Kết quả của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải toán số phức cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học 60 14 01 11 pdf (Trang 96)

Lớp thực nghiệm có 35/40 học sinh (87,5%) đạt điểm trung bình trở lên, trong đó có 16/40 học sinh (40%) đạt điểm khá, giỏi.

Lớp đối chứng có 27/38 học sinh (71%) đạt điểm trung bình trở lên, trong đó có 10/38 học sinh (26%) đạt điểm khá, giỏi.

toán. Từ đó các em có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề mà GV đặt ra, tuy nhiên một số vấn đề cần có sự giúp đỡ của GV.

- Sau bài học đa số HS đã nắm được kiến thức cơ bản, có kỹ năng vận dụng vào việc giải những bài toán được giao.

- HS đã bước đầu làm quen với một số PP và thủ thuật tìm đoán, thuật giải và tựa thuật giải. Đặc biệt, một số em đã có thói quen bắt chước và thực hành về tư duy có lí như: tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa và tổng quát hóa,... HS làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động một cách tự giác, độc lập, sáng tạo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Do những khó khăn nhất định nên việc thực nghiệm sư phạm không được tiến hành trên diện rộng mà chỉ thực hiện tại hai lớp 12A6 và 12A7 nhưng kết quả thực nghiệm phần nào chứng tỏ được việc vận dụng biện pháp phát triển năng lực giải toán số phức có thể thực hiện được và có hiệu quả.

Giờ học sinh động hơn, hấp dẫn hơn, thực sự lôi cuốn và gây hứng thú cho học sinh, góp phần khắc phục đáng kể những khó khăn, sai lầm của học sinh trong giải toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra chấp nhận được.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã đạt được các kết quả chủ yếu sau đây:

- Trình bày được cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: năng lực, năng lực giải toán, kĩ năng, kĩ năng giải toán và phương pháp dạy học môn toán trong trường trung học phổ thông.

- Hệ thống hóa được cách dạy học khái niệm, định lí, quy tắc và phương pháp giải toán trong chương số phức.

- Dạy học sinh một số cách vận dụng số phức để giải các bài toán khác. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

- Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cho các giáo viên và học sinh trong day học ôn luyện thi đại học.

2. Khuyến nghị

Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:

- Cần tăng thời lượng dành cho các tiết học tự chọn, học chuyên đề trên lớp để cho học sinh có cơ hội tiếp cận, làm quen với nhiều chuyên đề và nhiều bài toán khó. Việc tăng thời lượng cũng giúp cho giáo viên triển khai tốt hơn kế hoạch giảng dạy của mình.

- Giáo viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, cần có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong việc nghiên cứu nội dung chương trình. Giáo viên cũng cần được bồi dưỡng thường xuyên về các bài toán nâng cao để có thể dạy học tốt hơn.

- Đối với trường phổ thông cần duy trì thường xuyên sinh hoạt tổ nhóm và sinh hoạt chuyên đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bernd Meier (2009), Lý luận dạy học hiện đại. Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Châu(2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Đảng cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XXI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Gia Cốc, Phạm Văn Hoàn (chủ biên), Trần Thúc Trình(1981), Giáo dục học môn Toán. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm(2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản

Khoa học và Kỹ thuật.

6. Lê Hồng Đức (chủ biên) (2007), Phương pháp giải tự luận trắc nghiệm Toán.

Nhà xuất bản Hà Nội.

7. Dương Thu Hương (2012), Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực theo chương trình phổ thông sau năm 2015. Kỉ yếu Hội thảo, tháng 7 năm 2012. 8. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1998), Giáo dục học đại cương. Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Khả Kế (chủ biên), Nguyễn Lương Ngọc (1972), Từ điển học sinh. Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Kim(2004), Phương pháp dạy học môn Toán. Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

11. Ngô Thúc Lanh, Đoàn Quỳnh, Nguyễn Đình Trí(2000), Từ điển toán học thông dụng. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Thành Luân(2005), Số phức và các ứng dụng. Nhà xuất bản Giáo dục. 13. Luật giáo dục(2005),Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Vương Dương Minh, Bùi Văn Nghị, Nguyễn Anh Tuấn(2004-2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên THPT chu kì III. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

15. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán.

16. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Lê Thống Nhất(1996), Rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh THPT thông qua việc phân tích và sửa chữa các sai lầm của HS khi giải toán, Luận án Phó tiến

sĩ Khoa học Sư phạm – Tâm lý.

18. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.

19. Polya Geogre (1997), Giải một bài toán như thế nào? Nhà xuất bản Giáo dục,

(Người dịch: Hà Sĩ Hồ, Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương).

20. Polya Geogre (1995), Toán học và những suy luận có lý. Nhà xuất bản Giáo

dục (Người dịch: Hồ Thuận, Bùi Tường).

21. Polya Geogre (1997), Sáng tạo toán học. Nhà xuất bản Giáo dục (Người dịch:

Nguyễn Sĩ Tuyển, Phan Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản).

22. Vương Thị Thu Thủy(2008), Rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh trung học cơ sở thông qua các bài toán cực trị trong hình học phẳng. Luận văn thạc sĩ

khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lí học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục. 24. Nguyễn Cảnh Toàn (1995), Soạn bài dạy trên lớp theo tinh thần dẫn dắt học sinh sáng tạo, tự giành lấy kiến thức, Nghiên cứu giáo dục.

26. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu Toán học, tập 1. Nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Hà Nội. 27. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu Toán học, tập 2. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Nguyễn Cảnh Toàn (2000), Tuyển tập tác phẩm Bàn về giáo dục Việt Nam.

Nhà xuất bảnLao động.

29. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học toán thế nào cho tốt. Nhà xuất bản Giáo

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách khoang tròn vào lựa chọn(có thể đánh dấu nhiều lần cho mỗi câu hỏi)

1. Những năm gần đây trong các đề thi Đại học có câu về số phức không?

A. Không B. Thình thoảng C. Luôn luôn D. Không bao giờ

2. Trong chương trình môn Toán trung học phổ thông phần số phức trong các kì thi đại học,cao đẳng và thi học học sinh giỏi có mức độ thế nào với học sinh?

A. Dễ B. Bình thường C. Khó D. Rất khó

3. Có cần tăng số tiết dạy tự chọn, dạy chuyên đề về số phức trong phân phối chương trình THPT không?

A. Không cần B. Cần C. Rất cần D. Tất cả các đáp án trên

4. Trong các bài dạy của các thầy cô có thường chú ý tới việc phát triển năng lực giải toán cho học sinh THPT không?

A. Thỉnh thoảng thùy theo tiết B. không

C. Luôn luôn D. Tất cả các đáp án trên

5. Hệ thống bài tập rèn luyện nhằm nâng cao năng lực giải toán số phức có phù hợp năng lực của học sinh, và sát thực với đề thi Đại học và thi học sinh giỏi những năm gần đây?

A. Phù hợp nhưng không sát thực B. Rất sát thực và phù hợp

C. Sát thực và phù hợp D. Không sát thực và không phù hợp Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô!

Phụ lục 2

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH

Các em hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào lựa chọn trong bảng dưới đây (có thể khoanh nhiều lần cho mỗi câu hỏi):

1. Trong chương trình môn Toán trung học phổ thông phần số phức trong các kì thi đại học,cao đẳng và thi học học sinh giỏi có mức độ thế nào với học sinh?

A. Dễ B. Bình thường

C. Khó D. Rất khó

2. Khi học chuyên đề số phức em gặp phải khó khăn gì

A. Phát hiện ra kĩ năng giải bài toán B. Việc tính toán gặp khó khăn C. Gặp khó khăn trong tính toán D. Tất cả các đáp án trên

3. Hệ thống bài tập về số phức có phù hợp năng lực của các em, và sát thực với đề thi Đại học và thi học sinh giỏi những năm gần đây?

A. Phù hợp nhưng không sát thực B. Rất sát thực và phù hợp

C. Sát thực và phù hợp D. Không sát thực và không phù hợp

4. Trong các giờ học luyện tập để phát triển năng lực giải toán số phức các em

có thấy hấp dẫn không?

A. Không hấp dẫn B. Hấp dẫn C. Rất hấp dẫn D. Bình thường

5. Các em cảm thấy bổ ích khi được giải các bài toán về số phức thông qua cách dạy của các thầy cô không?

A. Rất bổ ích B. Không bổ ích

C. Bổ ích D. Bình thường

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải toán số phức cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học 60 14 01 11 pdf (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)