Vài nét về Trường và sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính kế toán quảng ngãi hiện nay luận văn ths triết học 60 22 (Trang 35)

toán

Với những đặc điểm thuận lợi như trên, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán phát huy được tối ưu lợi thế của một tỉnh trung tâm. Ngoài Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán, Quảng Ngãi còn có các trường Đại học, Cao đẳng khác như: Trường Đại học Phạm Văn Đồng; trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - phân hiệu Miền Trung; trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi; trường Cao đẳng Nghề Kinh tế Công nghệ Dung Quất; trường Cao đẳng Nghề cơ giới.

Tiền thân của Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán là Trƣờng Trung học Tài chính - Kế toán 3 được thành lập ngày 28/6/1976 trực thuộc Bộ Tài chính. Qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã gặt hái được nhiều thành tựu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngày 29/12/1997 Trường được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng Tài chính - Kế toán. Đến nay, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán lại được Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nâng cấp lên thành Trƣờng Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 13/07/2011 đáp ứng nhu cầu mở rộng đào tạo nguồn nhân lực không chỉ chủ yếu cho khu vực Miền

35

Trung và Tây Nguyên mà là đào tạo nguồn lực Tài chính - Kế toán trong phạm vi toàn quốc. Đây là cơ sở đào tạo Công lập thuộc Bộ Tài chính nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - tiền tệ, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, tiếng Anh; thực hiện nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực kinh tế - tài chính - kế toán, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội...

Trường đóng tại Thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi - một tỉnh có vị trí thuận lợi trong toàn địa bàn nói chung, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về đào tạo nguồn nhân lực cán bộ tài chính - kế toán phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, du lịch, dịch vụ của các tỉnh trên địa bàn Miền Trung, Tây Nguyên và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng, đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế - thương mại Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội, Vân Phong, Vũng Áng, Nghi Sơn… trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Về cơ sở vật chất bao gồm: Tổng diện tích đất có 20,59 ha; 35 phòng học, 4 dãy nhà ký túc xá và 02 nhà ăn; 1 thư viện, các phòng ban chức năng của cán bộ, giảng viên; các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo.

2. Về nguồn lực con người bao gồm: Đội ngũ giảng viên hiện có 199 người; cán bộ quản lý có 68 người.

3. Về các phòng, ban chức năng và các đơn vị trực thuộc: Các phòng ban chức năng; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và đơn vị sự nghiệp trực thuộc; các Khoa và Bộ môn

4. Về các tổ chức Đảng, Đoàn thể: tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam; Công đoàn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội sinh viên; Chi hội cựu chiến binh.

Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán hiện có 4.542 sinh viên. Sinh viên của Trường đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán được tuyển từ số học sinh đăng ký dự thi đại học có nguyện vọng học tại Trường từ các

36

khối thi A và D, đa số có độ tuổi từ 18 đến 22, trẻ trung, năng động, nhiệt tình, chăm ngoan, biểu hiện tập trung ở một số đặc điểm như sau:

Về học tập: Nhìn vào bảng số liệu dưới đây qua các năm với hai hình thức đào tạo theo học chế niên chế đối với các khoá học liên thông khoá 4 và khoá 5 (bảng 2.3), cao đẳng chính quy khoá 09 và khoá 10 (bảng 2.4) và học chế tín chỉ

đối với các khoá học Cao đẳng chính quy khoá 11, khoá 12, khoá 13 ở (bảng 2.5)

Bảng 2.3. Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng Liên thông K4 và K5

Năm K4LT K5LT

XS G K TBK TB Y K XS G K TBK TB Y K

2009-2010 0 1 19 126 72 3

2010-2011 1 7 61 112 35 4 1 0 2 19 120 58 20 1

Cộng 1 8 80 238 107 7 1 0 2 19 120 58 20 1

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Bảng 2.4. Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy K09 và K10

Năm K9 K10 XS G K TBK TB Y K XS G K TBK TB Y K 2006- 2007 0 1 105 318 108 0 0 2007- 2008 0 7 136 285 104 0 0 0 1 89 536 259 2 0 2008- 2009 6 177 215 168 25 1 0 1 18 213 431 260 0 2009- 2010 2 124 317 371 106 5 1 Cộng 6 185 456 771 237 1 0 3 143 619 1338 625 7 1

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Tỉ lệ sinh viên đạt từ loại khá trở lên đối với hệ cao đẳng liên thông đạt 16,61%, còn đối với hệ cao đẳng chính quy (niên chế) là 32,14%.

Bảng 2.5 Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy K11, K12, K13

Năm Khoá 11 Khoá 12 Khoá 13

XS G K TB K/đạt XS G K TB K/đạt XS G K TB K/đạt 2007- 2008 336 445 138 2008- 2009 1 12 352 351 188 2009- 7 102 342 296 12 8 369 550 196

37

2010 2010-

2011 1 31 290 368 430 0 7 308 538 484

Cộng 8 114 1030 1092 338 1 39 659 918 626 0 7 308 538 484

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở cả ba khóa 11, 12 và 13 cho thấy kết quả sinh viên đạt loại khá trở

lên chiếm tỷ lệ là 35,15%.

