được chỉnh thẳng hàng với BC như hình H.1.b. Tính lực căng dây lúc này.
Trong 6 loại bài về đòn bẩy thì loại 4 : Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật treo trên đòn bẩy là loại bài tập thường xuất hiện trong đề thi nhiều nhất.
II.5.Một số bài tập về đòn bẩy trong đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh :
Bài tập 1:
Hai quả cầu bằng nhôm có cùng khối lượng được treo vào hai đầu A, B của một thanh kim loại mảnh nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại điểm giữa O của AB. Biết OA = OB = l = 25 cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào nước thanh AB mất thăng bằng. Để thanh thăng bằng trở lại ta phải dời điểm treo O về phía nào? Một đoạn bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nhôm và nước lần lượt là: D1 = 2,7 g/cm3; D2 = 1 g/cm3
“ Đề thi HSG môn vật lí 8 Huyện Tam Dương. ”
Bài tập 2:
Trong tay ta có một quả cân 500gam, một thước thẳng bằng kim loại có vạch chia và một số sợi dây buộc. Làm thế nào để xác nhận lại khối lượng của một vật nặng 2kg bằng các vật dụng đó? Vẽ hình minh hoạ.
Bài tập 3:
Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa cân của một cân đòn.Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt D1=7,8g/cm3
Và D2=2,6g/cm3 .Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3 , quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thằng bằng.Để cân bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng m1=17g . Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau,để cân thăng bằng trở lại ta phải thêm m2=27g cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai.Tìm tỉ số D3/D4.
“ Đề thi HSG môn vật lí 8 Huyện Sông Lô . ”
Bài tập 4:
Một xe đạp có những đặc điểm sau đây Bán kính đĩa xích: R = 10cm; Chiều dài đùi đĩa (tay quay của bàn đạp): OA = 16cm; Bán kính líp: r = 4cm; Đường kính bánh xe: D = 60cm
A
1) Tay quay của bàn đạp đặt nằm ngang. Muốn khởi động cho xe chạy, người đi xe phải tác dụng lên bàn đạp một lực 400N thẳng đứng từ trên xuống.
a) Tính lực cản của đường lên xe, cho rằng lực cản đó tiếp tuyến với bánh xe ở mặt đường
b) Tính lực căng của sức kéo.
2) Người đi xe đi đều trên một đoạn đường 20km và tác dụng lên bàn đạp một lực như ở câu 1 trên 1/10 của mỗi vòng quay
a) Tính công thực hiện trên cả quãng đường
b) Tính công suất trung bình của ngường đi xe biết thời gian đi là 1 giờ “ Đề thi Giao Lưu HSG vật lí 8 Huyện Vĩnh Tường năm học 2012-2013. ”
II.6. Kết quả khi vận dụng và triển vọng của đề tài
Vì đòn bẩy là một trong những máy cơ đơn giản có nhiều bài tập và các bài tập lại đa dạng nên trước đây khi chưa phân loại bài tập, trong quá trình giảng dạy tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Các bài tập đưa ra là các dạng bài tập đan xen lẫn nhau nên học sinh khó nắm bắt kiến thức hoặc có hiểu nhưng không theo hệ thống. Việc học của học sinh trở nên áp đặt và không phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh.
Sau khi phân loại bài tập tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt qua các lần theo dõi cũng như kiểm tra học sinh. Việc nhân dạng các bài toán của học sinh nhanh hơn. Học sinh đưa ra hướng giải nhanh và chính xác hơn kiến thức học sinh đã theo hệ thống chặt chẽ và logic hơn.
Qua quá trình nghiên cứu và trực tiếp bồi dưỡng HSG tôi nhận thấy đề tài của tôi đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, học sinh đã vận dụng được kiến thức cơ bản, biết phân loại và dùng phương pháp thích hợp để giải bài toán về đòn bẩy một cách đơn giản.
Nhờ quá trình thường xuyên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, tự học, tự rèn luyện, tự học qua đồng nghiệp. Tôi thường xuyên hoàn thiện đề tài này ngày càng hiệu quả hơn. Sau khi học sinh học tập xong đề tài “ Phương
pháp giải bài tập về đòn bẩy” tôi đã cho học sinh khối lớp 8 kiểm tra lại và đạt
được kết quả cao như sau:
* Khi dạy không phân loại bài tập :
Tổng số HS Điểm Từ 0- 4,5 Từ 5- 6,5 Từ 7- 8,5 Từ 9 -10 200 TS % TS % TS % TS % 20 10% 70 35% 90 45% 20 10%
* Khi dạy ứng dụng đề tài :
Tổng số HS Điểm Từ 0- 4,5 Từ 5- 6,5 Từ 7- 8,5 Từ 9 -10 200 TS % TS % TS % TS % 5 2,5% 60 30,0% 95 47,5% 40 20%
Thực tế cũng cho thấy, khi phân loại bài toán giúp giáo viên tổ chức bài dễ dáng, bài giảng trở nên hấp dẫn, cuốn hút học sinh hơn khi giúp học sinh giải quyết vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng.