Thực trạng về kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề cơ điện Đông Nam Bộ (Trang 64 - 98)

Bảng 2.6: Thực trạng kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên

TT Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1 Kỹ năng dạy học 1.1

Xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy trên cả ba phương diện: Kiến thức, kỹ năng, giáo dục

58.1 23.8 13.3 4.8

1.2

Lựa chọn và phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài và đối tượng học sinh

37.1 49.5 9.6 3.8

1.3

Thiết lập môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia của tất cả học sinh

28.5 38.1 24.8 8.6

1.4 Xử lý những tình huống sư phạm trong

quá trình tổ chức dạy học 48.4 41.9 6.5 3.2 1.5 Đánh giá khách quan, khoa học kết quả

học tập của học sinh 71.4 20.1 8.5

1.6 Khả năng gắn kết giảng dạy, nghiên cứu

khoa học với thực tiễn 37.2 41.9 12.4 8.5 1.7 Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học

sinh 30.4 41.9 19.1 8.6

1.8 Năng khiếu, sở trường 48.5 31.4 14.4 5.7

2 Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng

2.1 Xác định mục tiêu, nhu cầu của việc bồi

dưỡng nâng cao trình độ 61.9 25.8 9.7 3.2 2.2 Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng 28.6 33.3 23.8 14.3

cao trình độ 2.3

Lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng (về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học)

38.7 45.1 9.7 6.5

2.4 Bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự

bồi dưỡng 33.3 42.9 18.1 5.7

3 Kỹ năng nghiên cứu khoa học

3.1 Xây dựng đề cương nghiên cứu 14.4 20.9 40.9 23.8 3.2 Kỹ năng sử dụng các phương pháp

nghiên cứu khoa học giáo dục 12.9 29 35.5 22.6 3.3 Kỹ năng tổ chức nghiên cứu 19.4 22.6 32.2 25.8 3.4 Kỹ năng viết và bảo vệ công trình

nghiên cứu 18.1 25.7 38.1 18.1

3.5 Kỹ năng cộng tác với đồng nghiệp làm

nghiên cứu khoa học 22.6 29 19.4 29

3.6 Kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu

thành bài báo khoa học 11.4 19.3 30.1 39.2 3.7 Kỹ năng ứng dụng thành tựu nghiên

cứu khoa học vào thực tiễn 25.8 38.7 25.8 9.7 Kết quả ở bảng trên cho thấy:

- Kỹ năng dạy học

+ Số giáo viên xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy trên cả ba phương diện, kiến thức, kỹ năng, giáo dục ở mức độ tốt là 58.1%, ở mức độ khá là 23.8%, ở mức độ trung bình là 13.3%, mức độ yếu là 4.8%.

+ Số giáo viên có kỹ năng lựa chọn và phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài và đối tượng học sinh ở mức độ tốt là 37.1%, ở mức độ khá là 49.5%, ở mức độ trung bình là 9.6%, mức độ yếu là 3.8%.

+ 28.5% giáo viên có kỹ năng thiết lập môi trường học tập tích cực, khuyết khích sự tham gia của tất cả học sinh ở mức độ tốt, 38.1% ở mức độ khá, 24.8% ở mức độ trung bình, 8.6% ở mức độ yếu.

+ Số giáo viên có kỹ năng xử lý những tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức dạy học tốt là 48.4%, ở mức độ khá là 41.9%, ở mức độ trung bình là 6.5%, mức độ yếu là 3.2%.

+ Đánh giá khách quan, khoa học kết quả học tập rèn luyện của học sinh là 71.4% giáo viên có kỹ năng ở mức độ tốt, 20.1% khá, 8.5% trung bình.

+ Số giáo viên có kỹ năng gắn kết giảng dạy, nghiên cứu khoa học với thực tiễn ở mức độ tốt là 37.2%, ở mức độ khá là 41.9%, ở mức độ trung bình là 12.4%, ở mức độ yếu là 8.5%.

+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ở mức độ tốt là 30.4%, ở mức độ khá là 41.9%, ở mức độ trung bình là 19.1%, mức độ yếu là 8.6% + Số giáo viên có năng khiếu, sở trường ở mức độ tốt là 48.5%, ở mức độ khá là 31.4%, ở mức độ trung bình là 14.4%, mức độ yếu là 5.7%. - Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng

+ Xác định mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ; Số giáo viên đạt yêu cầu ở mức độ tốt là 61.9%, ở mức độ khá là 25.8%, ở mức độ trung bình là 9.7%, mức độ yếu là 3.2%

+ Số giáo viên có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mức độ tốt là 28.6%, ở mức độ khá là 33.3%, ở mức độ trung bình là 23.8%, ở mức độ yếu là 14.3%.

+ 38.7% giáo viên có kỹ năng lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng (về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học) ở mức độ tốt, 45.1% ở mức độ khá, 9.7% ở mức độ trung bình, 6.5% ở mức độ yếu.

