Diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh của bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009 (Trang 37)

solani Palo.) trên các giống lúa nghiên cứu

Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy rằng ngoài bệnh đốm nâu thì bệnh khô vằn là bệnh thứ hai xuất hiện phổ biến và gây thiệt hại đáng kể cho các giống luá nghiên cứu.

Bệnh khô vằn xuất hiện ở thời kỳ lúa đẻ rộ, đứng cái, làm đòng cho đến chín, hại ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Vết bệnh thường lan thành các đám vằn da hổ màu xám lục đến xám trắng, bệnh nặng lá khô lụi, lúa khó trổ, hạt lép.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng của lúa, chế độ nước, phân bón và mật độ cấy.

Quá trình điều tra chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.6a, 4.6b và biểu đồ 3a, 3b.

Bảng 4.6a: Diễn biến tỷ lệ bệnh khô vằn trên các giống nghiên cứu Đơn vị tính: % STT GĐĐT Giống ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CS 1 G1 14,0 16,0 18,0 30,0 32,0 36,0 2 G2 10,0 10,0 12,0 20,0 24,0 28,0 3 G3 10,0 12,0 14,0 20,0 24,0 26,0 4 G4 10,0 12,0 14,0 22,0 26,0 28,0 5 G5 12,0 18,0 18,0 28,0 34,0 36,0 6 G6 14,0 18,0 18,0 28,0 32,0 34,0 7 G7 14,0 18,0 20,0 28,0 30,0 34,0 8 G8 12,0 12,0 14,0 22,0 24,0 28,0 9 G9 10,0 14,0 20,0 24,0 26,0 30,0 10 G10 12,0 14,0 18,0 22,0 24,0 28,0 11 G11 14,0 16,0 18,0 26,0 28,0 30,0 12 G12 10,0 14,0 16,0 20,0 22,0 26,0 13 G13 12,0 16,0 18,0 28,0 32,0 34,0 14 G14 8,0 14,0 16,0 24,0 26,0 30,0 15 G15 6,0 12,0 14,0 18,0 20,0 24,0 16 G16 6,0 8,0 8,0 16,0 18,0 22,0 17 G17 12,0 14,0 18,0 20,0 24,0 26,0 18 G18 4,0 6,0 8,0 12,0 14,0 16,0 19 G19 8,0 10,0 12,0 18,0 20,0 24,4 20 G20 2,0 4,0 8,0 16,0 18,0 22,0 21 G21 14,0 16,0 20,0 24,0 26,0 30,0 22 G22 12,0 18,0 20,0 26,0 28,0 30,0 23 G23 14,0 20,0 20,0 32,0 34,0 36,0 24 KD(Đ/C) 12,0 18,0 20,0 24,0 28,0 30,0

Bảng 4.6b: Diễn biến chỉ số bệnh khô vằn trên các giống nghiên cứu Đơn vị tính: % STT GĐĐT Giống ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CS 1 G1 2,9 3,1 3,8 4,7 5,8 6,2 2 G2 1,6 2,0 2,9 4,0 4,2 5,1 3 G3 1,6 3,1 3,3 3,1 4,2 4,7 4 G4 1,3 2,2 3,1 4,9 4,2 7,1 5 G5 1,8 2,9 4,0 6,0 6,0 6,7 6 G6 2,0 2,9 4,7 4,9 6,2 4,2 7 G7 2,0 3,6 3,3 5,8 5,7 6,9 8 G8 1,3 3,3 3,1 4,2 4,9 5,8 9 G9 2,0 3,1 3,7 4,4 3,8 5,3 10 G10 1,6 3.3 3,1 4,2 4.9 5,8 11 G11 1,6 2,2 4,4 6,4 6,2 6,4 12 G12 1,1 2,0 2,7 4,4 4,2 5,3 13 G13 3,1 3,3 4,7 4,0 4,9 5,6 14 G14 1,8 2,4 2,2 5,3 5,1 4,9 15 G15 0,9 1,3 2,2 3,3 4,0 3,7 16 G16 0,2 0,9 1,3 3,6 3,3 4,0 17 G17 1,6 2,7 3,3 4,0 4,1 4,2 18 G18 0,4 0,7 2,0 2,2 2,9 4,7 19 G19 0,9 1,1 2,9 3,9 4,0 3,9 20 G20 0,2 0,9 1,3 2,2 3,1 5,2 21 G21 2,4 2,4 3,3 4,0 5,1 4,0 22 G22 1,8 3,1 3,7 4,2 5,3 5,7 23 G23 2,4 3,8 3,6 5,3 6,9 6,4 24 KD(Đ/C) 1,3 2,4 3,1 4,4 5,8 6,4

