Xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính kế toán quảng ngãi hiện nay luận văn ths triết học 60 22 (Trang 95 - 100)

Vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo có Công văn số: 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008-2013. Nội dung xây dựng tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:

1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn

2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong hoc tập

95

3. Rèn lỹ năng sống cho học sinh

4. Phát triển trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường

5. Chỉ đạo chăm sóc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của quốc gia và ở địa phương.

Nhận thấy đây là một mô hình mới, tích cực và cũng là một trong những yếu tố đóng góp to lớn trong quá trình giáo dục đạo đức nhân cách của học sinh. Vậy nên tác giả cũng mạnh dạn đề cập kiểu mô hình này áp dụng đối với sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán bởi, theo ý kiến chủ quan của tác giả thì phần lớn là do chúng ta vẫn chưa tạo ra được môi trường thật sự thân thiện cho thanh niên và sinh viên hoạt động. Đối với Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán mặc dù chưa xảy ra trường hợp phạm tội nghiêm trọng nào từ phía sinh viên lẫn cán bộ giảng viên, nhưng với sự “biến đổi” ngày càng nhanh của kinh tế trong nước và sự xâm nhập bằng nhiều hình thức của các luồng văn hóa ngoại lai thì nhiều thang bậc giá trị cũng đã có sự thay đổi. Vì vậy, trong giáo dục và đào tạo, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cần tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh, thân thiện cho sinh viên phát huy được hết năng lực sở trường để gặt hái và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Tuy nhiên, trong vấn đề này Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cũng đang gặp phải một số hạn chế:

- Đội ngũ giảng viên trẻ hóa, họ năng động, nhiệt tình nhưng còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn cũng như về kỹ năng sư phạm.

- Một số cán bộ quản lý, giảng viên có những định kiến, thiếu thiện cảm “coi

thường sinh viên nghèo”, sử dụng các biện pháp hành chính cứng nhắc trong trao

đổi, giao tiếp và làm việc với sinh viên “phát xít, không có cơ hội gỡ điểm”.

- Sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo và nhà quản lý đã gây cho sinh viên một sự phản cảm trong quan hệ thầy trò “trong một giờ kiểm tra một vài sinh viên đã vô ý không bỏ áo vào trong quần thế là bị giảng viên môn học xuống lấy giấy kiểm tra và không cho tiếp tục kiểm tra nữa chỉ vì một lý do là “Em đã không tác phong”.

96

- Sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục là một điều tối kỵ đối với những người làm công tác giáo dục ngay trong cả những việc tưởng chừng như đơn giản nhất, dễ làm nhất, ít bị để ý nhất thì đó cũng chính là những điểm mà sinh viên dễ học theo nhất và đàm tiếu nhiều nhất đó là “một số giảng viên phát ngôn rất “tự do” ở lớp và khi ra khỏi lớp các câu nói “nửa đùa, nửa thật” của thầy cô cứ thế nhân rộng ra thành câu cửa miệng rồi thành thói quen và vô tình nó đi theo các em và trở thành một góc hình thành nhân cách đạo đức cuả các em, một số giảng viên khác ăn mặc cũng không theo một chuẩn nào cả, đặc biệt là trang phục của giảng viên nữ

“mỏng, ngắn”… các cô lên lớp mặc được thì “mình” cũng mặc được.

- Một số giảng viên hay phàn nàn về phong cách của sinh viên hiện nay khi đi học: tóc nhuộm màu đỏ, vàng, trắng, xanh móng tay móng chân đủ màu sặc sỡ; quần áo - với nam sinh thì để trống ngực đến hàng nút áo thứ hai thứ ba, còn với nữ sinh thì hở ngực, hở lưng, hở vai, hở nách, hoặc mặc những bộ quần áo quá bó sát vào người…

- Việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật còn thiếu khách quan và không công bằng: Một số sinh viên học kém cỏi nhưng kết quả đánh giá đạt được rất cao. Một số khác tự ý nghỉ học dài ngày đáng ra đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi học nhưng các em vẫn đi học bình thường, tình trạng học hộ, thi hộ trong sinh viên đã xảy ra nhưng các giảng viên và cán bộ quản lý vẫn chưa bắt được và xử lý kịp thời. Sự phối hợp không đồng bộ giữa các phòng, ban chức năng và các giảng viên... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Muốn cải thiện được tình hình đã nêu, theo tác giả Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cần:

- Đối với Nhà trƣờng: Như đã phân tích ở chương 2 gần 80% sinh viên của Trường đang tập sống cuộc sống “tự lập” do vậy Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên có được sân chơi lành mạnh để thư giản và giải trí sau những giờ học căn thẳng bao gồm: sân bóng đá, bóng chuyền, sân cầu lông, bể bơi, nhà tập đa năng, bản tin bao gồm tin phát thanh và bảng tin giấy trong đó có các trang tin về tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhưng đặt biệt quan tâm và đăng tải những trang tin liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt và học tập của sinh viên… qua đó

97

cũng đẩy lùi được các thói hư tật xấu, giảm thiểu được các tệ nạn xã hội và đồng thời bảo đảm được chất lượng nguồn lực cho xã hội sau khi sinh viên tốt ngiệp ra trường.