+ 33.3% giáo viên có kỹ năng bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng ở mức độ tốt, 42.9% ở mức độ khá, 18.1% ở mức độ trung bình, 5.7% ở mức độ yếu.

+ Số giáo viên có khả năng xây dựng đề cương nghiên cứu ở mức độ tốt là 14.4, ở mức độ khá là 20.9%, ở mức độ trung bình là 40.9%, ở mức độ yếu là 23.8%

+ 12.9% giáo viên có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ở mức độ tốt, 29% ở mức độ khá, 35.5% ở mức độ trung bình, 22.6% ở mức độ yếu

+ 19.4% giáo viên có kỹ năng tổ chức nghiên cứu ở mức độ tốt, 22.6% ở mức độ khá, 32.2% ở mức độ trung bình, 25.8% ở mức độ yếu

+ 18.1% giáo viên có kỹ năng viết và bảo vệ công trình nghiên cứu mức độ tốt, 25.7% ở mức độ khá, 38.1% ở mức độ trung bình, 18.1% ở mức độ yếu

+ 22.6% giáo viên có kỹ năng cộng tác với đồng nghiệp làm nghiên cứu khoa học ở mức độ tốt, 29% ở mức độ khá, 19.4% ở mức độ trung bình, 29% ở mức độ yếu

+ 11.4% giáo viên có kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành bài báo khoa học ở mức độ tốt, 19.3% ở mức độ khá, 30.1% ở mức độ trung bình 39.2% ở mức độ yếu

+ 25.8% giáo viên có kỹ năng ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học vào thực tiễn ở mức độ tốt, 38.7% ở mức độ khá, 25.8% ở mức độ trung bình, 9.7% ở mức độ yếu.

Qua điều tra thực trạng chất lượng giáo viên về kỹ năng sư phạm của giáo viên cho thấy:

+ Phần lớn giáo viên có kỹ năng giảng dạy, thể hiện ở việc xác định mục tiêu, yêu cầu của bài dạy trên ba phương diện: Kiến thức, kỹ năng, giáo dục, tổ chức tốt các hoạt động học tập, ngoại khóa cho học sinh. Có khả năng gắn kết việc học với thực tiễn thông qua các buổi thực hành biểu diễn… Tuy nhiên việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài và từng đối tượng học sinh còn chiếm tỷ lệ thấp.

+ Đa số giáo viên có kỹ năng xác định tốt mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ. Nhưng trong lĩnh vực kỹ năng lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng (về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học); bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng chưa được chú trọng.

+ Khả năng nghiên cứu khoa học của đa số giáo viên còn nhiều hạn chế. Số đông giáo viên chưa có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; tổ chức nghiên cứu, viết và bảo vệ công trình nghiên cứu, kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành bài báo khoa học, kỹ năng ứng dụng thành tựu khoa học vào thực tiễn.

2.3.5. Thực trạng sử dụng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

2.3.5.1. Thực trạng về công tác dự báo

Trong giai đoạn hiện nay, công tác dự báo quy hoạch nhân sự cũng như quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo nói chung đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, thể hiện qua việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020.

Tuy nhiên, đó là chiến lược phát triển giáo dục có tính chung nhất, đề ra những chỉ tiêu, những giải pháp lớn. Việc dự báo, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cho từng cấp học, ngành học, đặc biệt cho từng đơn vị thì mỗi trường phải quan tâm xây dựng và phát triển một cách cụ thể hơn. Việc xây dựng kế hoạch biên chế thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo hàng năm. Trong những năm qua nhà trường tiến hành việc dự báo đội ngũ nhưng chỉ làm một cách khái quát hoặc mới chỉ dừng lại ở phương hướng, mà chưa thể hiện tính chiến lược và đặc biệt là chưa có tính khả thi. Công tác xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm của nhà trường đều được triển khai, trong đó có dự báo về số học sinh và nhu cầu về số lượng giáo viên. Như vậy công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ mới chỉ dừng ở mức độ khái quát. Nguyên nhân của vấn đề này là

do cán bộ quản lý chưa thật quan tâm đến công tác dự báo, quy hoạch, chưa có cán bộ am hiểu về lĩnh vực này, chưa có sự đầu tư thích hợp cho việc dự báo quy hoạch. Công tác dự báo, quy hoạch cần được xem xét một cách tổng thể và toàn diện hơn. Để làm tốt vấn đề này khâu then chốt là phải thường xuyên thâm nhập thực tế, nắm bắt nhu cầu phát triển của ngành, của địa phương, tâm tư, nguyện vọng của người dân, của học sinh. Tích cực nghiên cứu thực tế để phát hiện kịp thời cơ sở cần gì. Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo nhằm thu hút người học. Chỉ có cách làm mới giúp nhà trường dự báo, quy hoạch số lượng học sinh và nhu cầu giáo viên sát thực hơn. Đặc biệt góp phần quan trọng cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ đạt kết quả cao hơn. Đối với công tác này, qua khảo sát ý kiến của giáo viên nhà trường có hơn 80% ý kiến giáo viên cho rằng rất cần thiết phải dự báo quy hoạch đội ngũ giáo viên.

