Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Kỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long (Trang 27 - 31)

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long

1.5.1 Trình độ quản lý

Để một Công ty duy trì hoạt động và phát triển thì không thể thiếu được đội ngũ nhân viên, với đặc thù kinh doanh của mình Thăng Long đã tuyển chọn những nhân viên có trình độ chuyên môn cao nhưng để quản lý được những con người này đòi hỏi Công ty phải có những người quản lý giỏi với sự am hiểu về con người cũng như luật để phát huy khả năng của họ cũng như tạo cho họ sự trung thành đối với Công ty. Đòi hỏi nhà quản lý cần có các chính sách đãi ngộ cũng như thúc đẩy phát huy khả năng tiềm ẩn của nhân viên cấp dưới.

1.5.2 Ngành nghề kinh doanh

Đây là nhân tố được thể hiện qua Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, nhìn vào đó ta biết được doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nghề chính là gì? loại hình doanh nghiệp? Một doanh nghiệp sản xuất thì công tác phân công và sử dụng lao động sẽ khác với một doanh nghiệp thương mại hay một tổ chức phi lợi nhuận. Phân công và sử dụng lao động của một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp sẽ khác với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông nghiệp… Sản phẩm của doanh nghiệp là gì cũng quyết định ai làm gì?làm như thế nào?chất lượng ra làm sao? Công ty Thăng Long hoạt động trong 3 lĩnh vực:

- Tư vấn, chuyển giao các giải pháp về mạng, xây dựng các phần mềm quản lý:

Công ty Thăng Long đã nghiên cứu và xây dựng nhiều chương trình phần mềm nhằm khai thác một cách tốt nhất việc sử dụng máy tính và phục vụ cho công việc của khách hàng. Đem lại cho khách hàng sự hài lòng và giảm bớt những khó khăn khi làm việc.

Công ty Thăng Long đã xây dựng nhiều hệ thống mạng nội bộ cho các cơ quan, trường học. Xây dựng và thiết kế các trang Web nhằm đưa những thông tin về khách hàng, các sản phẩm của quí khách lên mạng Internet để giới thiệu với các khách hàng trong nước và thế giới.

- Kinh doanh dự án phần mềm nguồn mở.

- Dịch vụ bảo trì, nâng cấp thiết bị và các dịch vụ khoa học kỹ thuật khác

Các dịch vụ bảo trì hệ thống của Công ty đảm nhận với khách hàng là một hệ thống khép kín từ dịch vụ bảo vệ, bảo mật, khôi phục dữ liệu, khắc phục sự cố cho đến các dịch vụ như vệ sinh công nghiệp...Tất cả các dịch vụ trên đều được thực hiện muộn nhất là sau 02 tiếng trong phạm vi Hà Nội.

Công ty Thăng Long tham gia, tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và lắp đặt chuyển giao công nghệ các thiết bị trong các lĩnh vực Phát thanh, Bưu chính viễn thông và các dịch vụ kinh doanh bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến điện, điện tử, tự động hoá viễn thông.

 Như thế có thể cho thấy rằng sản phẩm của Công ty rất đa dạng cả về sản phẩm lẫn cách thức làm việc, với đặc thù sản phẩm là công nghệ phần mềm vì thế cần tính bảo mật cao và các thông số kỹ thuật phải rõ ràng đòi hỏi tính cẩn thận, tỷ mỉ của các nhân viên đòi hỏi công tác quản trị nắm bắt tốt các lĩnh vực để phân công lao động đúng đắn sẽ phát huy khả năng của nhân viên.

Bảng1.3 : Quy mô, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 -2013

( đv: đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền Tiền Tiền Tiền Tiền

Tổng nguồn vốn 8,213,945,81 8 16,215,175,04 7 18,467,351,76 8 22,127,545,61 6 23,131,335,432 cấu Vốn đi vay 3,177,110,619 9,997,751,558 12,216,171,68 2 15,817,211,47 9 16,851,165,785 Vốn chủ sở hữu 5,036,835,19 9 6,217,423,489 6,251,180,086 6,310,334,137 6,280,169,647

(Nguồn: Bộ phận tài chính - kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng quy mô nguồn vốn kinh doanh của Công ty thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Công ty đã xác định tự lực cánh sinh là chủ yếu vì vậy khi nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty là rất cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính với các chủ nợ là thấp. Đó là do tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 27 % tổng nguồn vốn. Việc này giúp Công ty có thể đáp ứng một cách nhanh chóng các yêu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, tỷ trọng nguồn vốn chủ hữu quá lớn cũng chưa phải đã tốt. Công ty nên chủ động đàm phán, vay thêm vốn từ các nguồn vốn từ bên ngoài để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, mở rộng hơn hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro về vốn trong kinh doanh. Khi Công ty có vốn kinh doanh thì lượng sản phẩm sẽ đa dạng phong phú làm cho cơ hội phát triển thị trường tăng lên từ đó doanh thu cũng tăng làm cho mức thu nhập của nhân viên tăng lên, qua đó thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên đồng thời nhân viên sẽ có hứng thú khi làm việc từ đó họ sẽ phát huy tối đa năng lực của bản thân. Một Công ty có nguồn vốn đủ cung ứng và nguồn nhân lực tốt thì Công ty đó sẽ luôn đứng vững trên thị trường.

Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, công ty Thăng Long cũng luôn phải hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Những quy định của nhà nước về tiền lương tối thiểu, chính sách đối với lao động nữ, thời gian làm việc, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… đều ảnh hưởng tới việc xây dựng phương pháp thù lao lao động động, đòi hỏi công ty phải cân nhắc tuân thủ một cách nghiêm túc. Đối chiếu giữa bảng mức thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty và thang lương mới mà chính phủ vừa ban hành nhận thấy Công ty đang có những chính sách về lương rất tốt, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó nó cũng là một phần ghánh nặng về chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Thăng Long.

1.5.5 Thị trường lao động

Tình hình cung, cầu lao động, thất nghiệp và sự phát triển về tay nghề của người lao động trên thị trường lao động là những yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiền công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động có trình độ. Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các quy chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của doanh nghiệp.

Mặc dù là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nghành nghề chủ yếu về kỹ thuật mạng, nhưng Thăng Long vẫn bị chi phối nhiều bởi thị trường lao động vì vậy trong hoạt động quản lý nhân lực cũng như việc xây dựng chính sách thù lao lao động cần phải được lên kế hoạch một cách hợp lý, khoa học và đúng nguyên tắc. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng phát triển mạnh hơn, và thêm vào đó là sự xuất hiện của một số đối thủ cạnh tranh có vốn nước ngoài mới đầu tư vào Việt Nam… đang là mối đe dọa cả về thị trường và nguồn lao động của công ty. Điều này đặt công ty trong tình trạng phải luôn phải cạnh tranh để giữ chân người lao động. Đặc biệt khi công ty được đặt ngay tại nơi mà chi phí sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của người lao động. Điều đó buộc doanh nghiệp cần phải cân nhắc tính toán đến mức thù lao hợp lý. Nếu công ty trả lương không thỏa đáng, không phù hợp với sức lao động mà người lao động bỏ ra thì rất dễ khiến người lao động bỏ sang công ty khác để tìm kiếm cơ hội, điều kiện làm việ hợp lý hơn, và đó sẽ là một thiệt hại lớn đối với Công ty.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

THĂNG LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long (Trang 27 - 31)