95,01 2,2
Tổng số CTYT 1181 2,4
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khối lượng chất thải rắn y tế trung bình kg/GB/ngày tại bệnh viện Lao phổi Trung ương để để so sánh với các bệnh viện khác.
Qua Bảng 7 cho thấy lượng chất thải rắn y tế/GB/ngày tại bệnh viện Lao phổi Trung ương tương ứng là 2,4 kg/GB/ ngày. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Quang Khiêm (2012) là 0,93kg/GB/ngày tại bệnh viện Tỉnh Vĩnh Long [16]; Trần Thị Kiệm (2012) là 1,86kg/GB/ngày tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng [18].
Cũng tại Bảng 7 tỷ lệ chất thải nguy hại của bệnh viện Lao phổi Trung ương chiếm 4,99% tổng lượng chất thải phát sinh, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quang Khiêm (2012) là 21,4% [17] và cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Kiệm (2012) là 4,05% với chất thải y tế phát sinh hàng ngày.
Tổng số khối lượng chất thải rắn y tế kg/GB/ngày của bệnh viện Lao phổi Trung ương là 2,4 cao hơn so với các bệnh viện khác. Điều này được giải thích bởi đặc thù công việc của bệnh viện là nơi điều trị cao nhất trực tiếp khám, chăm sóc và điều trị cho phần lớn bệnh nhân nặng của các địa phương chuyển lên. So sánh với các nước có thu nhập thấp trên thế giới cho thấy, lượng phát thải chất thải y tế chung của bệnh viện đạt mức thấp (trên thế giới: 4,1 - 8,7 kg/GB/ngày). Khối lượng phát thải chất thải rắn y tế lây nhiễm của bệnh viên có 0,1%. Điều này có thể giải thích bệnh viện đã thực hiện tốt việc tuân thủ phân loại thành các nhóm theo quy định và một phần đã thuê công ty bên ngoài vận chuyển và xử lý.
Khối lượng chất thải y tế /GB/ngày tại bệnh viện Lao phổi Trung ương (2,4 kg/GB/ngày) cao gần gấp đôi so với kết quả nghiên cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên khối lượng chất thải y tế (1,3 kg/GB/ngày) [20]; cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) ở bệnh viện tuyến trung ương (0,97 kg/GB/ngày) [3].
Khi xét về lượng CTYT lây nhiễm của bệnh viện Lao phổi Trung ương 0,1kg CTYTLN/GB/ngày) đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) đối với bệnh viện tuyến Trung ương (0,16 kg/GB/ngày).
Qua phân tích trên cho thấy lượng CTYT nguy hại/GB/ngày ở bệnh viện Lao phổi Trung ương thấp có thể là do bệnh viện đã thực hiện tốt việc phân loại CTYT tại khoa phòng, chất thải được phân loại thành các nhóm theo quy định, trong đó đã tách được các chất thải tái chế ra khỏi chất thải y tế để bán tận thu, mặt khác cũng có thể là do sự thay đổi về quy định phân loại CTYT theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007. Nhưng cũng có thể là do hiện nay việc sử dụng các trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật y tế ngày càng hiện đại đã góp phần giảm thiểu khối lượng phát sinh (sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật hiện đại như mổ nội soi và sử dụng các thiết bị y tế được sản xuất bằng các vật liệu nhẹ, chất lượng tốt).
Phân loại chất thải sắc nhọn Phân loại chất thải lây nhiễm
Hình 5. Hiện trạng CTRYT được thu gom và phân loại tại các khoa phòng
Thùng đựng chất thải sinh hoạt không lót túi nilon dành cho CTSH
Khu vực để CTYT tại khoa phòng trước khi vận chuyển đến nhà lưu giữ rác
Hình 6. Quy trình thu gom phân loại và xử lý CTYTLN tại BV Lao phổi TW
3.2. Công nghệ xử lý CTRYTLN của bệnh viện Lao phổi Trung ương