So sánh với cả hai hình thức đào tạo thì sinh viên được đào tạo theo mô hình học chế tín chỉ học tập có hiệu quả tốt hơn xét theo tỉ lệ số lượng sinh viên xếp loại kết quả học tập xuất sắc, giỏi, khá so với mô hình đào tạo theo học chế niên chế. Tuy nhiên, mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ có sự phân loại

mạnh mẽ giữa sinh viên có kết quả học tập tốt và sinh viên có kết quả học không đạt yêu cầu so với học chế niên chế cũng cao hơn.

Về rèn luyện: Bảng 2.6 KQRL SS XS % T % K % TBK % TB % Yếu % K10 902 142 15,74 549 60,86 210 23,28 16 1,77 1 0,11 0 0 K11 919 130 14,15 551 59,96 214 23,29 22 2,39 2 0,22 0 0 K12 1123 231 20,57 485 43,19 356 31,70 47 4,19 0 0 4 0,36 K13 1338 86 6,43 653 48,80 524 39,16 68 5,08 2 0,15 5 0,37

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Như đã phân tích ở kết quả học tập, so sánh sinh viên được đào tạo theo học chế niên chế và sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ có sự phân cấp mạnh mẽ giữa sinh viên khá giỏi và sinh viên không đạt yêu cầu, thì ở bảng số liệu kết quả rèn luyện cũng cho chúng ta con số tương đương.

38

Về hoạt động phong trào: Hoạt động phong trào là bề nổi của Đoàn thanh niên nhằm mục đích tuyên truyền, thu hút sinh viên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích góp phần mang lại hiệu quả trong việc rèn luyện nhân cách, khả năng giao tiếp, ứng xử, củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong sinh viên : Phong trào văn hoá văn nghệ; phong trào thể dục thể thao; phong trào chung sức cùng cộng đồng.

2.2. Thực trạng và tình hình giáo dục đạo đức cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Tài chính - Kế toán hiện nay

2.2.1. Quan niệm về đạo đức của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán toán

Được sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và sự cho phép của Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán vào tháng 10 năm 2011 tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 495 sinh viên thuộc khoá học 12 và 13 tại trường với 98 câu hỏi tập trung vào 5 vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn và đã thu được kết quả như sau:

2.2.1.1. Vấn đề về động cơ, thái độ học tập của sinh viên

Động cơ và thái độ học tập là khâu then chốt nhất trong học tập và sinh hoạt của sinh viên, nó thể hiện trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và phương hướng nỗ lực nội tại của toàn bộ hoạt động học tập của cá nhân đó với bản thân, gia đình và xã hội, nó thể hiện nội hàm và đặc trưng thời đại mà sinh viên đang sống. Muốn biết được động cơ và thái độ học tập của sinh viên tác giả cần tìm hiểu một số lý do khiến sinh viên lựa chọn loại nghề nghiệp mà tác giả đang nghiên cứu trên cơ sở bảng khảo sát với bốn câu hỏi đầu tiên của “nhóm câu hỏi thứ nhất” và câu hỏi thứ hai của “nhóm câu hỏi thứ hai”. Theo kết quả điều tra được:

Động cơ đầu tiên để các em đăng ký tuyển sinh vào trường là “vì uy tín và

chất lượng đầu ra của trường” chiếm 61,14%;

Động cơ thứ hai, đây là loại nghề “dễ kiếm ra tiền” chiếm 36,01%;

Động cơ thứ ba, đây là loại nghề “dễ xin được việc làm” chiếm 55,86%;

Động cơ thứ tư, “chọn theo nguyện vọng và nghề truyền thống của gia đình”

39

Động cơ thứ năm, “chọn theo sở thích của bản thân” chiếm 65,54%

Động cơ và thái độ là hai kết quả không tương thích bởi khi vào Trường sinh viên phải đối mặt với những cái “rất mới” kể cả về không gian, thời gian, con người, nơi chốn và thậm chí là mới và xa lạ đối với các môn học, các khái niệm, các phạm trù… Vì thế, khi xác định vào học tại Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán thì thái độ học tập của sinh viên cũng cần phải có một sự thay đổi mới để phù hợp và theo kịp với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường.

Với phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, sinh viên phải nổ lực học tập nhiều và nhiều hơn nữa bằng những giờ tự học, tự nghiên cứu, phần lớn các chương trình, nội dung học tập đều đã được cắt giảm giờ lên lớp thay vào đó là các giờ tự học, tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên. Ví dụ, những năm 2006 trở về trước sinh viên năm thứ nhất và thứ hai được học các môn học như: Triết học 45 tiết, Kinh tế chính trị học 45 tiết, Chủ nghĩa xã hội khoa học 45 tiết, tổng cộng 3 môn là 135 tiết nhưng giờ cả ba môn này gộp chung lại thành môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ mới có 75 tiết, điều đó muốn nói lên rằng nếu sinh viên muốn nắm được môn học mà dân chuyên ngành chúng tôi gọi là “3K” - khó, khô, khổ này thì phải đầu tư công sức, đầu tư thời gian, dày công nghiên cứu thì mới không bị rơi vào trong những môn học lại nhiều nhất và thi lại nhiều nhất và cũng là một trong những môn học bị ghét nhất.

