Guenee.) trên các giống lúa nghiên cứu
Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalorcocis medinalis Guenee.) có mặt ở khắp các vùng trồng lúa của nước ta, sâu phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 25-29 0C, ẩm độ lớn hơn 90%, đặc biệt là trong điều kiện mưa nắng xen kẽ. Sâu tuổi 1 gặm ăn chất xanh ở mép lá, từ tuổi 2 bắt đầu nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao phẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành các vệt trắng dài. Cây lúa bị phá hại nặng nhìn ruộng lúa bạc trắng. Sâu non có màu xanh lá mạ, trước khi hóa nhộng chuyển sang màu vàng. Mức độ bị hại của cây lúa phụ thuộc vào giống, giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ bón phân. Kết quả nghiên cứu về diễn biễn mật đô sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng được thể hiện ở bảng 4.4 và biểu đồ 1.
Bảng 4.4: Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa nghiên cứu Đơn vị:con/m2 STT GĐĐT Giống ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CS 1 G1 1 2 4 3 5 4 2 G2 3 4 5 6 8 5 3 G3 1 2 3 5 6 3 4 G4 0 0 1 2 4 3 5 G5 1 2 2 3 4 2 6 G6 0 3 4 6 8 6 7 G7 0 1 2 3 3 2 8 G8 0 1 2 2 3 1 9 G9 1 3 4 5 7 5 10 G10 0 2 4 4 5 3 11 G11 0 1 1 3 5 3 12 G12 0 1 3 4 5 3 13 G13 2 4 4 7 8 6 14 G14 0 1 2 4 5 4 15 G15 0 0 2 2 3 1 16 G16 2 4 6 7 7 5 17 G17 0 1 2 3 5 4 18 G18 0 2 2 2 4 2 19 G19 2 3 5 6 7 3 20 G20 0 1 2 3 4 3 21 G21 0 0 2 2 4 2 22 G22 1 2 4 5 8 4 23 G23 0 1 2 3 4 2 24 KD(Đ/C) 1 3 4 3 5 3
Biểu đồ 1: Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ qua các giai đoạn điều tra
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 1 chúng tôi có nhận xét:
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trên các giống lúa nghiên cứu từ giai đoạn đẻ nhánh rộ. Ở giai đoạn này chỉ mới một số giống có với mật độ rất thấp 1-3 con/m2., G2 có mật độ cao nhất là 3 con/m2.Càng về sau mật độ càng tăng và đạt đỉnh cao vào giai đoạn trổ hoàn toàn, đến giai đoạn lúa chin sáp thì mật độ giảm xuống. Nguyên nhân là do vào giai đoạn đầu từ 3 lá đến khi lúa bắt đầu đẻ nhánh trùng vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 nền nhiệt độ thấp, chất dinh dưỡng trong lá chưa nhiều không thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển. Bước sang giai đoạn đẻ nhánh rộ vào cuối tháng 2 nền nhiệt độ tăng lên, nhiệt độ trung bình 23,10C, số lá nhiều và kích thước lá tăng, trước đó vào ngày 23/2 chúng tôi đã tiến hành bón thúc đòng, điều kiện thời tiết và chất dinh dưỡng ở lá tạo điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh. Tuy nhiên, mới ban đầu nên mật độ còn thấp. Càng về sau các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì lượng trứng sâu cuốn lá nở ra càng nhiều. Bốn giống bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ nặng hơn cả là G2, G6, G13, G19 mật độ giao động từ 6 -7 con/m2, đạt cao nhất vào giai đoạn trổ hoàn toàn với mật độ 7 – 8 con/m2. Ba giống bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ nhẹ nhất là G7, G8, G15, ở giai đoạn trổ hoàn toàn mật độ cũng chỉ có 3 con/m2. Nguyên nhân một phần cũng là do đặc tính của giống, qua điều tra chúng tôi thấy các giống G2, G6, G13, G19 có đặ điểm là cao cây, xanh tốt, trổ lai rai không tập trung điều này đã tạo thuận lợi cho sâu cuốn lá phát triển. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ đạt đỉnh cao ở tất cả các giống vào giai đoạn trổ hoàn toàn nguyên nhân là do vào giai đoạn này trùng vào đầu tháng 4 nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình là 25,50C thường xuyên có mưa nắng xen kẽ, ẩm độ trung bình 89%, kích thước lá cũng đạt cao nhất rất thuận lợi cho sâu cuốn lá phát triển. Khi cây lúa bước vào giai đoạn chin chất dinh dưỡng trong lá giảm đi, mặt khác, qua điều tra chúng tôi thấy mật độ của nhện là thiên địch bắt mồi ăn thịt của sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn trổ là rất cao. Chúng góp phần làm giảm sâu cuốn lá nhỏ, đến khi lúa chín sáp thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ giảm đi đáng kể, mật độ ở hầu hết các giống chỉ giao động từ 1
Kết quả điều tra cho thấy trong 24 giống lúa nghiên cứu thì hầu hết các giống đều bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có 4 giống G2, G6, G13, G19 bị sâu cuốn lá hại nặng, 3 giống G7, G8, G15 bị hại nhẹ nhất còn lại 17 giống bị hại ở mức độ trung bình.