Các biện pháp bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỘI CHI NGÂN SÁCH 1 Các giải pháp kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước

1.3. Các biện pháp bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

1.3.1. Vay trong nước

Được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu chính phủ là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, Trái phiếu chính phủ gồm các loại ký danh và vô danh được phát hành dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc , trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình, Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước tạm thời trong năm tài chính. Trái phiếu kho bạc là loạt trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách nhà nước được duyệt. Và trái phiếu công trình là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, huy động cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư của nhà nước. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ là một biện pháp quan trọng để tập trung nguồn vốn cho ngân sách nhà nước. Bởi vì phát hành trái phiếu không làm tăng thêm lượng tiền cần thiết lưu thông trên thị trường, không làm tăng sức mua chung của xã hội, chủ động trong đầu tư, và nhờ hình thức này mà nhà nước có thể tập trung vốn cho việc xây dựng cơ cở hạ tầng và những công trình trọng điểm thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu cần phải chú ý là không thể dùng biện pháp hành chiùnh quá nhiều để phát hành trái phiếu một cách bắt buộc, cũng không thể quy định thời gian hoàn trả quá dài. Theo kinh nghiệm của một số nước, việc phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lãi suất, nhất là lãi suất thực, và vì thế giá cả có xu hướng gia tăng. Mặt khác, nếu Chính Phủ tăng cường vay nợ trong nước, số tiết kiệm của dân cư giảm, sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân ,và vì thế hạn chế sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác vào sự phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, vay nợ trong nước cần chú ý tới:

- Cắt giảm trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm và 2 năm, thay vào đó phát hành trái phiếu chính phủ 5 năm 10 năm. Gắn dự án đầu tư với từng loại trái phiếu cụ thể, có kế hoạch chủ động trả nợ.

- Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao thanh khoản. Thị trường trái phiếu đã được hình thành thông qua các sở giao dịch chứng khoán, tuy nhiên đối tượng trao đổi chủ yếu

vẫn là các tổ chức, giao dịch với khối lượng lớn, cá nhân chưa tiếp cận làm cho họ không muốn nắm giữ trái phiếu; ngoài ra cần phát triển thị trường chứng khoán phái sinh có nguồn gốc từ trái phiếu. Điều này một phần giảm thiểu rủi ro và chi phí quản lý nợ công trung và dài hạn. Chính phủ linh hoạt trong việc vay nợ để bù đắp bội chi, bớt đi chi phí dịch vụ nợ. Cải thiện hiệu quả trong việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong tài trợ bội chi NSNN, tuân thủ cơ chế quan hệ giữa con nợ và chủ nợ đúng theo quy luật thị trường.

- Tôn trọng nguyên tắc những khoản tạm ứng từ NHNN để bù đắp sự mất cân đối tạm thời của NSNN cần phải được hoàn trả lại trong năm tài chính. Có như vậy mới không gây khó khăn cho NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ

1.3.2. Vay nợ nước ngoài

Để bù đắp thiếu hụt ngân sách dành cho chi đầu tư phát triển kinh tế, khi vay trong nước không đáp ứng đủ. Vay nợ nước ngoài của Chính phủ có 3 loại: vay từ nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế ( Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát tiển Châu Á , Quỹ tiền tệ quốc tế) và vay bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài. Vay nợ nước ngoài của Chính phủ phải hướng vào các nguồn lớn và có lãi suất ưu đãi. Khoản vay này ở nước ta chiếm vị trí quan trọng trong nguồn bù đắp bội chi ngân sách.

Từ năm 1993 đến nay, tỉ lệ vay nợ Nhà nước có xu hướng tăng do Nhà nước đã thực hiện các bước xử lý nợ thích hợp, góp phần vào việc bình thuờng hoá quan hệ với các nước chủ nợ, đồng thời tiềm năng phát triển kinh tế của nước ta trong vài năm gần đây đã có sức thuyết phục tạo điều kiện cho Nhà nước vay được nhiều nguồn vốn ở các tổ chức khác nhau trên thế giới. làm cho nguồn vốn tăng nhanh, Nhà nước có điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế trọng điểm tạo sức phát triển kinh tế một cách vững chắc. Tuy nhiên, vì đây là khoản vay nợ, do đó cần phải tính đến khoản thanh toán lãi và trả nợ gốc khi đến hạn. Các khoản vay nợ dù được tiến hành dưới hình thức nào (vay ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài) cũng cần tính đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn đầu tư. Mặt khác, trong điều kiện một số loại ngoại tệ đang có xu hướng tăng giá, phải tính toán chặt chẽ mức vay, nhằm ngăn chặn rủi ro do biến động về tỉ giá hối đoái, gánh nặng nợ nần chồng chất. Đối với việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, và trong tương lai sẽ trực tiếp tham gia vào thị trường vốn, thị

