Phân cấp tài chính giữa các cấp ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Theo luật NSNN 2002, nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể của mỗi cấp chính quyền đã được phân định khá rõ 25ang theo nguyên tắc: ngân sách Trung ương giữ các nguồn thu quan trọng và đảm nhận những nhiệm vụ chi chủ yếu; theo thời gian, ngân sách địa phương được mở rộng quyền tự chủ trong khai thác các nguồn thu tại chỗ để thực hiện các khoản chi quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Kết quả là NSĐP từ chỗ chiếm trung bình 45% tổng chi NSNN giai đoạn 1997-2002 lên mức trung bình 52.4% giai đoạn 2003- 2007. Điều này tạo nền tảng cơ bản cho địa phương chủ động nhằm cân đối ngân sách tích cực hơn.

Biểu đồ 7

Phân cấp chi Ngân sách trung ương và địa phương qua các năm:

2003 2004 2005 2006 2007 NSTW 95,189 110,955 136056 161353 203344 NSĐP 85,994 103,221 126641 146705 177441 Tổng chi 181,183 214,176 262697 308058 380785 % NSTW 52,54% 51,81% 51,79% 52,38% 53,40% % NS ĐP 47,46% 48,19% 48,21% 47,62% 46,60% (Nguồn: Bộ Tài Chính) Bảng 3

Để thực hiện nhiệm vụ chi được phân cấp, cơ cấu nguồn thu phân định được chia thành 3 nhóm: các khoản thu 100% của NSTW; các khoản thu 100% của NSĐP; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.

Tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương với ngân sách cấp tỉnh do Chính phủ quyết định. Tỷ lệ này được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu được phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh theo công thức:

Tỷ lệ phần trăm (%) = (A – B – C)/D

Trong đó, A: tổng số chi ngân sách địa phương; B: tổng số thu địa phương được hưởng 100%; C: phần mà địa phương được hưởng từ tổng số thu phân chia giữa Trung ương và địa phương; D: tổng số các khoản thu được phân chia giữa NSTW với ngân sách tỉnh. Sau khi tỷ lệ phân chia được xác định, sẽ được giữ ổn định từ 3 – 5 năm. Trường hợp tỷ lệ này lớn hơn 100% thì địa phương sẽ được hưởng toàn bộ số thu phân chia theo tỷ lệ, phần còn thiếu sẽ được cấp bổ sung. Trường hợp tỷ lệ này là 100%

nghĩa là tỉnh tự cân đối. Trường hợp tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì NSTW sẽ điều tiết bớt nguồn thu phát sinh trên địa bàn địa phương này.

Như vậy, ngân sách trung ương phải thực hiện nhiệm vụ cân đối cho các ngân sách cấp tỉnh, hay thực tế là phải bao cấp cho các tỉnh không thể tự đảm bảo được chi ngân sách với số chi NSĐP lớn hơn tổng số thu địa phương được hưởng 100% và số thu phân chia. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 1996 - 2003 cả nước có trên 60 tỉnh – thành nhưng chỉ có 5 tỉnh – thành tự cân đối được ngân sách, trên 55 tỉnh thành còn lại trung ương phải cấp bổ sung. Sang giai đoạn từ năm 2004 đến nay, cùng với chính sách đẩy mạnh phi tập trung hóa trong quản lý NSNN, địa phương được mở rộng quyền tự chủ hơn, một số loại thuế trước đây thuộc khoản thu 100% của NSTW, nay được chuyển thành khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa NSTW và NSĐP, như: toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước. Hiện nay chỉ có 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỉ lệ phân chia nhỏ hơn 100%, tức là không phải nhận trợ cấp từ NSTW, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ.

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w