Bệnh khô vằn xuất hiện muộn hơn so với bệnh đốm nâu, từ giai đoạn đẻ nhánh rộ bệnh mới bắt đầu xuất hiện, hầu hết các giống đều bị ở giai đoạn này. Bệnh tăng dần về sau của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nguyên nhân là do vào giai đoạn đầu từ 3 lá đến đẻ nhánh nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18,50C, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của 3 đợt không khí lạnh tăng cường không thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh và phát triển. Cuối tháng 2 trùng với giai đoạn đẻ nhánh rộ nền nhiệt độ tăng lên, ẩm độ không khí cũng khá cao thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh, phát triển. Vì thế trên hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh khô vằn nhưng mức độ nặng nhẹ giữa các giống là không giống nhau. Ba giống bị bệnh nặng nhất là G1, G7, G23 với tỷ lệ là 14,0% và chỉ số bệnh tương ứng là 2,9%; 2,0%; 2,4%. Ba giống bị nhiễm nhẹ nhất là G16, G20, G18 với tỷ lệ bệnh tương ứng là 6,0%; 2,0%; 4,0% và chỉ số bệnh tương ứng là 0,2%; 0,2%; 0,4%. Càng về các giai đoạn sau bệnh phát triển càng nặng là do sau khi kết thúc đẻ nhánh mật độ tăng lên làm cho độ ẩm ở ruộng tăng lên, mà nền nhiệt độ cũng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn phát triển. Đến giai đoạn trổ và chín cây lúa tập trung dinh dưỡng vào nuôi hạt các lá già phía dưới héo rủ xuống gặp nước tạo độ ẩm lớn cho bề mặt ruộng, thuận lợi cho bệnh khô vằn phát triển. Bệnh đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa chin sáp. Bốn giống bị nhiễm bệnh nặng nhất là G7, G1, G5, G23 với tỷ lệ bệnh tương ứng là 34,0%; 36,0%; 36,0%; 36,0% và chỉ số bệnh tượng ứng là 6,9%; 6,2%; 6,7%; 6,6%. Bốn giống bị nhiễm bệnh nhẹ nhất là G18, G16, G20, G15 với tỷ lệ bệnh tương ứng là 16,0%; 22,0%; 22,0%; 24,0%.

Theo kết quả điều tra cho thấy bệnh khô vằn xuất hiện đồng đều trên tất cả các giống. Bốn giống bị nhiễm bệnh nặng nhất là giống G7, G1, G5, G23 và 4 giống bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ nhất là G18, G16, G20, G15, các giống còn lại nhiễm ở mức trung bình.

4.3. Diễn biến mật độ thiên địch bắt mồi ăn thịt trên các giống lúa nghiên cứu 4.3.1. Diễn biến mật độ của nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên các giống

lúa nghiên cứu

Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có rất nhiều loại nhện đều là thiên địch bắt mồi ăn thịt của các loại sâu trên đồng ruộng như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, rệp …Chúng góp phần lớn trong việc khống chế số lượng các loại sâu này trên đồng ruộng. Để dễ dàng trong việc theo dõi diễn biến mật độ của chúng trên các giống lúa chúng tôi gọi chung là nhện tổng số.

Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả mật độ của nhện tổng số qua các kỳ điều tra được thể hiện qua bảng 4.7 và biểu đồ 4

Bảng 4.7: Diễn biến mật độ nhện tổng số qua các kỳ điều tra của các giống lúa nghiên cứu

Đơn vị tính: con/m2 STT GĐĐT Giống 3 lá BĐĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CS 1 G1 1 2 2 3 2 6 7 3 2 G2 1 3 4 3 2 6 7 4 3 G3 0 1 2 2 1 5 4 2 4 G4 0 2 3 4 3 2 2 2 5 G5 0 5 5 2 1 5 3 2 6 G6 1 2 5 3 4 6 7 3 7 G7 0 2 3 2 3 5 7 3 8 G8 0 2 4 3 2 4 6 3 9 G9 0 0 2 4 3 5 8 4 10 G10 0 1 3 3 2 5 6 3 11 G11 0 2 3 4 2 5 6 3 12 G12 0 0 1 2 3 2 3 2 13 G13 1 2 3 2 3 4 6 3 14 G14 0 4 5 2 3 4 6 2 15 G15 0 4 5 4 3 5 6 1 16 G16 1 3 4 2 1 6 6 4 17 G17 0 2 3 2 2 3 4 1 18 G18 0 0 2 3 1 4 3 2 19 G19 1 4 5 3 4 7 9 4 20 G20 0 0 2 4 3 2 4 3 21 G21 0 0 2 3 3 2 2 2 22 G22 1 3 4 3 4 7 8 4 23 G23 0 1 2 5 3 3 2 3 24 KD(Đ/C) 1 4 3 5 4 3 4 2