Đẩy mạnh các hình thức kết giao trong sinh viên với nhau và với cộng đồng, doanh nghiệp - nơi các em đang hoạt động lao động và học tập nhằm tạo ra sự quen biết, học hỏi, trao đổi, khảo nghiệm, tư vấn chuyên môn, tư vấn tâm lý, cơ hội việc làm, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Điều đó một phần giúp cho sinh viên ý thức được họ là ai, đang sống trong một môi trường xã hội như thế nào, xung quanh họ là những người, những nghề với phong cách sống, quan điểm sống, thái độ làm việc ra làm sao và từ đó sinh viên sẽ soi rọi lại bản thân, tự rút ra bài học cho riêng mình, tìm cách vươn mình lên để khẳng định mình ít nhất là với chính bản thân để được ít nhất một lần nhận thức đúng về mình, và để thấy rằng trong xã hội này ta không cô đơn, ta không thừa thãi, ta không vô nghĩa, không có giá trị… và cũng chính trong sự kết giao với rất nhiều đối tượng sinh viên và các tổ chức nghề nghiệp khác nhau đó cũng góp phần làm giảm bớt đi “tư tưởng” phạm tội trong sinh viên bởi trước khi phạm tội họ sẽ nghĩ ngay đến việc “người ta biết mình” mà không dám làm việc xấu nữa.

Nhà trường nên thiết kế và yêu cầu đồng phục học đường đối với sinh viên trong tất cả các giờ lên lớp (mặc dù điều này đối với xã hội hiện đại là cứng nhắc và có phần không phù hợp với xu thế phát triển đa dạng của xã hội - nhưng đối với sinh viên thì đây lại là điều tối cần thiết và tối quan trọng) vì một số lý do sau:

+ Mặc đồng phục sinh viên sẽ ít có cơ hội so đo với nhau về “mốt” bởi khi đến lớp thì ai cũng giống nhau, để ý bề ngoài của người khác làm gì họ cũng giống mình mà - hạn chế được tình trạng thiếu thốn, thèm muốn được mặc bộ quần áo mốt giống bạn mà sinh ra trộm cắp;

+ Mặc đồng phục - ai cũng biết mình - hạn chế các tội phóng nhanh vượt ẩu, trộm cắp, đánh lộn và kể cả các hành vi ứng xử thô lỗ, thiếu tế nhị, văn minh lịch sự khác.

+ Mặc đồng phục sinh viên có quyền tự hào, tự tin khoe mình với thiên hạ bởi dù sao ta cũng là sinh viên của một trường có tiếng - để được vào học trong trường ta cũng là một trong số những con người ưu tú, cho nên trong hành vi ứng

98

xử và kể cả trong học tập cũng cố gắng hơn bởi chính bộ đồng phục mà sinh viên đang mặc trong người.

+ Xây dựng một hệ thống các chế tài nghiêm khắc để xử lý các hình thức vi phạm trong sinh viên nhằm hạn chế tư tưởng “lần đầu - tha” tạo cho sinh viên một môi trường sống thật, sống nghiêm túc, tôn trọng sự thật, tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. Một môi trường sống có kỷ cương, có tình thương, có trách nhiệm.

Đối với cán bộ quản lý và các giảng viên: Phải thật sự lưu tâm và quý trọng nghề nghiệp mình đang theo đuổi, không một cán bộ quản lý và giảng viên nào có tư tưởng “vòi tiền” của sinh viên, không được gây khó khăn cho sinh viên khi sinh viên đến gặp và giải quyết những vấn đề liên quan đến họ, khiến sinh viên nảy ra những tư tưởng và ý đồ không lành mạnh như là trả thù hoặc hối lộ…, không được thiên vị, phân biệt trong giao tiếp, đối xử cũng như trong chấm điểm ghi nhận thành tích đạt được của sinh viên, phải bảo đảm sự công bằng, chính trực nhằm tránh sự hiểu lầm gây mất đoàn kết trong nội bộ sinh viên với nhau và đồng thời tránh gây mất niềm tin của sinh viên vào đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường. Cán bộ quản lý và giảng viên phải là những con người mẫu mực kể cả trong lời nói, cử chỉ, hành động để sinh viên lấy đó làm tấm gương để mà học hỏi, rèn luyện và phấn đấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với sinh viên: Tuyệt đối cấm và xử lý nghiêm khắc đối với những sinh viên có hành vi, lối sống lệch lạc, sai lầm không lo học tập, lao động và phấn đấu mà lại muốn được đánh giá điểm cao, muốn được công nhận, muốn được ra trường với tấm bằng loại khá, muốn được chơi bời và tiêu tiền trong khi cha mẹ thì lao động vất vả, và thậm chí là muốn được thay đổi, làm mới phong cách sống của mình theo hướng hưởng thụ, trụy lạc… đó là tiền đề của việc đút lót, hối lộ thầy cô, là cờ bạc, nhậu nhẹt, bia rượu, chạy theo “mốt của thời đại”, trộm cắp… đánh mất bản thân, niềm tin của gia đình, kỳ vọng của xã hội vào thế hệ kế tiếp mà họ là một trong số đó.

Khuyến khích, vận động đông đảo sinh viên tham gia các hoạt động phong trào nhằm tạo cho sinh viên cơ hội kết giao với cộng đồng, hoàn thiện tri thức và kỹ năng của bản thân… là tiền đề cho một tương lai sáng lạng đang chờ đón họ phía

99

trước như là: uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, ngày chủ nhật tình nguyện, thăm các địa chỉ đỏ, ủng hộ người nghèo, giúp bạn vượt khó, câu lạc bộ học tập, học nhóm, làm việc nhóm…

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính kế toán quảng ngãi hiện nay luận văn ths triết học 60 22 (Trang 95 - 100)