trường chứng khoán với các nước trên thế giới. Tuy vậy, Nhà nước phải lưu ý đến việc tính toán chặt chẽ lãi suất, khả năng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.

Về vốn vay ODA cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân trên cơ sở: xúc tiến thủ tục tiếp nhận và thực hiện sự án; tạo ra tương thích giữa ký kết hiệp định vay nợ với chuẩn bị nguồn lực yêu cầu vốn đối ứng; giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tái định cư; nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá.

Việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế là một việc làm mới mẻ song chính phủ đã đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên cần phải cần thận trọng, nghiên cứu và chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho việc lập kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm đạt hiệu quả cao. Các yếu tố cơ bản cần phải đặc biệt quan tâm trong kế hoạch phát hành trái phiếu gồm:

a. Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia:

Hệ số tín nhiệm là đánh giá khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả tiền gốc và lãi của chính phủ phát hành. Hệ số tín nhiệm không chỉ cần thiết đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các khoản vay thương mại. Với các nước phát triển hệ số tín nhiệm cao có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay thương mại. Còn đối với các nước đang phát triển, đang được hưởng ưu đãi qua các khoản vay ODA nên việc đưa ra hệ số tín nhiệm thấp có thể gây khó khăn cho các khoản vay thương mại, còn nếu càng cao thì thuận lợi cho vay thương mại nhưng ngược lại sẽ giảm đi những ưu đãi về vay ODA. Công tác đáng giá về hệ số tín nhiệm quốc gia được thực hiện bởi công ty xếp hạn tín nhiệm do Chính phủ lựa chọn thuê. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hạng mức tín nhiệm như:

+ Điều hành chính sách tài khoá chủ động, hạn chế thâm hụt ngân, kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý dưới hai con số.

+ Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo định hướng kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái

+ Tăng tốc cho tiến trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh

+ Xây dựng dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh b. Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành:

Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành. Thông thường có thể là một tập

đoàn tài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế, đã từng giúp một số quốc gia trong khu vực phát hành. Việc lựa chọn sẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất cho chính phủ phát hành. Vì vậy các định chế tài chính quốc tế, hoặc các ngân hàng lớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành.

c. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu phát hành là tình hình lãi suất thực tế trên thị trường tài chính quốc tế tại thời điểm phát hành. Thông thường giá trái phiếu được tính dựa trên trái phiếu kho bạc của Mỹ, mà một trong những yếu tố cấu thành lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là mức lãi suất cơ bản do Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố.

Ngoài ra, chính phủ phát hành còn phải tìm hiểu về quy mô, giá cả của các loại trái phiếu mới phát hành, cũng như dự tính quy mô của các đợt phát hành tiếp theo để có thể đánh giá chính xác mức cung trái phiếu trên thị trường.

d. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu:

Yêu cầu về các loại tài liệu thông thường găn với hình thức phát hành. Trong trường hợp phát hành rộng rãi ra công chúng gồm cả các nhà đầu tư tư nhân, thì các yêu cầu về thủ tục đăng ký, niêm yết cũng như các tài liệu có liên quan rất khắt khe, bắt buộc phải cung cấp.

Có thể kết luận rằng, phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. Cũng như mọi vấn đề điều tồn tại hai mặt, nguồn vốn dồi dào của thị trường vốn quốc tế đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, nhưng cũng chính nguồn vốn này nếu không có những biện pháp quản lý sử dụng tốt sẽ gây những tác động đảo ngược, tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, để tiếp cận, khai thác nguồn vốn này Nhà nước cần thận trọng, nghiên cứu phân tích diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế, nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cũng như những nội dung cần thiết đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế thành công.

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w