Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề cơ điện Đông Nam Bộ (Trang 49)

Bảng 2.1: Các nghề và bậc nghề đào tạo của Trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ

Số TT Trình độ đào tạo và tên nghề Thời gian đào tạo (năm) Quy mô đào tạo

Dự kiến tuyển sinh đến 2017 2013 2014 2015 2016 2017 I Cao đẳng nghề 1.200 380 500 800 1000 1.200 1 Công nghệ ôtô 2-3 75 75 120 130 150 2 Cơ khí chế tạo 2-3 75 90 140 150 220 3 Quản trị mạng máy tính 2-3 60 95 150 200 220

4 Điện công nghiệp 2-3 100 100 150 200 230

5 Điện tử Công nghiệp 2-3 50 90 120 150 6 Kế toán doanh nghiệp 2-3 70 90 150 200 230 II Trung cấp nghề 2.000 1.680 1.700 1.900 1.940 2.000 1 Công nghệ ôtô 1-3 200 200 250 250 250 2 Cơ khí chế tạo 1-3 210 230 250 280 290 3 Quản trị mạng máy tính 1-3 250 250 300 300 350

4 Điện công nghiệp 1-3 400 400 400 400 450

5 Vận hành máy thi công 1-3 200 200 200 200 200 6 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 1-3 120 120 150 160 160 7 Kế toán doanh nghiệp 1-3 300 300 350 350 300

2.2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG, CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẦN TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO KHOA XE-MÁY KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ KHOA KINH TẾ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN PHÒNG CÔNG TÁC HỌC SINH PHÒNG QUẢN TRỊ- ĐỜI SỐNG TRUNG TÂM TIN HỌC-NN KHU TẬP THỂ CB-GV THƯ VIỆN

2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cán bộ quản lý Trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ

2.2.5.1. Hiệu trưởng

Nhiệm vụ của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định tại Điều lệ mẫu Trường Trung cấp nghề, các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng tư vấn đã thảo luận thông qua các kỳ họp.

Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của nhà trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của Pháp luật.

Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và người học.

Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.

Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

Quyền của Hiệu trưởng:

Quyết định các biện pháp để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định.

Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ, viên chức theo quy định của Bộ, của Pháp luật và quy chế tổ chức hoạt động của Trường.

Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, viên chức học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.

Quyết định bổ nhiệm các chức vụ trưởng phòng, khoa, bộ môn trực thuộc và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ dạy nghề của trường theo phân cấp quản lý Nhà nước.

Cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.2.4.2. Các Phó Hiệu trưởng Trường

Giúp Hiệu trưởng trong công việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường.

Quyền hạn và trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng trong quản lý, điều hành hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực theo sự phân công của Hiệu trưởng. Khi giải quyết công việc do Hiệu trưởng giao được sử dụng quyền của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.

2.2.5.3. Các Trưởng phòng chức năng

Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị; tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ phòng.

Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng phòng

Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng được quy định trong quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng, khoa, tổ, trung tâm trong nhà trường.

Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.

Được hiệu trưởng phân cấp trong quản lý cán bộ, nhân viên trong đơn vị mình và chịu sự quản lý liên thông về mặt nhân sự của Ban tham mưu hành chính.

2.2.5.4. Trưởng các khoa, Trưởng các bộ môn và Giám đốc các Trung tâm trực thuộc trường

Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Giám đốc Trung tâm trực thuộc trường là người đứng đầu đơn vị Khoa, Bộ môn, Trung tâm, chịu trách nhiệm

trước Hiệu trưởng về các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa, Bộ môn, Trung tâm.

Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Giám đốc Trung tâm trực thuộc trường

Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của khoa, Bộ môn, Trung tâm. Được Hiệu trưởng phân cấp quản lý giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nhận xét, đánh giá về viên chức thuộc Khoa, Bộ môn, Trung tâm.

2.2.5.5. Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn và phó Giám đốc Trung tâm

Giúp việc Trưởng phòng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Giám đốc Trung tâm.

2.2.5.6. Tổ trưởng các bộ môn trực thuộc khoa

Tổ trưởng bộ môn thuộc khoa là người đứng đầu tổ bộ môn thuộc khoa, chịu trách nhiệm trước khoa về mọi hoạt động của bộ môn.

Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng các bộ môn trực thuộc khoa

Tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác thuộc nhiệm vụ, chức năng của Bộ môn thuộc khoa và công tác khác do Hiệu trưởng giao.

Thực hiện sự chỉ đạo phân công của trưởng khoa và chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các mặt công tác thuộc chức năng nhiệm vụ.

2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ

2.3.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên

Trong những năm gần đây, từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2011 – 2012, số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường hàng năm đều được bổ sung (chủ yếu là giáo viên). Năm học 2007 – 2008, số

cán bộ giáo viên là 83 (nhiều giáo viên đã được nghỉ chế độ theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế), đến năm học 2011 – 2012 tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 121. Hiện nay nhà trường được biên chế như sau:

- Ban giám hiệu;

- 05 phòng nghiệp vụ (Phòng đào tạo, phòng Tổ chức –Hành chính, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Công tác học sinh, phòng Quản trị - Đời sống);

- 01 trung tâm (trung tâm tin học và ngoại ngữ);

- 06 khoa (khoa Cơ khí Chế tạo, khoa Xe - Máy, khoa Điện - Điện tử, khoa Kinh tế, khoa Công nghệ thông tin, khoa khoa học cơ bản).

Bảng 2.2: Thống kế số lượng số lớp, học sinh và giáo viên

Năm học Số lớp Số học sinh Số giáo viên Ghi chú

2007 – 2008 65 2.200 80 2008 – 2009 67 2.250 87 2009 – 2010 70 2.500 96 2010 – 2011 77 2.685 103 2011 – 2012 79 2.724 105 - Tổng số CB-GV-CNV: 121 (nữ: 56) + Ban giám hiệu: 03

+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 118 (nữ: 56)

Với số lớp, số học sinh trên thì số lượng giáo viên tương đối đủ đảm bảo tỷ lệ 28 học sinh/giáo viên, song cơ cấu giáo viên theo ngành còn nhiều bất cập, vừa thừa lại vừa thiếu.

- Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi: Tổng số 105 giáo viên. Trong đó :

+ Độ tuổi từ 51 – 60 : 15 (nữ: 04) + Độ tuổi từ 46 – 50 : 18 (nữ: 06) + Độ tuổi từ 41 – 45 : 13 (nữ: 04) + Độ tuổi từ 36 – 40 : 10 (nữ: 07)

+ Độ tuổi từ 31 – 35 : 19 (nữ: 11) + Độ tuổi dưới 31 : 30 (nữ: 17) - Thống kê đảng viên và tổ chức đảng:

+ Tổng số: 42 (nữ: 18 )

chia ra: - BGH: 03

- Giáo viên: 39 (nữ: 18) - Thống kê giáo viên dạy giỏi :

+ Số Giáo viên giỏi : 59 giáo viên + Cấp trường : 59 giáo viên

+ Cấp tỉnh : 27 giáo viên

+ Cấp bộ : 15 giáo viên

+ Cấp toàn quốc : 9 giáo viên

2.3.2. Thực trạng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của đội ngũ giáo viên

Bảng 2.3: Thực trạng phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị của giáo viên TT Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1 Chấp hành chủ trương, chính sách pháp

luật của Đảng và Nhà nước

1.1 Chấp hành chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước 87.6 9.5 2.9

1.2

Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước

57.1 19 15.2 8.7

1.3

Tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của Trường, của ngành, địa phương

66.6 22.8 10.6

1.4 Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các

2 Yêu nghề, tận tụy với nghề

2.1 Đối xử công bằng, không thành kiến

với học sinh 84.7 9.5 3.8

2.2 Hướng dẫn học sinh phương pháp học

tập, thực hành, biểu diễn… 71 16.1 9.7 3.2 2.3 Tham gia các hoạt động chuyên môn,

nghiệp vụ 87.1 9.7 3.2

2.4

Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của học sinh

56.1 22.8 13.3 7.8

3 Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp

3.1 Hoàn thành các công việc được giao 71.9 17.8 10.3 3.2 Lối sống trung thực, giản dị và lành

mạnh, gương mẫu trước học sinh 74.2 16.1 9.7

3.3 Tinh thần học hỏi, giúp đỡ đồng đội 64.7 19.1 12.9 3.3 3.4 Tham gia xây dựng tập thể nhà trường

vững mạnh 52.3 23.8 14.8 9.1

4 Ý thức tự học, tự bồi dưỡng

4.1 Có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ 71 16.1 9.7 3.2

4.2 Tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng

thường xuyên của trường và của ngành 84.7 10.9 4.4 4.3

Ý thức tìm tòi để vận dụng các phương pháp mới vào giảng dạy, giáo dục học sinh

58.1 19.3 16.1 6.5 Kết quả bảng trên cho thấy:

- Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước + Hầu hết giáo viên chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 87.6%, có 9.5% giáo viên chấp hành khá và chỉ có 2.9% chưa chấp hành tốt.

+ Có 57.1% giáo viên thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước, có 19% khá, 15.2% trung bình, có 8.7% chưa đạt yêu cầu

+ Có 66.6% giáo viên tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của Nhà trường, của địa phương, có 22.8% khá, 10.6% trung bình.

+ Có 63.8% hoàn thành tốt việc giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên, có 18% khá, 12.3% trung bình, có 5.9% chưa đạt yêu cầu.

- Yêu nghề, tận tụy với nghề:

+ Có 84.7% giáo viên làm tốt việc đối xử công bằng với học sinh, không thành kiến với học sinh, có 9.5% khá, 3.8 trung bình

+ Có 71% giáo viên thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh học tập, thực hành, biểu diễn…. Có 16.1% khá, 9.7% trung bình và 3.2% chưa đạt yêu cầu

+ Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ có 87.1% giáo viên thực hiện tốt, 9.7% khá và 3.2% trung bình

+ Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của học sinh có 56.1% giáo viên thực hiện tốt, 22.8% khá, 13.3% trung bình và 7.8% chưa đạt yêu cầu

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp

+ Có 71.9% giáo viên hoàn thành tốt các công việc được giao, có 17.8% khá, 10.3% trung bình

+ Số giáo viên có lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh, gương mẫu trước học sinh ở mức độ tốt là 74.2%, khá là 16.1%, trung bình là 9.7%

+ Số giáo viên có tinh thần học hỏi, giúp đỡ đồng nghiệp ở mức độ tốt là 64.7%, khá 19.1%, trung bình 12.9% và chưa đạt yêu cầu 3.3%

+ Số giáo viên tích cực tham gia tập thể nhà trường vững mạnh ở mức độ tốt là 52.3%, khá là 23.8%, trung bình là 14.8% và chưa đạt yêu cầu là 9.1%

- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng

+ Có 71% giáo viên có nhu cầu và kế hoạch tốt để tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, có 16.1% khá, 9.7% trung bình và 3.2% chưa đạt yêu cầu

+ Tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của trường và của ngành 84.7% tham gia tốt, 10.9% khá, 4.4% trung bình

+ 58.1% giáo viên có ý thức tốt trong công việc tìm tòi, học hỏi để vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, 19.3% khá, 16.1% trung bình và 6.5% chưa đạt yêu cầu

Qua kết kết quả điều tra thực trạng về phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức của đội ngũ giáo viên cho thấy:

+ Hầu hết giáo viên có lập trường tư tưởng Chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách Pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của nhà trường, các nhiệm vụ chính trị của cấp trên giao cho. Tuy nhiên, số giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên, tuyên truyền mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn chiếm tỷ lệ thấp.

+ Đa số giáo viên có lòng yêu nghề, say mê, tận tụy với nghề, đối xử công bằng và không thành kiến với học sinh, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên vẫn có những giáo viên còn dao động, chưa thật sự yên tâm công tác. Việc cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của học sinh chưa được giáo viên quan tâm.

+ Số đông giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh, gương mẫu trước học sinh. Song việc học hỏi, giúp đỡ đồng nghiệp,

tham gia xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh tỷ lệ chưa cao. Đây là một hạn chế lớn đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

+ Phần lớn giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thể hiện ở việc tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của trường, của ngành, có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng (về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học), bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế; ý thức tìm tòi, học hỏi để vận dụng phương pháp mới vào

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề cơ điện Đông Nam Bộ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w