Nhện xuất hiện rải rác trên một số giống ngay từ giai đoạn 3 lá như G1, G2, G6, G13, G16, G19, G22, KD nhưng với mật độ rất thấp chỉ 1 con/m2. Sau đó mật độ tăng dần vầ đạt đỉnh cao nhất vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, nguyên nhân là do vào giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh mật độ rệp xanh khá cao là nguồn thức ăn phong phú cho nhện, mặt khác vào giai đoạn đẻ nhánh rộ nền nhiệt độ cũng khá cao thích hợp cho nhện phát triển. Các giống có mật độ nhện cao là G5, G6, G14, G15, G19 với mật độ 5 con/m2. Các giống có mật độ nhện thấp là G2, G20, G21, G12, G9, G18 với mật độ 1 con/m2. Sau đó mật độ nhện giảm xuống đến giai đoạn làm đòng, nguyên nhân là do nguồn thức ăn bị giảm. Đến giai đoạn bắt đầu trổ mật độ nhện lại tăng lên và đạt cao điểm vào giai đoạn trổ hoàn toàn, nguyên nhân là do vào giai đoạn này mật độ sâu cuốn lá nhỏ tăng lên cao, thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho nhện phát sinh, phát triển. Ba giống có mật độ nhện cao là G9, G22 mật độ 8 con/m2, G19 mật độ 9 con/m2. Ba giống có mật độ nhện thấp là G4, G21, G23 với mật độ 2 con/m2. Khi lúa bước sang giai đoạn chin thì mật độ nhện giảm xuống do nguồn thức ăn giảm.

Qua điều tra cho thấy ba giống có mật độ nhện cao là G9, G19, G22, ba giống có mật độ nhện thấp là G4, G21, G23.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua những điều đã trình bày ở phần 4 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Phẩn ứng với rầy nâu của các giống lúa nghiên cứu:

- Ở thí nghiệm cốc mạ của IRRI trong 13 giống làm thí nghiệm thì 4 giống có biểu hiện kháng vừa là G13, G14, G20, G23, 4 giống có biểu hiện nhiễm là G4, G9, G19, KD, còn 5 giống có biểu hiện nhiễm vừa, không có giống nào có biểu hiện kháng hay nhiễm nặng,

- Ở thí nghiệm hộp mạ của IRRI cho thấy: 2 giống có biểu hiện kháng vừa là G14 và G20, còn lại 11 giống khác đều có biểu hiện nhiễm vừa đến nhiễm. không có giống nào có biểu hiện kháng hay nhiễm nặng.

2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa nghiên cứu:

- Sâu hại có 11 loài xuất hiện tại ruộng thí nghiệm, trong đó có một loài phổ biến là sâu cuốn lá nhỏ, 10 loài xuất hiện nhưng ít phổ biến. Về bệnh hại có 6 loại bệnh trong đó 2 loại bệnh phổ biến là bệnh đốm nâu và bệnh khô vằn, 4 bệnh có xuất hiện nhưng ít phổ biến là bệnh bệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa, bệnh lem lép hạt, bệnh khô đầu lá. Về thiên địch có 5 loài phổ biến là nhện chân dài và nhện lưới, còn nhện lycosa, bọ rùa đỏ, bọ xít mù xanh có xuát hiện nhưng ít phổ biến.

- Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện rải rác trên một số giống từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, tăng dần qua các giai đoạn sau và đạt cao nhất vào giai đoạn lúa trổ hoàn toàn. Bốn giống G2, G6, G13, G19 bị sâu cuốn lá nhỏ hại nặng nhất, ba giống G7, G8, G15 bị hại nhẹ nhất.

- Bệnh đốm nâu xuất hiện rải rác trên một số giống vào giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh, bị đồng đều ở tất cả các giống từ giai đoạn đẻ nhánh rộ. Bệnh tăng dần qua các kỳ điều tra. Trong 24 giống thì có bốn giống bị nhiễm đốm nâu nặng là G2, G21, G14, G15 và bốn giống bị nhiễm đốm nâu nhẹ nhất là G9, G13, G18, G7. Năm giống còn lại bị nhiễm đốm nâu ở mức trung bình.

- Bệnh khô vằn xuất hiện muộn hơn so với bệnh đốm nâu. Vào giai đoạn đẻ nhánh rộ hầu hết tất cả các giống đều bị nhiễm, bệnh tăng dần qua các giai đoạn điều tra. Bốn giống bị nhiễm bệnh nặng nhất là giống G7, G1, G5, G23

và bốn giống bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ nhất là G18, G16, G20, G15, năm giống còn lại bị bệnh không đáng kể.

3. Về thiên địch bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng:

Nhện xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Mật độ nhện tổng số phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn trên đồng ruộng. Mật độ nhện tổng số đạt cao cao điểm vào 2 giai đoạn là giai đoạn đẻ nhánh rộ và giai đoạn trổ hoàn toàn.

5.2. Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đối với những giống lúa nhập nội đã được gieo trồng ngoài đồng ruộng mà chưa có điều kiện làm trong phòng thí nghiệm để chọn ra được giống có triển vọng.

2. Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên các giống nhập nội và các giống lúa khác để chọn ra được loại giống có khả năng kháng rầy và ít nhiễm các đối tượng sâu hại khác phục vụ cho quá trình sản xuất và công tác lai tạo giống kháng rầy.

3. Lặp lại thí nghiệm 1 hoặc 2 lần nữa để có kết quả chính xác, tiến hành thêm thí nghiệm ở vụ Hè Thu và ở nhiều địa điểm khác nhau để có thể đưa ra được quy trình sản xuất cho những giống lúa có triển vọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Chí Bữu, Nguyễn Thị Lang, Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa, NXB Nông nghiệp, 1995.

[2]. Bùi Huy Đáp, Cây lúa Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1980. [3]. Lê Quốc Hưng, Giống yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm, tài liệu đánh máy.

[4]. Nguyễn Thị Hằng, Nghiên cứu khả năng thích ứng cúa một số giống lúa chất lượng tốt ở Phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2005.

[5]. Nguyễn Thị Trân, Chọn giống lúa lai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995. [6]. Nguyễn Xuân Hiển, Trần Hùng, Bùi Văn Ngạc, Lê Anh Tuấn, Rầy nâu hại lúa nhiệt đới, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1979.

[7]. Phạm Quý Hiệp và ctv, Tạp chí nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, số 5/1995.

[8]. PGS.Ts Phạm Văn Lầm, Biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ

dại trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, 2006.

[9]. PGS Phạm Văn Lầm, Kỹ sư Trần Thị Hường, Kết quả nghiên cứu về nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên đồng lúa từ 1990-1995, Tuyển tập công trình nghiên cứu bvtv 1990-1995, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1996.

[10]. PGS-TS Trần Văn Minh, Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

[11]. Vũ Triệu Mân, Chuẩn đoán nhanh bệnh hại thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

[12]. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

[13]. Bộ Nông nghiệp, Kết quả công tác phòng chống rầy nâu ở các tỉnh

phía Nam 1977-1979, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1980.

[14]. Cục BVTV và Viện BVTV, Tư liệu về rầy nâu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1980.

[15]. Giáo trình cao học, Kỹ thuật di truyền trong chọn giống thực vật, Đại học Huế, 2006.

[16]. Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng, NXB Nông

[17]. Phòng kỹ thuật sở nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

[18]. Thống kê Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản Việt Nam 1990-1998 và dự báo năm 2000, NXB Thống kê Hà Nội, 1999.

[18]. Triển vọng thị trường nông sản thế giới số 2, 6/2001 - số 1, 6, 12/2002 - số 1, 6/2003 - số 1, 6, 8/2004 - số 1/2005, Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[20]. Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất trung tâm Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 5,6,7/2007.

[21]. Tuyển tập công trình nghiên cứu Bảo vệ thực vật 1990-1995, Viện Bảo vệ thực vật , NXB Hà Nội.

[22]. Tuyển tập công trình nghiên cứu Bảo vệ thực vật 1995-2000,Viện Bảo vệ thực vật , NXB Hà Nội.

[23]. Trường ĐH Nông lâm Huế, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ

Nông, Lâm nghiệp 1998-1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

[24]. Số liệu thống kê của FAO, 2006.

[25]. Số liệu thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006. [26]. Kỹ sư Nguyễn Văn Hạ, Tạp chí BVTV số 1/1990. [27]. Kỹ sư Nguyễn Văn Hạ, Tạp chí BVTV số 1/1999

[28]. Phạm Văn Lầm, Cơ sở khoa học của các giải pháp phòng chống dịch rầy nâu, bệnh virus lúa cỏ và lúa lùn xoắn lá, Tạp chí BVTV số 2/2007.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w