2.3.5.2. Quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên

Quản lý, tổ chức, thực hiện chế độ chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý. Chế độ chính sách có tác dụng lớn đến tinh thần, thái độ, hiệu quả công tác của giáo viên. Nếu chế độ chính sách phù hợp, giải quyết kịp thời thì sẽ có ý nghĩa thúc đẩy tinh thần làm việc, kích thích thi đua, tạo sự công bằng, đoàn kết trong cơ quan; nếu chế độ chính sách chưa phù hợp, giải quyết chưa thỏa đáng sẽ gây bất bình, tư tưởng chán nản cho người lao động nói chung, giáo viên nói riêng. Do vậy việc chỉ đạo thực hiện chính sách đối với giáo viên một cách kịp thời, đầy đủ là rất cần thiết và vô cùng quan trọng.

Xác định được điều đó, trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn song Trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ đã và đang từng bước thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ viên chức nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.

Bảo đảm thường xuyên, đúng thời hạn, đúng chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp giáo viên; Bảo đảm chế độ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Sau mỗi cuộc thi như: thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi… nhà trường đều tổ chức đánh giá, bình xét thi đua, nhất là vào các dịp sơ kết học kỳ; Tổng kết năm học, xếp loại tập thể, cá nhân tiêu biểu để động viên, khen thưởng. Cách làm trên đã giúp cho cán bộ, giáo viên và học sinh phấn khởi và là động lực quan trọng để thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn tốt hơn. Bên cạnh việc khen thưởng thì việc xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm quy định, quy chế cũng được nhà trường xử lý kịp thời, chính xác tạo sự công bằng nghiêm minh, nề nếp trong nhà trường.

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà trường TT Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1 Định mức công tác giáo viên 80.9 17.2 1.9

2 Phụ cấp nghề nghiệp 100

3 Hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo,

bồi dưỡng 71.4 18.1 10.5

4 Thi đua, khen thưởng 76.1 16.2 7.7

5 Quy định về công tác phí 74.2 16.1 6.5 3.2 6 Quy định về chế độ hướng dẫn thực tập,

viết giáo trình 68.5 20.1 11.4

7 Quy định về chế độ lương cho giáo viên

hợp đồng 82.9 17.1

2.3.5.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự học tập nâng cao trình độ của giáo viên

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những năm gần đây, nhà trường đã luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Hiện nay, nhà trường đang

có 17 cán bộ, giáo viên đang theo học cao học các chuyên ngành: Quản lý giáo dục, quản trị kinh doanh, điện, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, tin học; 100% cán bộ, giáo viên được đi học bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Việc nghiên cứu khoa học, tự học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cũng được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, việc duy trì tổ chức Hội giảng cấp trường, thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp bộ, toàn quốc, tham gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại vào giảng dạy đã góp phần quan trọng vào công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường.

- Tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên:

+ Thạc sĩ: 16 (BGH: 01, Cán bộ QL: 05, Giáo viên: 10)

Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự học tập nâng cao trình độ của giáo viên đã được quan tâm, song vấn đề này vẫn còn bị động, chưa có quy hoạch mục tiêu, đối tượng rõ ràng. Để làm tốt công tác này phải có sự quan tâm, đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho từng chuyên ngành, từng đối tượng theo phương hướng phát triển chung của nhà trường.

2.3.5.4. Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên

Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Việc bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy được năng lực, sở trường của họ mà còn giúp họ yên tâm, nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ đã có nhiều đổi mới và dần hợp lý. Công tác bổ nhiệm, đề bạt, tuyển dụng được làm nghiêm túc, đúng quy trình. Song do đội ngũ giáo viên còn thiếu, số lượng giáo viên giữa các khoa, các chuyên ngành chưa cân đối... nên việc bố trí, sắp xếp còn gặp nhiều khó khăn: Có giáo viên phải dạy quá

nhiều giờ (do chuyên ngành đông học sinh), có giáo viên lại quá ít giờ (do chuyên ngành khó tuyển, ít học sinh). Một số chuyên ngành như: Điện, Tin học, Kinh tế... còn thiếu giáo viên, song việc tuyển dụng lại rất khó khăn do khi ra trường họ có thể xin được công việc có mức lương cao hơn nhiều (làm công ty nước ngoài) nên nhà trường vẫn phải mời và hợp đồng với giáo viên các trường khác.

Từ thực tế trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải luôn sáng tạo, năng động để đề ra hướng giải quyết những bất cập trong việc sử dụng đội ngũ như: tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, xã hội, mở các ngành đào tạo mới phù hợp với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề cơ điện Đông Nam Bộ (Trang 64 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w