Kết quả điều tra được cho thấy gần 50% sinh viên chỉ dành 1 giờ đồng hồ cho một môn học mỗi ngày và thậm chí là có đến 14,84% trong số đó không dành một chút thời gian nào cho việc học thường nhật mà chỉ chờ cho đến thi và kiểm tra mới học. Như vậy, thời lượng dành cho một môn học mỗi ngày của sinh viên là không đủ để đảm bảo cho việc tiếp thu kiến thức mới ở lớp và tất nhiên là điều này cũng dẫn đến một hệ luỵ là kết quả học tập cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, có đến 67,8% sinh viên đạt kết quả học tập trung bình và yếu.

Cũng tương ứng với kết quả học tập nêu trên thì khi khảo sát về nguyên nhân khiến sinh viên có kết quả như vậy họ trả lời là “nản, không muốn học nhưng không biết làm thế nào, vì ham chơi nhưng sẽ tập trung học nước rút vào các kỳ cuối và

40

học yếu nên không theo kịp bài giảng” chiếm đến 53,48%. Đây rõ ràng là những lời biện hộ cho trọng trách mà sinh viên đang gánh vác trên vai mình về trách nhiệm học tập đối với bản thân, gia đình và xã hội. Họ chưa xây dựng được cho mình một động cơ và thái độ học tập nghiêm túc, chưa có tinh thần cầu thị về tri thức, chưa xây dựng được mục đích chính xác cho việc học.

Vậy nên, cùng với những nguyên nhân nêu trên thì nhiều hiện tượng tiêu cực đã xảy ra trong quá trình học và thi đánh giá kết quả môn học, đó là việc sinh viên sử dụng tài liệu trong phòng thi, trao đổi bài với bạn, rồi thì tìm cách hối lộ thầy cô giáo môn học, đó là cái nếp, là thói quen, là thái độ bàng quan với khối kiến thức mà họ đang tiếp cận,

sao cũng được thi không qua thì thi lại, học không qua thì học lại, thờ ơ và vô trách nhiệm với ngay chính nhiệm vụ bản thân chiếm đến 52,5% sinh viên (tức 260 sinh viên tham gia khảo sát trả lời câu hỏi). Đây quả là một con số đáng báo động.

Khi bàn về mục đích học tập thì có 2,91% sinh viên không xác định được mục đích học tập của mình là để làm gì, số còn lại xác định học là để kiếm một việc làm có thu nhập cao, để tiến thân, để cống hiến… nhưng tác giả tin chắc là phần lớn số sinh viên này mới chỉ nói lên mơ ước của bản thân chứ chưa thực sự hiểu “một việc làm có thu nhập cao” là như thế nào, đòi hỏi ở họ những gì về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực nghiệm, đạo đức chức nghiệp,… Nói tóm lại, muốn có một công việc như mong muốn thì sinh viên phải phấn đấu, nỗ lực toàn diện, hết mình

41

trong môi trường học đường của giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp.

Mặc dù đã xác định được mục đích học tập cho riêng bản thân nhưng chỉ 61 sinh viên chọn trên 3 phương án lựa chọn phong cách học tập tốt trong tổng số 492 sinh viên trả lời chiếm 12,4%. Số còn lại dù là chọn phương án nào thì cùng đều là thiếu sót, khập khiễn, thiếu sự hoàn bị cho một phong cách học tập tốt. Bởi,“Mục

đích học tập là nhận thức và theo đuổi tự giác của một người đối với ý nghĩa và tác dụng xã hội của học tập, là lý tưởng của người đó, thể hiện cụ thể từ hướng trong học tập và sinh hoạt. Mục đích học tập nó chi phối phương hướng nỗ lực nội tại của toàn bộ hoạt động học tập” [28, tr.137].

Xác định được mục đích học tập là một chuyện, nhưng xây dựng cho được một phương pháp học tập hiệu quả lại là một chuyện khác nếu các em không tuân thủ nghiêm ngặt được những gì mình đã nêu ra trong phương pháp học tập, mà yêu cầu tối thiểu nhất là phải tuân thủ cho bằng được thời gian biểu, kế hoạch học tập hàng ngày, hàng giờ theo lịch trình và dự kiến môn học, kiên quyết chống lại kẻ thù của học tập đó là bệnh “lười biếng”… thì các em sẽ không thể thành công, không thể vươn cao và vươn xa hơn trong học tập và trong sự nghiệp.

Đối với các môn học cơ sở và cơ sở ngành thì 75,68% sinh viên khẳng định

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính kế toán quảng ngãi hiện nay luận văn ths triết học 60 22 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)